SKKN Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường THPT huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An theo tiếp cận năng lực
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường THPT huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An theo tiếp cận năng lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường THPT huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An theo tiếp cận năng lực

A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục phổ thông giữ vai trò là động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Để thực hiện được bước đột phá mới trong giai đoạn hiện nay nhằm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông thì quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phổ thông là nhiệm vụ hàng đầu, là trọng tâm trong quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, qua đó nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Theo tinh thần đó, các yếu tố của quá trình giáo dục trong nhà trường trung học cần được tiếp cận theo hướng đổi mới. Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế xác định “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển”. Nghị quyết Đại hội đảng lần thứ XII nêu rõ “Tiếp tục đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và 1 - Về chủ thể quản lý: Tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trường THPT trong quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên theo tiếp cận năng lực trong bối cảnh chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2018. - Về địa bàn: Nghiên cứu tại 3 trường THPT huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. - Về thời gian: Khảo sát thực trạng và sự cần thiết, tính khả thi của các giải pháp đề xuất trong năm học 2019-2020. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích - tổng hợp, hệ thống hoá khái quát hoá, so sánh, mô hình hoá các tài liệu lý luận và các văn bản pháp quy có liên quan về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên theo tiếp cận năng lực trong bối cảnh chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2018. 4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Xây dựng và sử dụng các mẫu phiếu điều tra nhằm thu thập thông tin về năng lực của giáo viên, hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường THPT huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An theo tiếp cận năng lực. - Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp này để quan sát các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, quản lý của Hiệu trưởng và tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn cho giáo viên trong các nhà trường THPT huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. - Phương pháp chuyên gia: Xây dựng mẫu phiếu xin ý kiến các CBQL có kinh nghiệm trong quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường THPT huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An theo tiếp cận năng lực. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết các kinh nghiệm của các nhà quản lý và CBQL Sở GD&ĐT và các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An trong quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và quản lý nhà trường. 4.3. Phương pháp thống kê toán học: Dùng phương pháp toán học để phân tích, xử lý số liệu điều tra thu được. 3 Theo Komensky, dạy học thế nào để giúp người học thích thú học tập và có những cố gắng bản thân để nắm lấy tri thức. Ông nói: Tôi thường BD cho HS của tôi tinh thần độc lập trong quan sát, trong đàm thoại và trong việc ứng dụng tri thức vào thực tiễn, ông cho rằng: GD có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách Hãy tìm ra phương pháp cho GV dạy ít hơn, HS được học nhiều hơn, GV đến trường để HS hỏi chứ không phải GV đến trường chỉ để hỏi học trò. Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động. Vì vậy cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp GD, đào tạo nguồn nhân lực. Để thoát khỏi sự tụt hậu, để theo kịp yêu cầu về thị trường lao động Việt Nam cũng phải đón nhận và tích cực đổi mới. Tại nghị Quyết Hội nghị TW VIII khóa XI/2011 về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng người học. Khắc phục lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc, tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng phát triển năng lực”. