SKKN Ứng dụng CNTT để xây dựng BG video sinh động, sáng tạo nhằm kích thích hứng thú trẻ 5-6 tuổi tham gia HT tích cực tại nhà trong tình hình dịch bệnh covid-19
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng CNTT để xây dựng BG video sinh động, sáng tạo nhằm kích thích hứng thú trẻ 5-6 tuổi tham gia HT tích cực tại nhà trong tình hình dịch bệnh covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Ứng dụng CNTT để xây dựng BG video sinh động, sáng tạo nhằm kích thích hứng thú trẻ 5-6 tuổi tham gia HT tích cực tại nhà trong tình hình dịch bệnh covid-19

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2021 - 2022 I. TÊN SÁNG KIẾN: Ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng bài giảng video sinh động, sáng tạo nhằm kích thích hứng thú trẻ 5-6 tuổi tham gia học tập tích cực tại nhà trong tình hình dịch bệnh covid-19 II. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN Thực hiện theo chỉ đạo “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng học” đối với trẻ mầm non, Phòng GD&ĐT Huyện Lộc Ninh đã quyết định cho giáo viên quay video phối hợp tốt với cha mẹ trẻ chăm sóc, giáo dục trẻ trong tình hình dịch bệnh covid-19. Việc tạo hứng thú, kích thích khi cho trẻ tham gia học trực tiếp đã khó. Nay lại phải làm thế nào để duy trì sự hứng thú, kích thích của trẻ qua hình thức video lại càng khó khăn hơn. Bởi lẽ, thực tế vẫn còn khá nhiều giáo viên chưa được trang bị cho bản thân về kiến thức công nghệ thông tin cơ bản. Hơn nữa, cùng với sự đi lên chóng mặt của công nghệ thông tin, hàng loạt các phần mềm bổ ích ra đời, mỗi phần mềm đều có một ưu thế riêng. Vì thế làm giáo viên cũng khá lúng túng trong việc lựa chọn phần mềm phù hợp. Mặt khác, việc quay video còn ảnh hưởng rất nhiều vào các yếu tố khách quan khác như thời tiết, ánh sáng, phông cảnh nền, âm thanh yên tĩnh, sự tự tin, khả năng hoạt ngôn của giáo viên, Có thể nói trẻ 5-6 tuổi rất ham thích tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh mình. Nhưng sự thật thì trẻ ở độ tuổi này lại chỉ dễ bị cuốn hút, kích thích vào một sự vật, hiện tượng mà chúng cảm thấy hấp dẫn mà thôi. Vì vậy giáo viên phải tạo bài giảng video thật sinh động, sáng tạo, kích thích trẻ 5-6 tuổi tham gia học tập tại nhà trong tình hình dịch bệnh covid-19. Bỡi lẽ, chúng tôi hiểu những đứa trẻ trong thời “Covid-19” đã phải thiệt thòi đến nhường nào? Môi trường vui chơi rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển toàn diện của trẻ. Và thực tế, nhu cầu vui chơi, học tập cùng cô và bạn của trẻ cũng rất cao. Thế nhưng, vì tình cảnh Covid-19 mà trẻ đã phải khép lại những ham muốn của bản thân mình. Là một giáo viên mầm non tôi mạnh dạn đưa ra “Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng bài giảng video sinh động, sáng tạo nhằm kích thích hứng thú trẻ 5-6 tuổi tham gia học tập tích cực tại nhà trong tình hình dịch bệnh covid-19”. Khi xác định được nội dung cần giáo dục, chúng tôi tiến hành lên kế hoạch, nội dung giáo dục, soạn thảo kịch bản. Việc xây dựng nội dung kịch bản video là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, một kịch bản tốt sẽ giúp giáo viên nắm rõ nội dung của video. Hơn nữa, khi xây dựng kịch bản chúng tôi chú trọng đến tính “logic” của nội dung bài giảng. Nội dung của kịch bản càng chỉnh chu, súc tích