SKKN Một số phương pháp hạch toán Kế toán tiền lương, các khoản trích nộp theo lương và thu hoạt động do NSNN cấp trong trường học

docx 17 trang skquanly 01/06/2025 190
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp hạch toán Kế toán tiền lương, các khoản trích nộp theo lương và thu hoạt động do NSNN cấp trong trường học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số phương pháp hạch toán Kế toán tiền lương, các khoản trích nộp theo lương và thu hoạt động do NSNN cấp trong trường học

SKKN Một số phương pháp hạch toán Kế toán tiền lương, các khoản trích nộp theo lương và thu hoạt động do NSNN cấp trong trường học
 1
 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
 Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các đơn vị hành chính sự nghiệp 
được giao quyền tự chủ trong hạch toán kinh tế. Muốn thực hiện được điều đó 
các đơn vị cần phải có cơ chế quản lý một cách khoa học, hợp lý, thực hiện tổng 
hòa nhiều biện pháp, trong đó tiền lương, BHXH cũng là một vấn đề được quan 
tâm.
 Nói đến tiền lương là nói đến giá cả của sức lao động, sự phát triển của 
các đơn vị hành chính sự nghiệp, là thể hiện giá trị, vị thế của người lao động 
đối với gia đình, cơ quan và xã hội. Lao động của con người – theo Mác là là 
một trong ba yếu tố quan trọng và quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất. 
Lao động giữ vai trò chủ chốt trong việc tái tạo ra cảu cải vật chất, tinh thần cho 
xã hội, lao động có năng suất có chất lượng và đạt hiệu quả cao là nhân tố đảm 
bảo cho sự phồn thịnh của một quốc gia.
 Người lao động chỉ phát huy hết khả năng và trách nhiệm của mình khi 
nhận được mức thù lao thỏa đáng. Bởi vậy một chính sách tiền lương thỏa đáng 
tăng tích lũy và cải thiện đời sống của con người.. Tiền lương là một vấn đề thiết 
yếu ảnh hưởng tới đời sống của cán bộ công nhân viên chức, tiền lương được 
quy định một cách chính xác và đầy đủ nhằm phản ánh một cách trung thực 
năng lực lao động của cán bộ, công nhân viên chức.
 Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi chọn sáng kiến kinh 
nghiệm “Một số phương pháp hạch toán Kế toán tiền lương, các khoản trích 
nộp theo lương và thu hoạt động do NSNN cấp trong trường học” làm sáng 
kiến kinh nghiệm của mình 
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
 Nền sản xuât xã hội được cấu thành từ các yếu tố cơ bản là lao động, đối 
tượng lao động và tư liệu lao động, trong đó lao động là yếu tố quan trọng nhất 
bởi nó mang tính chủ động và quyết định. Người lao động bỏ sức lao động để 
kết hợp với tư liệu lao động lên đối tượng lao động tạo nên của cải vật chất cho 3
 Với ý nghĩa trên thì tiền lương không chỉ mang tính chất chi phí mà nó trở 
thành phương tiện tạo ra giá trị mới. Đứng trên góc độ người lao động thì nhờ 
vào tiền lương mà họ có thể nâng cao mức sống, giúp họ hòa đồng với nền văn 
minh của xã hội. Xét trên một khía cạnh nào đó thì tiền lương là bằng chứng rõ 
ràng thể hiện giá trị, địa vị, uy tín của người lao động. Nó thể hiện sự đánh giá 
đúng mực năng lực và công lao của họ đối với sự phát triển của xã hội. Từ đó là 
động lực để người lao động hăng say làm việc đem lại hiệu quả cao hơn 
2. Các khoản trích theo lương:
 Theo chế độ hiện hành thì các khoản trích theo lương gồm:
a.Bảo hiểm xã hội ( viết tắt là BHXH)
 Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của 
người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn 
lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở 
đóng vào quỹ BHXH.
 Nước ta hiện nay tuy không thực hiện được chín chế độ bảo hiểm cho người 
lao động như công ước 102 nhưng cũng đã thực hiện được một số chế độ bảo 
hiểm. Theo điều 4 của luật bảo hiểm xã hội hiện nay có quy định các chế độ bảo 
hiểm xã hội gồm các chế độ sau:
 + Chế độ trợ cấp ốm đau
 + Chế độ trợ cấp thai sản
 + Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 
 + Chế độ hưu trí
 + Chế độ tử tuất
 Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội chủ yếu do các đơn vị có sử dụng 
lao động trích một tỉ lệ nhất định trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm 
xã hội của người lao động để nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo điều 91 và 
điều 92 cảu Luật bảo hiểm xã hội quy định.
