SKKN Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hưng Nguyên

docx 40 trang skquanly 27/04/2025 400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hưng Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hưng Nguyên

SKKN Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hưng Nguyên
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Giáo dục phổ thông nước ta những năm vừa qua đã được đổi mới cả về mục 
tiêu, nội dung và phương pháp dạy học gắn với bốn trụ cột giáo dục của thế kỉ XXI: 
Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình, học để cùng chung sống, mà 
thực chất là một cách tiếp cận kĩ năng sống. Luật giáo dục 2005 đã xác định: “ Mục 
tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí 
tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người 
Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân... ” (Điều 
23-Luật giáo dục).
 Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức một số hoạt động hướng 
tới việc rèn luyện năng lực cho học sinh như: Tổ chức Chương trình đánh giá học 
sinh quốc tế PISA với cách đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các 
vấn đề thực tiễn trong cuộc sống; tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn giải 
quyết các vấn đề thực tiễn; Đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, 
mục tiêu giáo dục đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức nặng lý thuyết sang trang 
bị những năng lực cần thiết và phẩm chất cho người học. Điều đó cũng khẳng định 
thêm tầm quan trọng và yêu cầu thiết yếu đưa giáo dục KNS vào trường học cùng 
với các môn học và các hoạt động giáo dục. Theo đó, nội du ng, phương pháp dạy 
học, phương pháp kiểm tra đánh giá đều phải hướng tới năng lực tự học, năng lực 
phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập, trong cuộc sống; coi trọng rèn luyện kỹ 
năng sống.
 Đối với học sinh THPT nói chung và học sinh lớp 10 nói riêng là lứa tuổi học 
sinh đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm 
tòi, khám phá song thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thế hệ trẻ còn thiếu kinh nghiệm 
sống, dễ bị lôi kéo, kích động .... Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế 
thị trường hiện nay thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực 
và tiêu cực, luôn được đặt trong hoàn cảnh phải lựa chọn, ra quyết định đối với những 
hành vi của mình, phải đương đầu với những khó khăn thách thức, những áp lực tiêu 
cực. Nếu không được giáo dục kỹ năng sống, thiếu kỹ năng sống các em dẽ bị lôi kéo 
vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỷ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch 
lạc vè nhân cách. Hiện nay, một bộ phận không nhỏ các em HS có các hiện tượng 
tiêu cực như: nghiện game, bạo lực học đường, mang thai sớm, theo bạn bè xấu 
..chính là do các em thiếu các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng xác định giá trị, kỹ 
năng từ chối, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiên định, kỹ năng nhận diện và kiểm soát 
cảm xúc.. Thực tế cho thấy, tình trạng học sinh thiếu KNS vẫn xảy ra, biểu hiện qua 
hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống 
trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ 
với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ 
gìn vệ sinh công cộng, gây gỗ đánh nhau...nhiều em còn có biểu hiện của bệnh trầm 
cảm trong xã hội hiện nay. Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống được cho là điều hết 
sức cần thiết cho tương lai các em. Việc Giáo dục KNS cho học sinh chính là trang 
bị cho các em những kiến thức, giá B. NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
 1. Lý luận chung về phương pháp dạy học tích cực
 Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được 
dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát 
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
"Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái 
nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.
 PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận 
thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo 
thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của người học chứ không phải là 
tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương 
pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
 PPDH tích cực thực chất là PPDH được người dạy lựa chọn nhằm phát huy 
tối đa tính tích cực nhận thức của người học nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất của quá 
trình dạy học. Dạy học tích cực lấy học trò làm trọng tâm còn có một số thuật ngữ 
tương đương như: dạy học căn cứ vào người học, dạy học hướng vào người học... 
Các thuật ngữ này có chung một nội hàm là nhấn mạnh hoạt động học và vai trò của 
học trò trong qúa trình dạy học, khác với cách tiếp cận truyền thống lâu nay là nhấn 
mạnh hoạt động dạy và vai trò của giáo viên.
