SKKN Vận dụng tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng trong giảng dạy môn Ngữ văn 12 phù hợp với đối tượng học sinh tỉnh Lai Châu

docx 37 trang skquanly 10/07/2024 630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng trong giảng dạy môn Ngữ văn 12 phù hợp với đối tượng học sinh tỉnh Lai Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng trong giảng dạy môn Ngữ văn 12 phù hợp với đối tượng học sinh tỉnh Lai Châu

SKKN Vận dụng tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng trong giảng dạy môn Ngữ văn 12 phù hợp với đối tượng học sinh tỉnh Lai Châu
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LAI CHÂU
 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
ÁP DỤNG CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 TRONG GIẢNG DẠY NGỮ VĂN LỚP 12
Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Ngữ văn THPT
Người thực hiện: PHÙNG THỊ KIM OANH
Chức vụ: Giáo viên
Sinh hoạt chuyên môn: Tổ Ngữ văn- Thể dục
 Lai Châu, tháng 4 năm 2012 Cùng với những bất cập trong dạy học do giáo viên gặp phải những khó khăn 
khi xác định chuẩn kiến thức kĩ năng môn học, bài học, công tác chỉ đạo, kiểm tra, 
đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học văn của học sinh của các 
cơ quan quản lý giáo dục, các nhà quản lý chuyên môn cũng thiếu sự thống nhất, dẫn 
đến tình trạng đánh giá không chuẩn, không nhất quán ngay tại một trường, một địa 
phương. Giữa các địa phương, sự vênh lệch ấy càng rõ. Việc vận dụng tài liệu Hướng 
dẫn thực hiện chuẩn kiến, thức kĩ năng là hết sức cần thiết, nó giúp các cơ quan quản 
lý giáo dục đánh giá việc giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh sát 
hơn, đúng hơn, tránh tình trạng không thống nhất giữa dạy học và kiểm tra đánh giá.
 Xu thế hội nhập, giáo viên đã được cởi trói khỏi những ràng buộc cứng nhắc 
của dạy học truyền thống trong đó có việc hoàn toàn phụ thuộc vào sách giáo khoa, 
sách giáo viên. Giờ đây, giáo viên, học sinh có thể sử dụng những nguồn tài liệu khác 
phục vụ cho việc giảng dạy, thậm chí có những bài học không cần đến sách giáo 
khoa, sách giáo viên miễn là không đi chệch ra ngoài chương trình môn học và vẫn 
đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng mà chương yêu cầu. Tài liệu Hướng dẫn thực hiện 
chuẩn kiến thức, kĩ năng là một cơ sở quan trọng đảm bảo sự thống nhất trong việc 
lựa chọn các tài liệu tham khảo.
 Với những ý nghĩa như trên, việc bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng trong giảng 
dạy môn Ngữ Văn lớp 12 có một vị trí vô cùng quan trọng.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu: Cách thức vận dụng tài liệu Hướng dẫn thực hiện 
chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12, chương trình Ngữ Văn lớp 12
 Phạm vi nghiên cứu: Vận dụng tài liệu trong thực tế giảng dạy lớp 12 trường 
THPT Chuyên Lê Quý Đôn B- PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
1. Chuẩn kiến thức kĩ năng:
 Chuẩn: là những yêu cầu, tiêu chí (gọi chung là yêu cầu) tuân thủ những nguyên 
tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của 
lĩnh vực nào đó. Đạt được những yêu cầu của chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn 
của chủ thể quản lí hoạt động, công việc, sản phẩm đó.
 Yêu cầu được xem như chốt kiểm soát để đánh giá chất lượng đầu vào, đầu ra cũng 
như quá trình thực hiện.
 Chuẩn kiến thức, kĩ năng của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu 
về kiến thức, kĩ năng của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạt được.
 Về kiến thức: Yêu cầu học sinh phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản 
trong chương trình, sách giáo khoa, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng 
lực nhận thức ở mức độ cao hơn.
 Về kĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, 
làm thực hành
 Dựa theo mức độ, chuẩn lại được chia thành: Chuẩn tối thiểu, chuẩn thông dụng 
và chuẩn tối đa.
2. Vai trò của tài liệu Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng trong dạy học:
 Đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng, 
tạo nên sự thống nhất trong cả nước
 Giúp giáo viên xác định đúng chuẩn tối thiểu trong quá trình dạy học. Qua đó 
giúp cho việc thống nhất nội dung kiến thức, kĩ năng trong từng bài, chủ đề, nhóm chủ 
đề; khắc phục tình trạng quá tải, học sinh không bị nhồi nhét kiến thức, giảm thiểu dạy 
thêm, học thêm.
