SKKN Phát huy vai trò của Tổ bảo vệ rừng của xã và các tổ cộng đồng dân cư trong công tác QL bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng trên địa bàn xã Kỳ Sơn

docx 7 trang skquanly 06/06/2025 250
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát huy vai trò của Tổ bảo vệ rừng của xã và các tổ cộng đồng dân cư trong công tác QL bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng trên địa bàn xã Kỳ Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát huy vai trò của Tổ bảo vệ rừng của xã và các tổ cộng đồng dân cư trong công tác QL bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng trên địa bàn xã Kỳ Sơn

SKKN Phát huy vai trò của Tổ bảo vệ rừng của xã và các tổ cộng đồng dân cư trong công tác QL bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng trên địa bàn xã Kỳ Sơn
 Sáng kiến kinh nghiệm trong công tác quản lý BVR&PCCC rừng
 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 
 1. Tên sáng kiến: Phát huy vai trò của Tổ bảo vệ rừng của xã và các tổ 
cộng đồng dân cư trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy 
rừng trên địa bàn xã Kỳ Sơn.
 2. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên: Nguyễn Hồng Phương
 - Trình độ chuyên môn: Đại học
 - Chức vụ: Phó Chủ tịch UBND xã 
 - Đơn vị: Ủy ban nhân dân xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
 4. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Trên địa bàn xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh 
 5. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 1/2023 đến 12/2025
 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
 1. Bối cảnh và sự cần thiết xây dựng sáng kiến.
 Công tác quản lý bảo vệ, và phòng cháy chữa cháy rừng ngày càng thể 
hiện vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo môi 
trường sinh thái, an ninh quốc phòng của đất nước nói chung và xã Kỳ Sơn nói 
riêng. Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vừa là nhiệm vụ cấp bách vừa là nhiệm 
vụ lâu dài, quan trọng nhằm phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu 
phù hợp với Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020, giai đoạn 
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo hiệu quả bền vững. Tuy nhiên, 
trong những năm trước đây, công tác Bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy 
rừng chưa được quan của các thôn và cộng đồng dân cư; nhận thức của các chủ 
rừng, của nhân dân, cộng đồng dân cư về bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng 
còn hạn chế, chủ yếu là giao cho lực lượng cơ quan chức năng, và chính quyền 
địa phương các cấp nên công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng vẫn 
còn nhiều nguy cơ và tiềm ẩn nhiều vẫn đề phức tạp. Để nâng cao hiệu quả trong 
công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng cần có sự phối hợp đồng bộ 
giữa các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và sự vào cuộc của các lực 
lượng bảo vệ rừng và các Tổ cộng đồng dân cư.
 2. Tình trạng giải pháp.
 Xã Kỳ Sơn có tổng dân số 1964 hộ, với 6739 khẩu, được phân bổ thành 8 
đơn vị thôn xóm, có tổng diện tích tự nhiên là 9.078,22ha, trong đó diện tích 
rừng và đất lâm nghiệp là 7.266,63ha, chiếm 80,04% tổng diện tích đất tự nhiên 
của toàn xã, trong đó
 - Diện tích rừng tự nhiên thường xanh: 5.140,2 ha.
 - Diện tích rừng trồng ( Keo tràm): 1.814 ha.
 Nguyễn Hồng Phương - Ủy ban nhân dân xã Kỳ Sơn Sáng kiến kinh nghiệm trong công tác quản lý BVR&PCCC rừng
rõ nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên nhằm 
duy trì phát triển diện tích rừng tự nhiên hiện có, nên thực tiễn đặt ra đối với 
công tác quản lý bảo vệ rừng là phải phát huy được lực lượng tại chổ, hoạt động 
thường xuyên ngay tại địa bàn các thôn và các chủ rừng. Thực tế cho thấy, một 
số vụ vi phạm tài nguyên rừng đã được người dân phát hiện và báo chính quyền 
địa phương biết, xử lý kịp thời. Do đó, việc phát huy vai trò của lực lượng bảo 
vệ rừng của xã và cộng đồng dân cư tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng là 
một nhiệm vụ, giải pháp cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 
 3. Nội dung, giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm.
 3.1. Mục đích của giải pháp: Phát huy vai trò Lực lượng bảo vệ rừng của 
xã và các tổ cộng đồng dân cư thực hiện việc phối hợp tuyên truyền các văn bản 
các cấp trong công tác bảo vệ rừng, tuần tra, kiểm tra, nắm tình hình diễn biến 
của rừng, tố giác tội phạm trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa 
cháy rừng trên địa bàn xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. 
 3.2. Tính mới về giải pháp cụ thể: Công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng 
cháy chữa cháy rừng trên địa bàn xã nói chung và tại đơn vị thôn xóm, các chủ 
rừng nói riêng luôn là vấn đề trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo 
an ninh quốc phòng trên địa bàn xã. Với thực trạng và giải pháp đã có để phát 
huy có hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trong điều kiện hiện nay 