 Quá trình dạy học tích cực là một quá trình thực hành nhiều lần. Để người học 
có thể nhớ lâu, hiểu sâu và có kỹ năng vận dụng chúng vào các tình huống thực tiễn 
thì quá trình dạy học tích cực cần tạo ra cho người học nhiều cơ hội thực hành, lặp 
đi, lặp lại những gì đang được học. Việc thực hành nhiều lần không chỉ giới hạn trong 
một vài tiết học riêng lẻ hay vào cuối mỗi bài học, mỗi chương, mỗi khoá học. mà 
nó là một quá trình thường xuyên, liên tục trong dạy học tích cực. “Dạy học bằng 
hoạt động thông qua hoạt động của học sinh để học sinh tự lực, tích cực chiếm lĩnh 
kiến thức”. Dạy học chủ yếu thông qua các hoạt động của học sinh. Chú trọng đến 
những phương pháp tự học. Với phương pháp dạy học tích cực, giáo viên sẽ hướng 
dẫn cho học sinh những phương pháp tự học và rèn luyện để tìm ra một phương pháp 
học tốt nhất để học sinh có thể tự mình nắm bắt những kiến thức mới. Và đương 
nhiên những kiến thức mới được tiếp thu sẽ được giáo viên kiểm định lại để chắc 
chắn rằng những kiến thức đó đã là kiến thức chuẩn hay chưa?
 Yêu cầu của PPDH tích cực cần có các phương tiện dạy học, học sinh chuẩn 
bị bài kỹ ở nhà trước khi đến lớp và phải mạnh dạn, tự tin bộc lộ ý kiến, quan điểm. 
Giáo viên phải chuẩn bị kỹ bài giảng, thiết kế giờ dạy, lường trước các tình Công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chỉ đạt được kết quả tốt khi nó 
có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: Nhà trường, gia đình và các lực 
lượng xã hội.
 Như vậy, giáo dục kỹ năng sống là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch 
đến học sinh nhằm giúp học sinh có những kiến thức về cuộc sống, có những thao 
tác, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ xã hội như quan hệ của cá nhân 
với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người chung quanh và của 
cá nhân với chính mình, giúp cho cá nhân mỗi học sinh được phát triển đúng đắn 
đồng thời thích ứng tốt với môi trường sống.
 Cuộc sống hiện đại đã thúc đẩy mọi hoạt động của con người trở nên gấp gáp 
hơn, làm việc trong hối hả, nghỉ ngơi trong rộn ràng, thần kinh luôn căng thẳng và 
đặc biệt chứa đựng nhiều yếu tố khôn lường. Để sống, hội nhập kinh tế quốc tế và 
góp phần tích cực cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn, con người nói 
chung và học sinh nói riêng không thể không quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng 
sống nhằm thích ứng với mọi biến động phức tạp của hoàn cảnh.
4. Một số KNS giáo dục cho học sinh THPT
 Trong trường phổ thông cần giáo dục cho học sinh một số KNS cơ bản như 
sau:
- Kỹ năng sống về sức khoẻ: Chế độ dinh dưỡng, phòng ngừa bệnh tật và tai nạn, 
sức khoẻ sinh sản, tác hại của chất gây nghiện, HIV/AIDS, thư giãn, giải tỏa stress...
- Kỹ năng sống về môi trường: Phòng tránh thiên tai, chăm sóc và bảo vệ môi trường 
sống, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
- Kỹ năng sống về bản thân: Kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, xây dựng nhân 
cách, ứng phó với căng thẳng xác định giá trị cuộc sống (tôn trọng, hòa bình, hợp tác, 
hạnh phúc, chân thật, nhân đạo, tình thương, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, tự do, 
đoàn kết). kiên định.
