SKKN Nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tiếng Anh 6 theo chương trình thí điểm bằng các thủ thuật và phương pháp dạy học mới
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tiếng Anh 6 theo chương trình thí điểm bằng các thủ thuật và phương pháp dạy học mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tiếng Anh 6 theo chương trình thí điểm bằng các thủ thuật và phương pháp dạy học mới

MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 I. Phần mở đầu 2 2 II. Phần nội dung 5 3 1. Cơ sở lý luận 5 4 2. Thực trạng 5 5 3. Giải pháp – Biện pháp 9 6 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn 20 đề nghiên cứu 7 5. Thiết kế một giáo án dạy kỹ năng trong chương trình Tiếng 20 Anh 6 thí điểm 8 III. Phần kết luận – Kiến nghị 31 SKKN 2016-2017 THCS Buôn Trấp 1 Giáo viên: Phạm Thị Thúy Ngọc gỡ những khó khăn trên, trong quá trình vừa dạy học, vừa nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu quan sát học sinh, tôi phát hiện ra rằng muốn để học sinh nắm vững được bài học thì bản thân giáo viên cần thiết kế bài học sao cho thật phù hợp với đối tượng học sinh của mình, và quan trọng hơn cả đó là sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học cũng như vận dụng linh hoạt các thủ thuật cũng tìm ra các phương pháp dạy học mới lồng ghép vào từng tiết học. Trong quá trình dạy môn Tiếng Anh theo chương trình thí điểm, tôi đã nghiên cứu kỹ sách giáo khoa thí điểm, sách giáo viên và nhiều tài liệu liên quan, thảo luận với những đồng nghiệp giàu kinh nghiệm cùng dạy chương trình này trong các cuộc họp chuyên môn, các buổi tập huấn cũng như dự giờ tư vấn góp ý để tìm ra hướng khắc phục khó khăn, nhằm giúp giáo viên tự tin hơn trong việc truyền tải kiến thức cũng như vì mục đích cuối cùng đó là giúp các em học tốt hơn, không cảm thấy choáng ngợp với lượng kiến thức khổng lồ trong từng bài học. Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm của bản thân và các kiến thức có được qua tài liệu tham khảo, tôi viết đề tài nhỏ này nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn, đổi mới phương pháp dạy và học. Với phạm vi sáng kiến nhỏ này tôi mạnh dạn đi sâu vào một vấn đề khá rộng đó là: “Nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tiếng Anh 6 theo chương trình thí điểm bằng các thủ thuật và phương pháp dạy học mới”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài a. Mục tiêu: Với việc nghiên cứu thành công của đề tài, sáng kiến kinh nghiệm giúp giáo viên có được những kinh nghiệm sau: ➢ Cách thức tổ chức một tiết dạy theo chương trình thí điểm có hiệu quả. ➢ Giáo viên hoàn thành chương trình theo đúng phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. ➢ Giúp học sinh đạt được những yêu cầu bắt buộc của môn học, tự tin, mạnh dạn khi giao tiếp bằng Tiếng Anh, vận dụng linh hoạt những kiến thức đã được học vào cuộc sống. b. Nhiệm vụ: Bằng kinh nghiệm dạy học rút ra từ bản thân, tôi hệ thống lại một số các thủ thuật và phương pháp dạy học mới theo chương trình Tiếng Anh 6 theo chương trình thí điểm. Bằng cách này, giáo viên có thể truyền tải được hầu như toàn bộ lượng kiến thức có trong một đơn vị bài học cho học sinh. Hạn chế được khó khăn trong việc soạn giảng. Và bản thân các em học sinh có thể dễ dàng lĩnh hội và vận dụng kiến thức mà giáo viên truyền tải, đồng thời phát huy một cách tích cực, chủ động, sáng tạo trong các tiết học, không cảm thấy nặng nề, quá tải. Tôi đã nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các công việc cụ thể đã được thực hiện