 + Người sử dụng lao động được góp 18% trên quỹ tiền lương, tiền công 
 đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trong đơn vị mình. 5
2% ngân sách nhà nước cấp, 1% khấu trừ từ lương của công chức, viên chức, 
nguwoif lao động (1% được để lại dơn vị sử dụng)
d. Bảo hiểm thất nghiệp (viết tắt là BHTN)
 - Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền hàng tháng được tar cho người lao động 
tham gia BHTN khi bị thất nghiệp có đủ điều kiện hưởng BHTN.
 - Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, 
tiền công tháng đóng BHTN của sáu tháng liền kề trước khi bị mất việc làm 
hoặc chấm dứt HĐ lao động theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức
 - Thời gian hương trợ cấp thất nghiệp hằng tháng phụ thuộc vào thời gian 
làm việc có BHTN của người lao động và tổng thời gian được hưởng trợ cấp 
thất nghiệp hằng tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 điều 82 của 
Luật BHXH.
3. Yêu cầu quản lý quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương
- Để trả lương cho cho công chức viên chức đúng và các khoản trích theo lương 
được đầy đủ đảm bảo chế độ cho công chức, viên chức các đơn vị cần đảm bảo 
các yêu cầu sau:
 + Đúng với chế dộ tiền lương của Nhà nước.
 + Gắn với quản lý LĐ của cơ quan quản lý
 + Trích đúng và đủ theo quy định của Nhà nước.
4. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tiền lương, các khoản trích nộp theo 
lương và thu hoạt động do NSNN cấp
 Kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương không chỉ liên quan 
đén quyền lợi của người lao động mà còn liên quan đến tình hình chấp hành các 
chế độ về lao động tiền lương của cả nước. Để phục vụ yêu cầu quản lý chặt chẽ 
và hiệu quả thì kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương ở các 
trường học phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
 + Tổ chức hạch toán đúng thời gian và kết quả lao động của công, viên 
chức, tính đúng, đủ, thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan khác 
cho công viên chức. 7
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.THỰC TRẠNG, PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG:
1. Thuận lợi:
 Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân quận, các nhà trường đã được 
trang bị máy móc, các phần mềm kế toán, các tài liệu tham khảo theo các thông 
tư, nghị định mới cũng được cập nhật và tập huấn kịp thời qua đó giúp cho đội 
ngũ kế toán có điều kiện cập nhật nhanh chính sách,nghiệp vụ kế toán mới từ đó 
đem lại hiệu quả cao. 
 Tiền thu hoạt động do ngân sách nhà nước cấp được cấp theo quý giúp 
các nhà trường chủ động trong hoạt động chi lương, các khoản phụ cấp, bảo 
hiểm xã hội và chi các hoạt động khác 
II. Nội dung kế toán tiền lương, các khoản trích nộp theo lương và thu hoạt 
động do ngân sách nhà nước cấp
 1. Kế toán tiền lương:
- Hình thức trả lương thời gian: Là hình thức trả lương cho cán bộ công chức, 
viên chức căn cứ vào thời gian làm việc thức tế của họ.
- Hình thức tiền lương thời gian giản đơn: Tiền lương thời gian với đơn giá tiền 
lương cố định gọi là tiền lương thời gian giản đơn
- Tiền lương thời gian có thưởng: Tiền lương thời gian giản đơn kết hợp với có 
thưởng để khuyến khích cán bộ công chức, viên chức tạo nên tiền lương thời 
gian có thưởng
a. Chứng từ kế toán sử dụng:
- Bảng chấm công: mẫu số 01-HD để theo dõi ngày công làm việc, nghỉ việc, 
ngừng việc, nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội . Và là căn cứ để tính trả lương, 
trợ cấp bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người.
- Bảng chấm công làm thêm giờ
- Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội. 
- Biên bản điều tra tai nạn lao động 9
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác như tài khoản 611, 511, 
112 (ngân hàng) 
c. Phương pháp kế toán tiền lương:
 Hàng tháng tiền lương và các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho 
cán bộ, công chức, viên chức và phân bổ cho các đối tượng kế toán ghi sổ trên 
phần mềm Misa như sau:
 + Phản ánh số phải trả về tiền lương và các khoản phải trả khác cho 
người lao động (chuyển 89,5% TL & các khoản Phụ cấp sau khi đã trừ 10,5% 
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp), ghi:
 Nợ tài khoản 611..
 Có tài khoản 334- Phải trả người lao động.
 + Khi rút dự toán chi hoạt động tại Kho bạc chuyển sang tài khoản tiền 
gửi mở tại Ngân hàng phục vụ chi trả tiền lương và các khoản thu nhập khác cho 
cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác qua tài khoản cá nhân, ghi:
 Nợ tài khoản 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (chi tiết tiền gửi ngân 
 hàng)
 Có tài khoản 511- Chi hoạt động do ngân sách nhà nước cấp.