- Kỹ năng sống về nghề nghiệp: Giao tiếp, đặt mục tiêu lắng nghe tích cực, so sánh, 
phân tích, tổng hợp, sáng tạo, từ chối ra quyết định, đảm nhận trách nhiệm giải quyết 
vấn đề, lập kế hoạch, quản lý thời gian, làm việc nhóm, diễn đạt, giải quyết mâu 
thuẫn, đàm phán, soạn thảo văn bản, quản trị công việc, tìm kiếm sự hỗ trợ, thể hiện 
sự cảm thông tư duy phê phán tìm kiếm và xử lí thông tin
5. Một số khái niêm cơ bản
 * Phương pháp dạy học tích cực
- Phương pháp là con đường, là cách thức để đạt mục đích nhất định. Phương pháp 
dạy học là tổ hợp cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học, được 
tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.
 Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo ghi rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học 
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến 
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy 
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học 
tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. con người là hoạt động có mục đích, có ý thức; mục đích, ý thức ấy như một quy 
luật, quyết định phương thức hoạt động và bắt ý chí con người phụ thuộc vào nó. K. 
Marx viết: “Công việc đỏi hỏi một sự chú ý bền bỉ, bản thân sự chú ý đó chỉ có thể 
là kết quả của một sự căng thẳng thường xuyên của ý chi’”. Trong lịch sử của nhân 
loại, tính mục đích trong hoạt động và tầm nhìn về lợi ích của hoạt động con người 
thể hiện rõ trong nền giáo dục của các dân tộc và quốc gia từ xưa đến nay. Hoạt động 
của con người dành cho việc dạy và học luôn được chú trọng và đề cao.
 Theo quan điểm lý thuyết về hoạt động, A.N.Leontiev cho rằng hoạt động “là một 
tổ hợp các quá trình con người tác động vào đối tượng nhằm đạt mục đích thỏa mãn 
một nhu cầu nhất định và chính kết quả của hoạt động là sự cụ thể hóa nhu cầu của 
chủ thể” . Như vậy, nhờ có hoạt động, con người làm ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu 
cụ thể của mình.
* Kỹ năng sống ( KNS)
 Kỹ năng sống đươc hiểu theo nhiều quan niệm khác nhau. Theo UNICEF, kỹ 
năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận 
này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.
 Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), kĩ 
năng sống gắn với bốn trụ cột của giáo dục, đó là : Học để biết (Learning to know) 
gồm các kĩ năng tư duy như tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải 
quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả... ; Học làm người (Learning to be) gồm các 
kĩ năng cá nhân như : Ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự 
tin, ... ; Học để sống với người khác (Learning to live together) gồm các kĩ năng xã 
hội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể 
hiện sự cảm thông... ; Học để làm (Learning to do) gồm các kĩ năng thực hiện công 
việc và các nhiệm vụ như kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm...
 Từ những quan niệm trên đây, có thể thấy kĩ năng sống bao gồm một loạt các 
kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của kĩ 
năng sống là kĩ năng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực 
trong cuộc sống, học tập và làm việc có hiệu quả. Nói cách khác, kĩ năng sống là khả 
năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người 
khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. 
Đó là những khả năng tâm lí xã hội của mỗi cá nhân thể hiện trong hành vi thích nghi 
tích cực để xử trí một cách hiệu quả các đòi hỏi và thử thách của cuộc sống thường 
ngày.
 Hiện nay, chưa có khái niệm hoàn chỉnh về tổ chức hoạt động giáo dục kỹ 
năng sống. Trên cơ sở các khái niệm bộ phận trên, tôi đề xuất cách hiểu về tổ chức 
hoạt động giáo dục kỹ năng sống như sau:
 Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống là cách thức tiến hành các hoạt 
động giáo dục KNS bao gồm xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ 
năng sống (GDKNS), sắp xếp và bố trí các hoạt động, xác định những hoạt động phù 
hợp với từng nhóm, từng đối tượng học sinh. Cách thức này được xác đinh

File đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_cac_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_trong_to_chuc.docx
  • pdfSKKN Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học.pdf