hiệu quả minh chứng trong mỗi tiết dạy của mình. SKKN 2016-2017 THCS Buôn Trấp 3 Giáo viên: Phạm Thị Thúy Ngọc II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Khi thực dạy môn Tiếng Anh theo chương trình thí điểm mới ở trường THCS Buôn Trấp, tôi luôn quan tâm đến việc tăng cường phát triển kĩ năng Nghe, Nói cho học sinh, làm tiền đề cho các em rèn luyện kĩ năng Đọc và Viết nhờ đó mà các em mới đam mê và thích thú môn Tiếng Anh hơn. Ngoài ra, tôi còn giúp các em hiểu rằng vì sao Bộ Giáo dục và Đào tạo lại thực hiện chương trình thí điểm này. Lý do chính là vì so với thế giới, thì người Việt Nam không hề thua kém ở bất kỳ lĩnh vực nào: Toán học, Công nghệ thông tin, Vật lý, Hóa học....; tuy nhiên, riêng đối với việc giao tiếp bằng ngôn ngữ quốc tế thì Việt Nam hoàn toàn tụt hậu so với các quốc gia khác trên thế giới, thậm chí còn thua cả những nước kém phát triển hơn chúng ta về mọi mặt. Do đó, việc thay đổi phương pháp giảng dạy cũng như chương trình học cho học sinh là điều tất yếu. Các em được tiếp cận với chương trình này là điều vô cùng may mắn nhưng cũng là một thách thức không hề nhỏ cho bản thân người học và cả người dạy. Bởi vì rất nhiều lý do như xuất phát điểm của các em học sinh còn thấp, mà chương trình thí điểm lại yêu cầu tương đối cao, do đó muốn học được chương trình này có hiệu quả thì các em phải xác định rõ ràng mục tiêu học tập, chuyên cần cũng như tích cực trong các hoạt động mà giáo viên đề ra trong mỗi tiết học. Bản thân người dạy cũng cần tìm nhiều cách để tổ chức các hoạt động phù hợp và sinh động nhằm lôi cuốn các em tham gia tích cực vào những hoạt động do mình đặt ra. 2. Thực trạng Với giáo trình mới đang được các trường THCS thí điểm giảng dạy, hầu hết giáo viên đều bỡ ngỡ và lúng túng trong việc giảng dạy, chưa tìm ra được cách soạn giảng phù hợp giúp học sinh tiếp cận với bài học một cách hiệu quả nhất. Học sinh thì khó khăn trong việc học giáo trình mới vì với lượng kiến thức trong tiết học tương đối nhiều và yêu cầu đưa ra trong từng bài học là khá lớn, do đó học sinh có biểu hiện lo sợ và chán nản với môn học. Chính vì vậy, đề tài này đóng góp một số biện pháp để khắc phục những vấn đề đó. 2.1 Thành công – Hạn chế a. Thành công: * Về phía giáo viên: Sau khi Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức nhiều buổi tập huấn, giáo viên cốt cán đã xây dựng được phân phối chương trình phù hợp với giáo trình giảng dạy. Bản thân giáo viên phụ trách giảng dạy các lớp đề án là những giáo viên giỏi có kinh nghiệm trong giảng dạy, đã biết sử dụng phương pháp giảng dạy và kỹ năng dạy học từng dạng tiết học cho giáo viên. SKKN 2016-2017 THCS Buôn Trấp 5 Giáo viên: Phạm Thị Thúy Ngọc đại như: Smart TV, loa, máy vi tính, máy chiếu... Nên giáo viên được hỗ trợ đắc lực, sử dụng những phương tiện dạy học tốt nhất. b. Hạn chế: * Về phía giáo viên: Lần đầu tiên được tiếp cận với giáo trình mới nên đa số giáo viên còn bỡ ngỡ, gặp nhiều khó khăn khi thiết kế bài giảng, chưa tìm được phương pháp, thủ thuật phù hợp giúp đối tượng học sinh của mình tiếp cận với bài học một cách hiệu quả. Mặc dù trên lý thuyết giáo viên đã đạt trình độ B2, đủ khả năng chuyên môn để tiếp cận và giảng dạy chương trình thí điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng thực tế nhiều giáo viên không đáp ứng được yêu cầu mà đề án đưa ra. Vẫn còn một số giáo viên gặp một số khó khăn nhất định trong việc thực hiện các thao tác, kỹ thuật dạy học, chưa lựa chọn được các thủ thuật và phương pháp dạy học mới phù hợp với từng