 Đồng thời, ghi: Có tài khoản 008- Dự toán chi hoạt động.
 + Trường hợp rút tiền từ tài khoản tiền gửi đơn vị mở tại Kho bạc chuyển 
sang tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng phục vụ chi trả tiền lương và các 
khoản thu nhập khác cho người lao động qua tài khoản cá nhân, ghi:
 Nợ tài khoản 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (chi tiết tiền gửi Ngân 
hàng)
 Có tài khoản112-Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (chi tiết tiền gửi Kho bạc).
 + Khi có xác nhận của Ngân hàng phục vụ về số tiền lương và các khoản 
thu nhập khác đã được chuyển vào tài khoản cá nhân của từng người lao động 
trong đơn vị, ghi:
 Nợ tài khoản 334- Phải trả người lao động 11
Có tài khoản: 332- Các khoản phải nộp theo lương.
- Phần bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động 
phải nộp trừ vào tiền lương phải trả hàng tháng (10,5%), ghi:
Nợ tài khoản: 334- Phải trả người lao động
Có tài khoản: 332-Các khoản phải nộp theo lương (3321, 3322, 3324).
- Khi đơn vị chuyển tiền nộp kinh phí công đoàn, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm 
thất nghiệp hoặc mua thẻ bảo hiểm y tế, ghi:
Nợ tài khoản: 332 - Các khoản phải nộp theo lương
Có các tài khoản: 111, 112, 511 
Đồng thời ghi Có Tài khoản 008 - Dự toán chi hoạt động (nếu rút dự toán)
- Khi đơn vị nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển về để chi trả 
cho người lao động trong đơn vị được hưởng chế độ bảo hiểm, ghi:
Nợ các tài khoản: 111, 112
Có tài khoản: 332- Các khoản phải nộp theo lương (3321).
- Người lao động trong đơn vị được hưởng chế độ bảo hiểm, ghi:
Nợ tài khoản: 332- Các khoản phải nộp theo lương (3321)
Có tài khoản: 334- Phải trả người lao động.
- Khi đơn vị chi tiền ốm đau, thai sản cho các cán bộ, công viên chức và người 
lao động trong đơn vị, ghi:
Nợ tài khoản: 334- Phải trả người lao động
Có các tài khoản: 111, 112.
3. Nguyên tắc kế toán của tài khoản 511- thu hoạt động do ngân sách nhà 
nước cấp
 Thu hoạt động do ngân sách nhà nước cấp gồm:
a. Thu thường xuyên: Phản ánh các khoản ngân sách nhà nước cấp cho đơn vị 
để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên hoặc hỗ trợ đột xuất khác được tính là 
nguồn đảm bảo chi thường xuyên và các khoản ngân sách nhà nước cấp khác 
ngoài các nội dung nêu trên 13
- Tài khoản 5118 – Thu hoạt động khác: Phản ánh các khoản thu hoạt động khác 
được để lại mà đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao dự toán (hoặc không 
giao dự toán) và yêu cầu phải báo cáo quyết toán theo Mục lục ngân sách nhà 
nước
c. Phương pháp kế toán tài khoản 511 kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp
- Khi được giao dự toán chi hoạt động, ghi:
Nợ tài khoản 008 – Dự toán chi hoạt động (00821, 00822).
- Trường hợp rút tạm ứng dự toán về quỹ tiền mặt để chi tiêu về tài khoản tiền 
gửi dự toán của đơn vị:
+ Khi rút tạm ứng dự toán về quỹ tiền mặt, ghi:
Nợ tài khoản: 111 -Tiền mặt
Có Tài khoản 337 – Tạm thu (3371).
Đồng thời, ghi:
Có tài khoản 008 – Dự toán chi hoạt động (008211, 008221).
+ Khi đủ điều kiện thanh toán, kết chuyển từ Tài khoản tạm thu sang Tài khoản 
thu hoạt động do Ngân sách nhà nước cấp tương ứng với số đã thanh toán, ghi:
Nợ tài khoản 337 – Tạm thu (3371)
Có Tài khoản 511 – Thu hoạt động do NSNN cấp.
-Phản ánh các khoản phải trả, ghi:
Nợ tài khoản 611 – Chi phí hoạt động
Có các tài khoản 331, 332, 334
-Rút dự toán thanh toán các khoản phải trả, ghi:
Nợ các tài khoản 331, 332, 334
Có tài khoản 511 – Thu hoạt động do NSNN cấp 
Đồng thời, ghi:
Có tài khoản 008 – Dự toán chi hoạt động (chi tiết tài khoản tương ứng).
- Rút dự toán chuyển vào tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng để trả lương cho 
người lao động trong đơn vị, ghi:
Nợ tài khoản 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_phuong_phap_hach_toan_ke_toan_tien_luong_cac_kho.docx