nên xây dựng và áp dụng sáng kiến “Phát huy vai trò của lực lượng bảo vệ rừng 
của xã và cộng đồng dân cư trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy 
chữa cháy rừng trên địa bàn xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; nhằm nêu 
cao tinh thần trách nhiệm của lực lượng bảo vệ rừng của xã và các cộng đồng 
dân cư, các cụm liên gia và tổ tự quản.
 Tính mới của sáng kiến: Từ trước tới nay, nhiệm vụ công tác quản lý bảo 
vệ rừng thường được “mặc định” là trách nhiệm của các cấp, các ngành chức 
năng, chính quyền địa phương và các chủ rừng. Tuy nhiên, với sáng kiến này 
mọi người dân đều phát huy tinh thần trách nhiệm tham gia quản lý bảo vệ rừng 
thông qua tổ chức cơ sở cấp thôn (tổ an ninh thôn, nhóm cộng đồng dân cư, tổ 
liên gia tự quản... ) để thực hiện công tác tuyền truyền nâng cao nhận thức cho 
người dân, duy trì thông tin liên lạc, nắm tình hình diễn biến của rừng, phát giác 
các vụ việc vi phạm liên quan đến tài nguyên rừng, giúp chính quyền địa 
phương, cơ quan chức năng nắm bắt thông tin, xử lý kịp thời. Qua đó, sẽ làm 
giảm đáng kể số vụ việc vi phạm pháp luật đối với tài nguyên rừng, phát hiện và 
ngăn chặn kịp thời các vụ cháy rừng, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ 
tài nguyên rừng trên địa bàn xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. 
 Nguyễn Hồng Phương - Ủy ban nhân dân xã Kỳ Sơn Sáng kiến kinh nghiệm trong công tác quản lý BVR&PCCC rừng
 III. GIẢI PHÁP.
 Để thực hiện có hiệu quả công tác quả lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa 
cháy rừng cần thực hiện tốt các nội dung sau:
 Một là: Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng là một nhiệm vụ khó 
khăn, phức tạp, cần phải có sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc 
biệt là lực lượng bảo vệ rừng và các tổ cộng đồng dân cư, nhất là trong công tác 
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cho cán bộ và 
nhân dân về tầm quan trọng của rừng và trách nhiệm của các Tổ cộng đồng và 
toàn dân trong công tác bảo vệ rừng.
 Hai là: Chủ động xây dựng Phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy 
rừng và phát triển rừng cấp xã nhằm quản lý chặt chẽ việc khai thác, chặt phá 
lấn chiếm rừng, đất rừng, cháy rừng trên địa bàn xã. Phương án là sự tổng hợp 
có logic và khoa học trong một thể thống nhất từ tất cả các chỉ đạo của chính 
quyền địa phương, Lực lượng bảo vệ rừng và cộng đồng trong thôn; trong đó, 
lực lượng Bảo vệ rừng của xã là nòng cốt, nhằm huy động được cả hệ thống 
chính trị của xã hội vào cuộc theo chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng tổ 
chức, cá nhân và Tổ cộng đồng dân cư được pháp luật quy định. Hàng năm 
phương án phải được rà soát bổ sung các vùng trọng điểm mới được xác định, 
đề ra các giải pháp phù hợp để quản lý, bảo vệ rừng ngày càng được tốt hơn.
 Ba là: Chủ động tham mưu UBND xã chỉ đạo Lực lượng bảo vệ rừng, các 
tổ cộng đồng dân cư, các đơn vị chủ rừng thực hiện những giải pháp cấp bách 
trong công tác chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao; phối hợp các 
Ban nghành đoàn thể, các đơn vị thôn xóm tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến 
các tầng lớp nhân dân về các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng, phòng 
chống cháy rừng.
 Làm tốt công tác vận động nhân dân tham gia Tổ cộng đồng ở các thôn về 
công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, Xây dựng quy chế hoạt động 
của các Tổ cộng đồng, thực hiện tốt công tác phân công chỉ đạo, nâng cao hoạt 
động của các tổ nhằm phát huy tinh thần, trách nhiệm, nắm tình hình, tố giác tội 
phạm, cập nhật kịp thời các thông tin về vi phạm đến tài nguyên rừng.
 Bốn là: Chỉ đạo Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã, chủ động tham mưu Chủ 
tịch UBND xã tổ chức tuyên truyền trực tiếp đến từng hộ dân sống gần rừng, ven 
rừng hoặc có hành nghề liên quan đến rừng; phân công cán bộ trực tiếp thực hiện 
việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị, đề nghị của nhân dân có 
liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp. Đây là thế trận dựa vào dân, nhằm tạo lập 
được niềm tin vững chắc với cấp ủy, chính quyền và nhân dân, để mọi thông tin 
 Nguyễn Hồng Phương - Ủy ban nhân dân xã Kỳ Sơn Sáng kiến kinh nghiệm trong công tác quản lý BVR&PCCC rừng
 - Có các giải pháp bảo vệ người dân trong việc tố giác các vụ vi phạm để 
người dân yên tâm khi tham gia Tổ cộng đồng. 
 - Tiếp tục triển khai có hiệu quả việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng, 
các chủ rừng để tăng hiệu quả trong công tác phòng chống cháy rừng đối với 
rừng tự nhiên. 
 Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân về “Phát huy vai trò của 
Tổ bảo vệ rừng của xã và các tổ cộng đồng dân cư trong công tác quản lý bảo 
vệ rừng, phòng chống cháy rừng trên địa bàn xã Kỳ Sơn”.
 Kỳ Sơn, ngày 10 tháng 8 năm 2023
 NGƯỜI LÀM SÁNG KIẾN
 Nguyễn Hồng Phương
 Nguyễn Hồng Phương - Ủy ban nhân dân xã Kỳ Sơn

File đính kèm:

  • docxskkn_phat_huy_vai_tro_cua_to_bao_ve_rung_cua_xa_va_cac_to_co.docx