tiết dạy, từng giai đoạn của tiết dạy. * Về phía học sinh: Do thói quen học tập ở bậc Tiểu học, đa phần học sinh không có kỹ năng nghe giảng, chép bài, phối hợp một lúc nhiều kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Học sinh không có thói quen tự học, tự làm bài tập ở nhà nên việc uốn nắn và đưa các em vào nề nếp học tập là vô cùng khó khăn. Nhiều học sinh còn ngại nói bằng tiếng Anh, còn sợ bị mắc lỗi, rất nhiều em tiếp cận bài học tương đối tốt, dẫn chứng là khi cho các em làm bài tập trên sách giáo khoa cũng như kiểm tra viết thì các em đạt yêu cầu nhưng khi giáo viên hỏi, cũng như yêu cầu những học sinh đó đọc câu trả lời thì các em lại lúng túng, phát âm sai hoặc thậm chí là không thể phát âm được. Môi trường luyện tiếng của các em còn nhiều hạn chế. Đa số em ít có cơ hội để luyện tập ở nhà nên ngay ở lớp các em có thể thực hành tốt nhưng sau đó các em nhanh chóng quên hết. Hơn nữa, do hoàn cảnh của từng học sinh, không phải em nào cũng có máy vi tính để học và làm bài tập trên sách mềm. Học sinh chưa quen với cách nói không có trọng âm của người Việt nên chưa tạo được những câu nói giống người bản ngữ. Cũng chính vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ năng nghe của các em. Hình thành nên kỹ năng giao tiếp kém hiệu quả. Sách Tiếng Anh 6 chương trình thí điểm được biên soạn dựa trên sách Tiếng Anh bậc Tiểu học, nên sách được viết rất khoa học, lô gic và có nội dung phong phú, hấp dẫn. Tuy nhiên, việc học tập và đánh giá ở bậc Tiểu học còn khá nhẹ nhàng, do đó đa phần các em học sinh lên lớp 6 học theo chương trình thí điểm thì không đáp ứng được yêu cầu cơ bản cần phải có. Do đó, học sinh có xuất phát điểm thấp lại phải học chương trình thí điểm mới, nên lượng kiến thức mà các em phải tiếp nhận là tương đối nhiều và khó so với các em. SKKN 2016-2017 THCS Buôn Trấp 7 Giáo viên: Phạm Thị Thúy Ngọc Đa số giáo viên đã quen với phương pháp và cách dạy của chương trình cũ nên việc thay đổi cách dạy cho phù hợp với chương trình mới ngay lập tức là điều khó khăn. Những giáo viên dầy dặn kinh nghiệm đã giảng dạy giáo trình cũ nhiều năm nên thông thường sẽ áp dụng những phương pháp giảng dạy trước đây vào lớp học mới. Một số giáo viên vẫn đang tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ nên gặp vấn đề về kiến thức khi giảng dạy là không thể tránh khỏi * Về phía người học: Phần lớn các em chưa đạt được yêu cầu sau khi hoàn thành chương trình Tiểu học, do đó việc tiếp cận một lượng kiến thức quá nhiều trong một tiết học là quá sức với các em. Việc hình thành thói quen học tập, thực hành, làm bài tập cũng như luyện tập ở nhà cho các em là điều khó khăn lớn thứ hai. Vì ở bậc Tiểu học việc kiểm tra đánh giá tương đối nhẹ nhàng, do đó thói quen tự học của các em hầu như không có, chính vì vậy mà khi lên học ở bậc THCS thì trước nhiều yêu cầu của giáo viên, học sinh thường bị hoang mang, đôi lúc có biểu hiện sợ môn học. Tính tự giác khi tham gia các hoạt động của học sinh chưa cao, các em còn ỷ lại vào thầy cô, chưa tích cực, chủ động hoạt động trong tiết học. Với lượng kiến thức và bài tập có trong một tiết học là tương đối nhiều, các em thường có tâm lý chán nản, mất tập trung. 