 Giúp giáo viên dạy học linh hoạt hơn, phù hợp với đối tượng học sinh của mình vận dụng kiến thức, vận dụng phương pháp, hay nguyên lí ý tưởng để giải quyết một 
vấn đề nào đó. Đây là mức độ cao hơn mức độ thông hiểu.
 Phân tích: Là khả năng phân chia thông tin ra thành các phần thông tin nhỏ sao 
cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau 
giữa chúng. Đây là mức độ cao hơn vận dụng vì nó đòi hỏi sự thấu hiểu cả nội dung lẫn 
hình thức của thông tin
 Đánh giá: Là khả năng xác định được giá trị của thông tin như : bình xét, nhận 
định về giá trị của một tư tưởng; đánh giá về sự thay đổi về chất của sự vật hiện tượng 
hay có thể đánh giá nhận định về giá trị các nhân tố mới xuất hiện khi thay đổi các mối 
quan hệ cũ.
 Sáng tạo: Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin, khai thác, bổ sung 
thông tin từ các nguồn tư liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới. Kết quả học tập trong 
lĩnh vực này nhấn mạnh vào năng lực sáng tạo như: mở rộng, khái quát hóa thành vấn 
đề tổng quát mới, tổng thể hoàn chỉnh mới, hoặc dự đoán sự xuất hiện nhân tố mới khi 
thay đổi mối quan hệ cũ. Đây là mức độ cao nhất của nhận thức, vì nó chứa đựng tất cả 
các mức độ nhận thức trên và đồng thời cũng phát triển chúng.
b) Theo Nikko (người đã kế tục Bloom và điều chỉnh để những người thực hiện thang 
đo dễ dàng và rành mạch) rút lại còn 3 mức độ:
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng
 Trong đó: Vận dụng chia ra hai loại : Vận dụng ở mức thấp
 Vận dụng ở mức cao (có sự sáng tạo)
 Theo chỉ đạo hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo có các mức độ của Chuẩn 
kiến thức kĩ năng sau đây: Nhận biết, Thông hiểu , Vận dụng sáng tạo
II. Thực trạng của vấn đề:
 Thực tiễn dạy học nhiều năm qua đã cho thấy : Tài liệu phục vụ cho công tác 
giảng dạy và học tập hiện nay vô cùng phong phú, nội dung giữa các tài liệu không có - Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh; tiến hành 
thông qua việc tổ chức hoạt động học tập của học sinh, kết hợp giữa học tập cá thể với 
học tập hợp tác, làm việc theo nhóm.
 - Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng, năng lực vận dụng kiến thức, 
tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.
 - Chú trọng sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học , quan tâm ứng 
dụng công nghệ thông tin trong dạy học
 - Chú trọng đến việc động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của học sinh; 
đa dạng nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả đánh giá.
 - Đối với cán bộ quản lí cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học 
theo hướng bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng đồng thời với tích cực đổi mới phương 
pháp dạy học. Động viên kịp thời những giáo viên thực hiện có hiệu quả; phê bình nhắc 
nhở người chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học, dạy quá tải do không bám sát 
chuẩn kiến thức kĩ năng.
 Chú ý: Trong các bài học, phần yêu cầu cần đạt ghi ở đầu bài, chúng ta thấy rõ 
yêu cầu này ( cũng tương đương với chuẩn) không phải chỉ là yêu cầu tối thiểu, mà là 
yêu cầu ở mức trung bình, phổ biến mà tất cả các học sinh của mọi vùng miền đều có 
thể và cần phải đạt được. Nếu theo chuẩn kiến thức thì rõ ràng yêu cầu này có dựa vào 
chuẩn tối thiểu, nhưng chủ yếu là dựa vào chuẩn thông dụng; và cũng không thể nói là 
không có đụng chạm đến phần thấp của chuẩn tối đa. Chúng ta đều biết rằng trong một 
lớp học phổ biến ( trừ các lớp chuyên, chọn) đều có ba loại đố tượng học sinh là yếu 
kém, trung bình và khá giỏi. Vậy thì thiết kế bài học cũng phải chú ý đến cả ba đối 
tượng này. Hay nói khác đi, ba mức chuẩn ( tối thiểu, thông dụng và tối đa) đều phải 
được sử dụng, tất nhiến tỉ lệ của mỗi mức chuẩn ấy là bao nhiêu lại phụ thuộc vào trình 
độ cụ thể của học sinh. Ví dụ trong lớp học chỉ có 5% học sinh khá giỏi và 50% trung 
bình thì chuẩn sử dụng cho bài học chủ yếu là chuẩn tối thiểu và chuẩn thông dụng. 
Ngược lại, nếu lớp học chỉ có 5% học sinh yếu kém, 50 % khá giỏi thì chuẩn áp dụng 
sẽ chủ yếu là thông dụng và tối đa. Mĩ cứu nước.