và liên kết chặt chẽ bao nhiêu thì trẻ sẽ càng dễ lĩnh hội và tiếp thu nhanh hơn bấy nhiêu. Hiểu rõ một kịch bản hay cần phải có nội dung sáng tạo, cách dẫn dắt khéo léo, mượt mà và tính logic cao. Xác định điều đó nên chúng tôi luôn tích cực trau dồi, học hỏi kinh nghiệm từ các chị em đồng nghiệp.Cụ thể, chúng tôi thường lên hội, nhóm Zalo, Facebook để xem cách dẫn dắt, tạo tình huống từ các chị, em trên khắp mọi miền đất nước. Nhờ thế mà kịch bản của chúng tôi lúc nào cũng thu hút và hấp dẫn trẻ hơn. - Chúng tôi luôn cố gắng lắng nghe và xin sự góp ý, rút kinh nghiệm từ BGH. Nhờ thế mà các kịch bản hay dẫn đến video của chúng tôi ngày càng chất lượng hơn. 2.2. Dự trù, tính toán các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình quay. Vốn là người cầu toàn, lo xa và làm việc khoa học.Nên trước khi quay chúng tôi luôn tìm tòi, học hỏi sự chia sẻ kinh nghiệm đi trước từ các chị em đồng nghiệp. Nhờ có mạng xã hội Zalo, Facebook,..qua đó giúp chúng tôi xác định được rất nhiều khó khăn, thách thức mà mình sẽ phải gặp trong quá trình quay video. Trong quá trình quay video, giáo viên sẽ gặp vô vàn khó khăn và thách thức .Trong đó, vấn đề về yếu tố tạp âm từ môi trường bên ngoài là phổ biến nhất. Và để tạo ra được một video chất lượng đòi hỏi trước khi quay, giáo viên cần phải là người chủ động, có ý thức chuẩn bị tốt về trang phục, tác phong và thuộc thành thạo kịch bản, tránh nói vấp, nói ngọng để hạn chế số lần quay lại, tiết kiệm thời gian và tận dụng tốt khoản thời gian “quý báu” này. “Ánh sáng” là yếu tố không thể thiếu để đánh giá một video có chất lượng hay không? Chúng tôi luôn chọn những ngày có thời tiết tốt, ánh nắng đẹp, luôn tìm tòi các góc quay có độ bảo hòa, tương phản,..hợp lý và có “ảnh nền background” thật đẹp mắt để tiến hành quay video. 2.3. Chuẩn bị đạo cụ, thiết bị cần thiết cho quá trình quay: Nói đến quay video, chắc hẳn không thể thiếu các đạo cụ, thiết bị thông minh hỗ trợ. Việc chuẩn bị tốt các công cụ ghi hình, thu âm sẽ giúp chúng tôi chủ động hơn, thực hiện tốt hơn, làm cho quá trình quay diễn ra một cách thuận lợi, mạch lạc và ít bị gián đoạn hơn. - Hai là thực hiện lệnh ghi màn hình trên Camtashia: - Hai là ghi màn hình trên Camtashia: + Bước 1: Ta mở phần mềm lên. Tại giao diện màn hình Camtashia, nhấn vào nút Record (dấu chấm màu đỏ bên góc trái giao diện). + Bước 2: Bấm vào mục Select area để quay. Ở Select area, ta sẽ thấy 2 tùy chọn chính: “Full Sreen” là ghi tối đa màn hình hay “Custom” là tùy chỉnh khu vực ghi màn hình theo ý muốn. Sau khi xác dịnh được khu vực cần ghi lại. Ta chọn nút màu đỏ “Rec” bên góc tay phải hoặc nhấn phím tắt F9. Bước 3: Lúc này quá trình quay đã được khởi động. Ta cứ việc thao tác PowerPoint và nói theo kịch bản đã soạn trước. Khi muốn dừng lại việc ghi hình, bấm phím F10, ngay lúc đó sẽ có một đoạn video xuất hiện trong phần mềm Camtashia Bước 4: Tiếp theo, chúng ta có thể thêm một vài thao tác để video hoàn chỉnh và sinh động hơn như: Với những thao tác trên, sẽ giúp video của chúng ta trở nên sinh động hơn, âm thanh chất lượng hơn và giúp trẻ cảm thấy hứng thú, lôi cuốn sự chú ý của trẻ vào trò chơi củng cố kiến thức hơn. Hay tiết dạy thơ “Bé ơi!” - Đầu tiên chúng tôi vào trang Youtube của bộ tải đoạn video cần lấy về, tiện tay nhấp tải một