SKKN Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của Phó hiệu trưởng Trường TH Đồng Thịnh
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của Phó hiệu trưởng Trường TH Đồng Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của Phó hiệu trưởng Trường TH Đồng Thịnh
Sáng kiến nâng cao chất lượng chuyên môn I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong giáo dục mục tiêu giáo dục xác định: “ Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”. Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục có trách nhiệm học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và thực hiện các chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật. Về tiêu chuẩn của nhà giáo phải có đó là: Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt; Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm; Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp. Đội ngũ giáo viên trong Trường Tiểu học là nhân tố quyết định hiệu quả giáo dục của nhà trường theo quy định giáo viên Tiểu học được cụ thể hóa theo chuẩn nghề nghiệp như sau : - Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo. Nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo; Có tinh thần tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo; Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo. - Có tác phong và cách thức làm việc phù hợp với công việc của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; Có ý thức tự rèn luyện tạo phong cách nhà giáo mẫu mực; ảnh hưởng tốt đến học sinh; Là tấm gương mẫu mực về phong cách nhà giáo; ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo. - Nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định; có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn bản thân; Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân; Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh viên và duy trì nền nếp, hoạt động chuyên môn trong nhà trường ổn định, góp phần tạo nên chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng phát triển. Tôi xin đưa ra kinh nghiệm: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Đồng Thịnh – huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ”. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Phần 1. Thực trạng của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở Trường tiểu học Đồng Thịnh - huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ Trường Tiểu học Đồng Thịnh đặt tại trung tâm của xã Đồng Thịnh, cơ sở vật chất của trường tương đối khá, đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự quan tâm của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Yên Lập đã ưu tiên cho nhà trường về đội ngũ cán bộ giáo viên luôn đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu. 1. Chất lượng đội ngũ * Ưu điểm: Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức trong trường năm học 2019 – 2020 là 37 người. 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó trên chuẩn là 25 đồng chí chiếm 86,0%. Hầu hết giáo viên của trường đều nhiệt tình, tâm huyết với nghề, phần lớn giáo viên đều có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Tập thể sư phạm của trường đoàn kết có ý thức rèn luyên tu dưỡng đạo đức nhà giáo tốt . Trong những năm gần đây chất lượng giáo dục của nhà trường luôn là những đơn vị đứng đầu trong toàn huyện. Số giáo viên dạy giỏi cấp trường : 21 đồng chí. Số giáo viên dạy giỏi cấp Huyện : 5 đồng chí. Số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh : 02 đồng chí . Các tổ chuyên môn của trường được biên chế hợp lý, hoạt động thường xuyên, tương đối hiệu quả. Bảng thống kê sau thể hiện chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường Bảng 1: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học Số lượng giáo viên được xếp loại So sánh theo chuẩn nghề nghiệp STT Kết quả Năm học 2016 - 2017 Năm học 2017 – 2018 Tăng Giảm I Xếp loại Tổng số Tỉ lệ % Tổng số Tỉ lệ % 1 Xuất sắc 7 23 8 27 3,4% Hoàn Thành tốt 23 77 22 73 3,4% Hoàn thành 0 0 0 0 0 0 * Ưu điểm: Công tác xây dựng kế hoạch được nhà trường quan tâm chú trọng: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo tuần, tháng, năm học. Lựa chọn nội dung phù hợp với những hạn chế về năng lực chuyên môn của đội ngũ. Xây dựng kế hoạch, sắp xếp thời gian để giáo viên được đi học để nâng cao trình độ. Có kế hoạch phân công giáo viên tham gia các lớp tập huần, bồi dưỡng của Phòng, Sở GD&ĐT tổ chức. * Hạn chế: Kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường chưa thực sự toàn diện, nội dung bồi dưỡng chưa phong phú. Giáo viên thu thập thông tin chưa cụ thể chi tiết do vậy trong việc xây dựng kế hoạch đến khi triển khai thực hiện phải sửa đổi bổ xung nhiều. Một số giáo viên chuyển đến chưa nắm rõ phong tục tập quán ở địa phương nên xây dựng kế hoạch của cá nhân còn không phù hợp. 2.2. Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Ưu điểm: Đầu năm nhà trường công khai kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn để đội ngũ giáo viên biết và chủ động trong công tác. Tổ chức các nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch thông qua sinh hoạt chuyên môn. Lựa chọn, phân công giáo viên cốt cán phụ trách các nội dung bồi dưỡng để đội ngũ cốt cán chủ động nghiên cứu tài liệu và triển khai nội dung bồi dưỡng có hiệu quả cao. Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ phù hợp với điều kiện, năng lực của đội ngũ. Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn tổ chức thăm lớp dự giờ theo kế hoạch để đánh giá rút kinh nghiệm cho đội ngũ. Tổ chức nghiêm túc Hội thi giáo viên giỏi cấp trường, lựa chọn giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện. Nhà trường làm tốt công tác phân công, phân nhiệm cho đội ngũ giáo viên, phù hợp tương đối với năng lực, sở trường của đội ngũ giáo viên. Thực hiện tốt nội dung bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch đã đăng ký. Khuyến khích được tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của một số giáo viên; giáo viên lựa chọn được nội dung tự bồi dưỡng phù hợp với năng lực của cá nhân, cập nhật được kiến thức, kỹ năng phục vụ cho công tác trong giai đoạn hiện nay. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng để động viên kịp thời, tạo động lực tốt cho giáo viên trong quá trình bồi dưỡng. * Hạn chế: Về nhận thức trong giáo viên còn một số do giáo viên đã có tuổi nên khó tiếp thu với các nội dung mới. Đặc biệt coi trọng tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm trong việc tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng với nhiệm vụ mới của giáo dục. Luôn coi trọng kết quả chất lưọng giáo dục, lấy học sinh làm thước đo cuối cùng để đánh giá chất lượng và sự cố gắng của đội ngũ giáo viên. Biện pháp 2: Về xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ Xây dựng quy chế làm việc khoa học nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động trong nhà trường. - Thực hiện mục tiêu kế hoạch, chỉ đạo các tổ, các cá nhân làm việc theo kế hoạch, tất cả công việc phải được kế hoạch hoá, cụ thể hóa, tiêu chuẩn hoá. Các quy định cụ thể: Quy định về trực lãnh đạo, trực tuần của giáo viên. Quy định về hồ sơ giáo viên. Quy định về soạn bài, chấm bài. Quy định về lịch hội họp, chế đọ thông tin báo cáo. - Thông qua quy chế trên để cán bộ giáo viên có lề lối làm việc khoa học, từ đó siết chặt được kỷ cương, nề nếp trong nhà trường. Xây dựng củng cố hoạt động của tổ chuyên môn. Chúng tôi xác định đây là một nội dung quan trọng của công tác quản lý, nó có vai trò rất lớn trong công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo dục. Hoạt động hiệu quả của mỗi giáo viên sẽ tạo ra điều kiện tốt nhất để mỗi giáo viên tự học hỏi lẫn nhau về kiến thức, chuyên môn và nghiệp cụ sư phạm, từ đó nâng cao trình độ năng lực của mình. Với vai trò như vậy đòi hỏi tổ chuyên môn phải được tổ chức hợp lý và hoạt động có nề nếp và khoa học. - Chúng tôi phân tổ, tổ chia thành từng nhóm chuyên môn. Chỉ định tổ trưởng tổ phó là các giáo viên đầu đàn về chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao, được sự tìn nhiệm của đồng nghiệp. Tổ phó đồng thời là các nhóm trưởng. - Sắp xếp lịch sinh hoạt cho các tổ chuyên môn hợp lý, tạo điều kiện cho tất cả giáo viên khi tham gia sinh hoạt chuyên môn đều được tham gia đóng góp ý kiến của mình đặc biệt là các buổi sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề. - Đảm bảo tối đa những đề nghị phục vụ đề nghị phục vụ cho công tác chuyên môn mà các tổ đưa ra. - Thành lập tổ cốt cán cấp trường. tổ này có nhiệm vụ giúp đỡ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên cho đội ngũ giáo viên. - Tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, chuyên đề cho từng khối lớp, từng phân môn, chuyên đề sử dụng đồ dùng dạy học. Phân công giáo viên chuản bị báo cáo, dạy thực hành. Sau mỗi chuyên đề có sơ kết, nhận xét rút kinh nghiệm. tòi và phát hiện kiến thức mới), từ chủ yếu quan tâm học sinh "học cái gì" chuyển sang quan tâm hơn về "học như thế nào". Việc đổi mới này chúng tôi luôn được tổ chức đồng bộ, bên cạnh đó mỗi giáo viên cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm để đạt hiệu quả cao. Biện pháp 4. Bồi dưỡng về công tác chủ nhiệm lớp - Giáo viên chủ nhiệm lớp là thay mặt hiệu trưởng để quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học. - Vai trò quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp. - Giáo viên chủ nhiệm lớp phải là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em mình trưởng thành theo từng năm tháng. - Học sinh kính yêu giáo viên chủ nhiệm như cha mẹ mình, đoàn kết thân ái với bạn bè như anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh. Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của giáo viên chủ nhiệm càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt. - Giáo viên chủ nhiệm phải hiểu nhiều giáo viên cùng giảng dạy trong một lớp, nhưng giáo viên chủ nhiệm bao giờ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc đối với từng học sinh trong suốt cuộc đời họ. - Vai tò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây dựng hàng năm. - Các hoạt động của lớp được tổ chức đa dạng và toàn diện, giáo viên chủ nhiệm lớp quán xuyến tất cả các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ. - Các phong trào thi đua học tập đi vào thực chất, các cuộc sinh hoạt các đoàn thể có nội dung hấp dẫn thanh, thiếu niên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao được tiến hành thường xuyên Chất lượng học tập và tu dưỡng đạo đức của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào trật tự, kỉ luật, vào tinh thần đoàn kết và truyền thống của tập thể lớp cũng như các hoạt động đa dạng của lớp. - Giáo viên chủ nhiệm lớp dù có là đoàn viên, đảng viên hay không cũng cần phải nắm vững điều lệ, tôn chỉ mục đích, nghi thức và nội dung hoạt động của các đoàn thể. - Với tinh thần trách nhiệm, với kinh nghiệm công tác của mình làm tham mưu cho chi Đoàn thanh niên của lớp lập kế hoạch công tác, bầu ra ban lãnh đạo chi đoàn, tổ chức các nội dung hoạt động và phối hợp với ban cán sự lớp để xây dựng tập thể, đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất. - Giáo viên cần nhận thức gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa
File đính kèm:
- skkn_quan_ly_hoat_dong_boi_duong_chuyen_mon_cho_doi_ngu_giao.docx