* Nghệ thuật:
- Tình huống truyện: Việt- một chiến sĩ quân giải phóng bị thương phải nằm lại giữa 
chiến trường. Truyện kể theo dòng nội tâm của nhân vật khi liền mạch, khi gián đoạn 
làm cho câu chuyện trở nên chân thật, có thể thay đổi đối tượng, không gian, thời gian, 
đan xen tự sự và trữ tình.
- Chi tiết chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ bình dị, 
phong phú, giàu giá trị tạo hình và mang đậm sắc thái Nam Bộ
- Giọng văn chân thật, tự nhiên, nhiều đoạn gây xúc động mạnh.
c. Ý nghĩa văn bản:
 Qua câu chuyện về những người con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền 
thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung với quê hương, cách mạng, nhà văn khẳng 
định: Sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thông gia đình 
và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt nam, 
dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
3. Hướng dẫn tự học- nâng cao
- So sánh tính cách của Chiến và Việt.
- Chứng minh có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ đời ba má, chú 
Năm đến chị em Chiến, Việt
- Màu sắc Nam Bộ trong tác phẩm
- Chủ nghĩa anh hùng trong tác phẩm (So sánh với Rừng xà nu của Nguyễn Trung 
Thành)
 Ví dụ 2:
 Dạy tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) theo Tài liệu hướng dẫn thực 
hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12 trang 63:
- Về tác giả Nguyễn Trung Thành: là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến, gắn bó 
mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12, giáo viên dễ dàng cho học sinh thuộc đối 
tượng yếu, trung bình nắm được nét khái quát nhất về tác giả; xác định rõ ràng các luận 
điểm về tính cách phẩm chất nhân vật để từ đó phân tích các dẫn chứng làm rõ những 
luận điểm này; nắm được cách đọc hiểu tác phẩm theo thể loại truyện hiện đại. Với học 
sinh thuộc đối khá giỏi, giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập thêm các bài tập nâng 
cao.
 Sau đây là giáo án bám sát tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng 
môn Ngữ văn lớp 12 trong giảng dạy một giờ Đọc văn:
 Soạn giáo án bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng
 Đọc văn: RỪNG XÀ NU (tiết 1,2)
 ( Nguyễn Trung Thành)
I- Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh:
- Nắm vững đề tài, cốt truyện , các chi tiết sự việc tiêu biểu và hình tượng nhân vật 
chính ; trên cơ sở đó , nhân rõ chủ đề cùng ý nghĩa đẹp đẽ , lớn lao của truyện ngắn 
đối với thời đại bấy giờ và đối với thời đại ngày nay .
- Thấy được tài năng của Nguyễn Trung Thành trong việc tạo dựng cho tác phẩm 
một không khí đậm đà hương sắc Tây Nguyên , một chất sử thi bi tráng và một ngôn 
ngữ nghệ thuật được chau chuốt kĩ càng .
- Thuần thục hơn trong công việc vận dụng các kĩ năng phân tích tác phẩm văn 
chương tự sự .
II- Phương tiện thực hiện
 SGK,Thiết kế bài giảng, sách tham khảo, bảng phụ
III- Cách thức tiến hành.
 Phương pháp vấn đáp, thảo luận trả lời câu hỏi, đọc giảng. Hỏi: Hoàn cảnh Học sinh bằng việc tham khảo b. Hoàn cảnh ra đời 
sáng tác của tác tài liệu và hiểu biết lịch sử, cho biết tác phẩm.
phẩm? hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn 
 Rừng xà nu. Tác phẩm viết 
Giáo viên điều -Sau chiến thắng Điện Biên Phủ,vào giữa năm 1965 
chỉnh, nhận xét và hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, đấttrong hoàn cảnh: thuỷ 
cho những học sinh nước chia làm hai miền. Kẻ thù phá quân lục chiến Mĩ ào ạt 
khác phát biểu bổ hoại hiệp định, khủng bố, thảm sát, đổ quân vào bãi biển 
sung. lê máy chém đi khắp miền Nam. Chu Lai, miền Nam 
 Cách mạng rơi vào thời kì đen tối. nước ta
 - Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ 
 ạt vào miền Nam và tiến hành đánh 
 phá ác liệt ra miền Bắc. Nguyễn 
 Trung Thành và các nhà
 văn miền Nam lúc đó muốn viết 
 hịch thời đánh Mĩ. Rừng xà nu được 
 viết vào đúng thời điểm mà cả nước 
 ta trong không khí sục sôi đánh Mĩ. 
 Tác phẩm được hoàn thành ở khu 
 căn cứ của chiến trường miền Trung 
 Trung bộ.

File đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_tai_lieu_huong_dan_thuc_hien_chuan_kien_thuc_k.docx
  • pdfSKKN Vận dụng tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng trong giảng dạy môn Ngữ văn 12 p.pdf