đoạn nhạc nhẹ (lưu ý nên chọn loại nhạc best, không nằm trong danh sách bản quyền). Sau đó tôi tải chúng lên Zalo. dụng Capcut, sau đó bấm Import footage to Capcut. Lúc này nhạc nền đã được chèn vào ứng dụng, chúng tôi thực hiện cắt nhạc nền sao cho khớp với đoạn video. Cụ thể cách tạo “video phông nền” trên Canva và xóa phông trên Capcut như sau: + Tạo phông nền đẹp trên canva: Đầu tiên, ta vào ứng dụng Canva đã tải hoặc lên Cốc cốc hay Google và gõ “Canva.com” đều được. Sau đó bấm vào “tạo thiết kế” và gõ tìm “từ video”.Việc còn lại ta chỉ cần bấm vào mục “thành phần” để tìm kho hình ảnh có liên quan và chèn vào, trang trí, sắp xếp bố cục là xong. Ngoài ra, trên Canva cũng có chức năng cho tải hình ảnh từ máy tính chèn vào Slide bằng cách thực hiện lệnh sao chép để dán hình ảnh vào Slide trên Canva. Khi đã chèn các đối tượng mong muốn vào và trang trí bố cục hợp lý. Ta bấm vào chữ “tải xuống” và chọn định dạng “MP4” và lưu vào thư mục nào đó mà ta cảm thấy dễ tìm là xong. Sau khi có được phông nền, ta tiếp tục chèn vào Capcut theo cách đã nêu như phần trên. Sau đó bấm vào tính năng “lớp phủ” rồi chèn video muốn tách nền vào. Kéo dịch chuyển video muốn xóa nền vào vị trí thật hợp lý, canh giữa rồi thực hiện tiếp Kích chọn vào video muốn xóa nền, kéo thanh công cụ về tay phải để tìm lệnh “xóa nền” và chờ load 100% Khi đã điều chỉnh video hợp lý ta bấm chọn vào nút 1080P và thực hiện kéo 2 thanh trượt về mức tối đa để chuyển sang chế độ 2K/4K giúp chất lượng video trong rõ ràng và sắc nét hơn. Rồi bấm vào phím mũi tên chờ tải video về máy. Ngoài ra trong Capcut cũng có nhiều một số chức năng rất đa dạng như: + Chèn nhạc, âm thanh hiệu ứng, chèn nhãn dán. + Tăng giảm tốc độ và âm thanh video. + Chèn hình ảnh, chèn video + Chèn hiệu ứng bộ lộc. Hình ảnh trao đổi, nắm bắt tình hình học tập của trẻ từ cha mẹ trẻ 3. Khả năng áp dụng của sáng kiến Với mục tiêu “Tất cả vì đàn con thân yêu” kèm với ước muốn nâng cao chất lượng giáo dục MN. Vì lẽ đó tôi đã quyết tâm nghiên cứu đề tài “Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng bài giảng video sinh động, sáng tạo nhằm kích thích hứng thú trẻ 5-6 tuổi tham gia học tập tích cực tại nhà trong tình hình dịch bệnh covid-19”. Chúng tôi hy vọng rằng với những gì mà mình nghiên cứu, phân tích, tổng hợp được sẽ giúp trẻ lôi cuốn vào hoạt động giáo dục thông qua hình thức video của mình hơn.Giúp BGH và tập thể giáo viên khẳng định chất lượng giáo dục của tập thể đối với toàn trường. IV. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Thời gian áp dụng sáng kiến: Vào tháng 10/2021 2. Phạm vi áp dụng: Các trẻ của lớp Lá trường Mẫu giáo Sao Sáng. 3. Hiệu quả áp dụng: Sáng kiến đã được các giáo viên trong trường áp dụng thực hiện đạt kết quả cao.Tạo ra các sản phẩm video chất lượng về hình ảnh, âm thanh, ánh sáng các hiệu ứng, lời nói của cô truyền tải đến các cháu có nội dung hấp dẫn đẹp mắt gây được hứng thú cho trẻ. Trẻ hào hứng, tích cực tham gia vào những video giáo viên gửi trên nhóm lớp, giúp trẻ có những bài học hay, bổ ích phát triển tốt về trí tuệ, tư duy của trẻ trong thời gian nghỉ dịch covid ở nhà. Sản phẩm video tạo ra được nhà trường duyệt và đưa vào kho học liệu của nhà trường.
File đính kèm:
skkn_ung_dung_cntt_de_xay_dung_bg_video_sinh_dong_sang_tao_n.doc