SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” thông qua hoạt động đội Thiếu niên tiền phong HCM tại trường TH Krông Ana
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” thông qua hoạt động đội Thiếu niên tiền phong HCM tại trường TH Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” thông qua hoạt động đội Thiếu niên tiền phong HCM tại trường TH Krông Ana

Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” thông qua hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường TH Krông Ana MỤC LỤC Phần thứ nhất. MỞ ĐẦU ............................................................................................2 I. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................2 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ................................................................................2 Phần thứ hai. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ......................................................................2 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN ..................................................................................................3 Các khái niệm cơ bản..................................................................................................3 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................4 1. Thuận lợi 2. Khó khăn III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .................5 IV. TÍNH MỚI CỦA SKKN ..........................................................................12 V. HIỆU QUẢ SKKN .................................................................................................12 Phần thứ ba. KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ....................................................................12 1. KẾT LUẬN...............................................................................................................13 2. KIẾN NGHỊ..............................................................................................................13 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................15 Phan Văn Tuấn 1 Trường TH Krông Ana Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” thông qua hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường TH Krông Ana Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ Đề tài này nhằm mục đích nêu lên những việc đã làm tại liên đội để nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” cũng như những khó khăn và biện pháp khắc phục được thực hiện tại liên đội. Đưa ra một số đề xuất để nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” nhằm nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh tiểu học. Thực hiện thành công mục tiêu giáo dục tiểu học. I. CƠ SỞ LÍ LUẬN. Mỗi dân tộc dù ở trình độ văn minh cao hay thấp đều có những văn hóa truyền thống đặc trưng riêng của mình. Hệ thống giá trị đó chính là sự kết tinh tất cả những gì tốt đẹp nhất được chắt lọc qua nhiều thời đại lịch sử để tạo nên bản sắc riêng của một dân tộc. Giá trị văn hóa truyền thống đó được truyền lại cho thế hệ sau và trở thành một động lực nội sinh để phát triển đất nước. Ở Việt Nam đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, “Tương thân tương ái” trở thành những giá trị ổn định. Nó là những thước đo, khuôn mẫu đánh giá nhân cách con người, hành vi của mỗi cá nhân và cả cộng đồng xã hội. Vì vậy, khi nói đến văn hóa truyền thống là nói đến những truyền thống đã được lịch sử đánh giá, khẳng định ý nghĩa tích cực của chúng đối với cộng đồng trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, thương nòi, là một đất nước với 4000 năm xây dựng và giữ nước. Đã trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh, đặc biệt từ khi có Đảng lãnh đạo, bao lớp thanh niên đã lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Họ đã không tiếc xương máu, tuổi thanh xuân cống hiến cho Tổ quốc. Bao nhiêu người đã ra đi và không trở về và có người trở về thì đã hết tuổi thanh xuân của người con gái, hoặc mang trong mình nhiều thương tích và còn có những người không đựơc làm bố, làm mẹ, làm vợChiến tranh đã làm cho bao người mẹ mất con, bao người vợ mất chồng và chiến tranh cũng khẳng định tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc ta. Dân tộc Việt Nam vốn có tinh thần “ Tương thân tương ái” truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Chiến tranh đã để lại trên đất nước Việt Nam bao bà mẹ Việt Nam anh hùng, bao