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 cũng khẳng định: “lấy việc hình thành năng lực làm trung tâm làm mục tiêu đào tạo thay cho truyền thụ kiến thức”. Có thể nói dạy học theo tiếp cận năng lực là một xu thế tất yếu mà trước hết việc trang bị năng lực sư phạm cho GV là việc làm tiên phong và nghiêm túc, được một số nhà sư phạm đã đánh giá qua quá trình nghiên cứu: Peter A.Hall và Alisa trong “Hình thành khả năng thành công cho giáo viên” (Building Teachers’s Capacity for Success) khẳng định: trong giáo dục, năng lực của giáo viên là sức mạnh quan trọng nhất hay giáo viên được xem là chìa khóa quan trọng của chất lượng và sự thành công trong giáo dục ở bất kỳ xã hội nào. Về năng lực sư phạm của giáo viên, Ernesto Cuadra và Juan Manuel Moreno cùng cộng sự (World Bank 2005) đề xuất một bộ năng lực GV, gồm 3 nhóm năng lực với 12 năng lực cơ bản: nhóm năng lực trong lĩnh vực nghề nghiệp, nhóm năng lực trong lĩnh vực nghề nghiệp, nhóm năng lực trong lĩnh vực dạy học, nhóm năng lực trong lĩnh vực trường học. Tác giả Nguyễn Thị Bình trong báo cáo tổng kết đề tài độc lập cấp nhà nước: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông”, cho rằng, GV phổ thông cần phải có những năng lực nghề nghiệp gồm: năng lực tìm hiểu học sinh và môi trường giáo dục, năng lực giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh, năng lực dạy học môn học trong chương trình giáo dục, năng lực giao tiếp để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục, năng lực đánh giá trong giáo dục, năng lực hoạt động xã hội, năng lực phát triển nghề nghiệp. 5 - Theo từ điển tiếng Việt thông dụng: Xét về kiến thức nghiệp vụ, bồi dưỡng là làm cho tốt hơn, giỏi hơn. Nghị định 18/2010 NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ khẳng định: “BD là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc”. Tác giả Trương Chính viết “Bồi dưỡng là rèn luyện thêm cho những người vốn có khả năng trở thành những người giỏi hơn”. Theo một cách tổng quát, BD là quá trình nâng cao năng lực làm việc của người lao động thông qua việc bổ sung, trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ mới, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và vị trí việc làm của họ. Thực chất của quá trình BD là để bổ sung, cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc lạc hậu nhằm nâng cao trình độ, phát triển thêm năng lực trong một lĩnh vực hoặc hoạt động CM, đồng thời nhằm mở mang và nâng cao tri thức, kỹ năng, kỹ xảo CM đã có sẵn, giúp cho công việc đang làm đạt hiệu quả tốt hơn. 1.2.2.2. Bồi dưỡng chuyên môn “Bồi dưỡng chuyên môn” là BD kiến thức, kỹ năng tay nghề, năng lực mới, chuyên sâu hay nâng cao của một ngành khoa học, kỹ thuật nào đấy. BDCM cho GV là các hoạt động giúp GV cập nhật kiến thức mới, chuyên sâu hay nâng cao năng lực về dạy học và GD theo yêu cầu của ngành học, bậc học, của xã hội và thời đại. Hoạt động BDCM đối với một GV là thường xuyên, liên tục trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của người GV, kế thừa và phát triển những năng lực đã được hình thành trước đây; GV là chủ thể là đối tượng được BD hoặc chủ động tự BD, tự học trong quá trình BDCM. Đối với GV THPT, BDCM là giúp GV nắm vững hay lĩnh hội thêm những kiến thức khoa học cơ bản, khoa học chuyên ngành, khoa học sư phạm có liên quan, phát tiển năng lực dạy học các môn học trong chương trình THPT để họ đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của đối tượng HS, yêu cầu đổi mới GD của cấp học, bậc học. 1.2.3. Năng lực và tiếp cận năng lực Chương trình giáo dục định hướng năng lực (định hướng phát triển năng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. 7 dạng hoạt động nhất định dựa vào những thuộc tính cá nhân (sinh học, tâm lý và giá trị xã hội) được thực hiện tự giác và dẫn đến kết quả phù hợp với trình độ thực tế của hoạt động”. Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệm năng lực được sử dụng như sau: - Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêu dạy học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành; - Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực; - Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn...; - Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động và hành động dạy học về mặt phương pháp; - Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình huống: ví dụ như đọc một văn bản cụ thể ... Nắm vững và vận dụng được các phép tính cơ bản ...; - Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên môn tạo thành nền tảng chung cho công việc giáo dục và dạy học; - Mức độ đối với sự phát triển năng lực có thể được xác định trong các chuẩn: Đến một thời điểm nhất định nào đó, học sinh có thể/phải đạt được những gì? Như vậy, có thể thấy dù cách phát biểu có khác nhau, nhưng các cách hiểu trên đều khẳng định: Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống 1.2.3.2. Tiếp cận năng lực Theo Đặng Thành Hưng “GD theo tiếp cận năng lực” là kiểu GD có 2 mặt: 1/ Xem năng lực là mục tiêu đào tạo, là kết quả GD; 2/ Xem năng lực là nền tảng, là chỗ dựa của GD, tức là GD phải dựa vào năng lực người học, đặc biệt là kinh nghiệm nền tảng và kinh nghiệm thường trực được huy động thuộc vùng cận phát triển (L.X. Vygotsky). Thứ nhất, dựa trên quan điểm này có thể hiểu rằng muốn GD theo tiếp cận năng lực trước hết cần xác định mục tiêu GD/kết quả GD dưới dạng năng lực. Năng lực thể hiện rõ ràng dựa trên kết quả mà người học giải quyết các vấn đề thực tiễn, lúc này tri thức không còn ở dạng lý thuyết mà chính là điều kiện cần thiết để người ta thực hiện được dạng hoạt động nào đó trên thực tế. GD theo tiếp cận năng lực tránh được lối giáo dục rao giảng, giáo điều, nói được nhưng 9
File đính kèm:
skkn_quan_ly_hoat_dong_boi_duong_chuyen_mon_cho_giao_vien_ca.doc