3. Giải pháp – Biện pháp: 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: Mục đích của việc dạy ngoại ngữ không những là cung cấp cho học sinh kiến thức của ngôn ngữ đó mà mục đích cuối cùng của việc dạy ngoại ngữ nói chung, và bộ môn Tiếng Anh nói riêng là giúp học sinh xây dựng nền tảng để phát huy khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh. Khả năng giao tiếp của học sinh thể hiện qua các kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Kỹ năng nói Tiếng Anh của học sinh được hình thành qua một quá trình học tập rèn luyện. Ngoài việc học tập ở trường lớp, học sinh phải tự học tập rèn luyện nghe thông qua các hình thức và các phương thức khác nhau. Nếu học sinh không nắm vững được những kiến thức cơ bản cần thiết thì học sinh không thể nào vận dụng vào trong thực tiễn được. Với mục tiêu là nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn Tiếng Anh 6 theo chương trình thí điểm cũng như phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh bằng các tình huống thực tế trong cuộc sống. Giúp học sinh có thể tự tin, mạnh dạn trong khi nói Tiếng Anh. Để tạo thêm nhiều hứng thú cho học sinh tham gia vào các hoạt động thực hành, giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn luyện và phát triển các khả năng giao tiếp. Trong mỗi tiết học, giáo viên nên tạo môi trường giáo tiếp bằng tiếng Anh SKKN 2016-2017 THCS Buôn Trấp 9 Giáo viên: Phạm Thị Thúy Ngọc a. Các yếu tố cơ bản trực tiếp tác động đến hiệu quả dạy và học của một tiết học theo chương trình thí điểm: * Giáo viên: Với phương pháp dạy học mới, tích cực thì giáo viên đóng vai trò chỉ đạo, điều khiển học sinh hoạt động trong giờ học. Để tiến hành một tiết học theo chương trình thí điểm có hiệu quả thì giáo viên cần thực hiện tốt các yếu tố cơ bản sau: ➢ Chọn và sử dụng linh hoạt các thủ thuật dạy học phù hợp với từng nội dung bài dạy. ➢ Tổ chức, điều khiển lớp học, phân bố thời gian hợp lý, nghiên cứu kỹ bài học để lược bỏ đi những phần không phải là trọng tâm cũng như nên thiết kế bài học những theo phương pháp hoạt động cặp, nhóm nhiều hơn để những học sinh khá có thể hướng dẫn và giúp đỡ những bạn yếu hơn. ➢ Sử dụng thành thạo các phương tiện, các đồ dùng dạy học. Đặc biệt, giáo viên không nên giảng dạy theo phương pháp truyền thống mà cần có sự hỗ trợ tối đa của các phương tiện dạy học. ➢ Sáng tạo ra các đồ dùng dạy học phù hợp phục vụ cho tiết dạy. ➢ Truyền cảm, lôi cuốn, hấp dẫn học sinh. Nhẹ nhàng lắng nghe để hiểu được tâm tư, nguyện vọng và sở thích của các em, cũng như khuyến khích các em trình bày ý kiến của mình. * Phương pháp – thủ thuật dạy học Phương pháp và tiến trình dạy học được quy định rõ ràng trong từng nội dung bài học. Nói cách khác, nội dung bài học sẽ chi phối việc lựa chọn, vận dụng phối hợp các phương pháp, các kỹ thuật dạy học. Mỗi kỹ thuật dạy học phù hợp với một hình thức bài dạy cụ thể ( tiết Getting Started, tiết A closer look 1 ....) Bên cạnh đó, giáo viên cần linh động hơn nữa, sử dụng các thủ thuật và học hỏi thêm các phương pháp mới, nhằm rút ngắn lượng thời gian dạy của từng phần cũng như nâng cao hiệu quả dạy của từng tiết học. * Các phương tiện thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết học: Việc sử dụng thiết bị tranh ảnh hỗ trợ cho dạy học đối với môn ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng được coi là một phương tiện không thể thiếu. Hơn nữa, trong tất cả đơn vị bài học chương trình thí điểm thì như vậy chưa đủ. Muốn thực hiện tốt các tiết học này, thiết bị dạy học còn là phương tiện tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, thúc đẩy động cơ và tạo hứng thú học tập. Sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng giúp giáo viên SKKN 2016-2017 THCS Buôn Trấp 11 Giáo viên: Phạm Thị Thúy Ngọc
File đính kèm:
skkn_nang_cao_hieu_qua_day_va_hoc_mon_tieng_anh_6_theo_chuon.docx