thương binh liệt sĩ, bao người neo đơn không nơi nương tựa và xã hội ngày nay còn rất nhiều những em học sinh gia đình nghèo khó, khuyết tật và mồ côi, cơ nhỡ. Với truyền thống của dân tộc, sự quan tâm tới các gia đình chính sách, gia đình neo đơn, trẻ em nghèo, khuyết tật, không chỉ của Đảng, chính phủ mà của tất cả mọi người trong xã hội. Với thế hệ măng non chủ nhân tương lai của đất nước, làm tốt công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” chúng ta giáo dục được lòng yêu nước, yêu con người, yêu lao động, ghét những điều xấu xa và biết tiết kiệm. Để các em làm tốt công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” trong liên đội cần phải có sự phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Giữa các môn học trong nhà trường được thể hiện bằng các việc làm, hành động cụ thể trong công tác Đội. Giáo dục truyền thống cho thiếu nhi là giúp các em hiểu biết được nội dung, ý nghĩa truyền thống tốt đẹp của Dân tộc, Đảng, Đoàn, Đội, giáo Phan Văn Tuấn 3 Trường TH Krông Ana Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” thông qua hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường TH Krông Ana đồng. Phụ huynh rất quan tâm đến con em mình Chào cờ đầu tuần phổ biến các kế hoạch Khó khăn: Tuy trường nằm ở nơi tập trung đông dân cư nhưng còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn nên trong công tác tổ chức các hoạt động phong trào còn gặp nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, dân thập phương ở các nơi tập trung sinh sống trong địa bàn khá đông, họ sống không ổn định, sống tạm bợ nên cũng gây ra nhiều khó khăn trong việc xét hoàn cảnh học sinh để liên đội hỗ trợ. Tỉ lệ học sinh nghèo, khó khăn trong nhà trường chiếm tỉ lệ khá cao (3.4%) nên kinh phí giúp đỡ vẫn còn ít. III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Giải pháp 1: Tuyên truyền cho học sinh về truyền thống “Tương thân tương ái” Tương thân, tương ái là nghĩa cử cao đẹp của nhân dân ta bên cạnh tình yêu quê hương đất nước, tạo thành truyền thống quý báu của dân tộc ta. Vì lẽ đó, từ xưa đến nay cha ông ta qua trang sử của dân tộc luôn giáo dục những tấm lòng bao bọc che chở lẫn nhau lúc khó khăn hoạn nạn để động viên nhau, cùng vươn lên xây dựng cuộc sống. Những bài học về lòng tương thân tương ái được khắc sâu và phổ biến rộng rãi trong dân gian với câu từ mộc mạc, giản dị nhưng đằm thắm sâu sắc, ai cũng dễ đọc, dễ thuộc, dễ hiểu “ lá lành đùm lá rách”, “ Thương người như thể thương thân”, “ Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” “ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”... Những bài học kinh nghiệm sâu sắc tinh thần tương thân tương ái trong trang sử dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng truyền thống ấy không ngừng được phát huy rộng rãi. Từ các cấp các ngành Trung Ương đến địa phương, xuống thôn xóm, đặc biệt trong giáo dục các cấp học của cả nước, ở đâu củng dấy lên phong trào tương trợ, giúp đỡ, đoàn kết, động viên lẫn nhau để cùng nhau phát triển. Giáo dục nói chung, giáo dục Trung học phổ thông nói riêng hiện nay, là phải đào tạo ra những con người phát triển toàn diện “ Đức - Trí - Thể - Mĩ”, trong đó đạo đức là nền tảng để phát triển “ Trí - Thể - Mĩ”, lớn hơn là truyền thống yêu nước bảo vệ tổ quốc. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, mặt trái của cuộc sống và môi trường xã hội với những tác động tiêu cực đã dẫn đến những sai phạm đáng tiếc: Học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, ý thức phấn đấu kém... Bên cạnh các môn học khác nhau có vai trò to lớn trong giáo dục đạo đức học sinh, giáo dục tình yêu thương đùm bọc nhau là truyền thống đẹp đẽ về đạo lý làm người. Giáo dục truyền thống “ Tương thân tương ái”, cần được tiến hành thường xuyên thông qua các hình thức khác nhau để tuyên truyền cổ động: Qua hệ thống băng rôn khẩu hiệu, phát thanh, làm báo tường, triển lãm bằng những hình ảnh, hiện vật, hoạt cảnh truyền thống... Hoạt cảnh truyền thống là loại hình sân khấu hóa, tổng hợp nhiều bộ môn nghệ thuật: múa, hát, thơ, đọc dẫn..., qua các ngày hội lớn của trường để giáo dục truyền thống “ Tương thân tương ái” cho học sinh, tạo ra những tình huống gây xúc động, tạo nên những cao trào, tình cảm sâu sắc đối với các em. Phan Văn Tuấn 5 Trường TH Krông Ana Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” thông qua hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường TH Krông Ana Giải pháp 2: Tổ chức các chương trình văn hóa - văn nghệ: Thực hiện đúng quy định của chuyên môn, của ngành, của Hội đồng đội của trường đề ra. Ngoài ra thông qua các buổi ngoại khóa đó đã giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước, con người, tinh thấn đoàn kết. Khơi dậy trong thiếu nhi niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc. Và từ đó các em đã có những hành động thiết thực, sống có ích cho gia đình và xã hội. Luôn xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Tổ chức cho các em có sân chơi lành mạnh, vui vẻ. giúp các em mạnh dạn, tự tin trước đám đông và thể hiện được năng khiếu của bản thân. Liên đội phát hiện, bồi dưỡng các hạt nhân có năng khiếu, khuyến khích các em tham gia vào các hoạt động của nhà trường Chương trình văn nghệ và xây dựng quỹ “Vì bạn nghèo” Thông qua các buổi diễn văn nghệ quyên góp và xây dựng quỹ “ Vì bạn nghèo” giúp đỡ các em học sinh nghèo trong liên đội, trao tặng quà, xe đạp, học bổng cho học sinh nghèo. Thu hút sự quan tâm của địa phương, các trường học trong địa bàn, quý bậc phụ huynh các em học sinh đến xem chương trình, ủng hộ quyên góp “Quỹ bạn nghèo” trong nhà trường. TPT lên kế hoạch ngay từ đầu năm học, vì đây là hoạt động lớn nên cần có thời gian để các lớp nhi đồng – chi đội chuẩn bị. Có thể tổ chức trong tháng có các ngày lễ lớn vừa giúp các em vui chơi vừa giúp các em có thể ghi nhớ các ngày lễ lớn của đất nước. Tổ chức vào tuần đầu tiên của tháng, nội dung tổ chức theo chủ đề, chủ điểm của tháng. Ví dụ như : tháng 9 – Chào mừng ngày Quốc khánh 2/9, mừng năm học mới; tháng 10 –Chào mừng ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam 20/10; tháng 11 – Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; tháng 12 – chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12; tháng 1+2 - Mừng Đảng mừng xuân.. Nội dung: Tổng phụ trách chọn lọc những câu hỏi có liên quan đến những sự kiện lịch sử trong tháng tổ chức để giúp các em tìm hiểu bằng nhiều hình thức đan Phan Văn Tuấn 7 Trường TH Krông Ana Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” thông qua hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường TH Krông Ana Chương trình buổi tham quan phải được sắp xếp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, với quy trình phát triển tình cảm, nhận thức và năng lực của đội viên. Chuẩn bị tốt và tổ chức thực hiện cụ thể, thống nhất và chu đáo. Tổ chức cho học sinh khối 5 đi tham quan bảo tàng tỉnh Đắc Lắc - nơi ghi lại dấu tích ông cha hào hùng một thời, nơi ghi lại những giá trị truyền thống muôn đời không lay chuyển của con người Việt Nam: trung dũng, kiên cường, anh hùng, bất khuất. Các em đã được nghe hướng dẫn viên hướng dẫn tham quan và thuyết minh về truyền thống oanh liệt một thời của cha anh ta với những trận đánh ác liệt, những chiến trường đẫm máu của các anh, với những chiến tích thật lẫy lừng của anh bộ đội Cụ Hồ được lưu giữ lại dấu ấn cho muôn đời qua hình ảnh, hiện vật và tư liệu. Từ những cái chén, cái bình uống nước của các anh bộ đội đến những sợi xiềng xích, gông cùm mà quân giặc đã hành hạ bộ đội ta. Từ đó các em học sinh mới hiểu, thấm thía cuộc sống hoà bình ngày hôm nay. Tham quan di tích lịch sử: Nhà đày Buôn Ma Thuột Cùng trong lần tham quan này các em đã được đến “ Bảo tàng dân tộc” nơi đây lưu giữ đầy đủ hình ảnh đồng bào dân tộc Êđê, Bana.., nhìn thấy được những nét văn hóa đặc trưng, những nét chạm trổ hoa văn tinh tế của người dân tộc trên quần áo, những bộ cồng chiêng, dụng cụ để thuần phục voi rừng, chiếc thuyền độc mộc do người đồng bào tự đẻo v.v, từ đó giúp các em hiểu thêm về nét văn hóa của dân tộc Êđê, Bana Các em hiểu thêm về văn hoá dân tộc các anh em sinh sống trên mảng đất quê hương Đắc Lắc. Hình ảnh chiếc xe tăng minh chứng lịch sử trong những ngày đấu tranh giải phóng tỉnh Đắc Lắc. Sau khi tham quan các dịa điểm tại thành phố Buôn Mê Thuột như Trung tâm văn hoá tỉnh, bảo tàng dân tộc, nhà đày đã giúp các em hiểu biết thêm về quê hương đất nước con người Việt Nam. Từ đó cố gắng phấn đấu học tập và rèn luyện tốt hơn, có ý thức bảo vệ và gìn giữ những giá trị truyền thống của cha anh. Tổ chức một buổi tham quan giáo dục truyền thống là một hình thức hoạt động dã ngoại có chủ đề, đã có điều kiện xác định, người thiết kế tổ chức có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ hấp dẫn và hợp lý của Phan Văn Tuấn 9 Trường TH Krông Ana
File đính kèm:
skkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_giao_duc_truyen_thong.doc