SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác Đội giúp nâng cao hiệu quả hoạt động ở các trường có học sinh dân tộc thiểu số

doc 21 trang skquanly 16/04/2025 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác Đội giúp nâng cao hiệu quả hoạt động ở các trường có học sinh dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác Đội giúp nâng cao hiệu quả hoạt động ở các trường có học sinh dân tộc thiểu số

SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác Đội giúp nâng cao hiệu quả hoạt động ở các trường có học sinh dân tộc thiểu số
 Giáo viên: Nguyễn Quang Cường Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông
 MỤC LỤC
 Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU. ...2
I.1. Lý do chọn đề tài. ..2
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 2
I.3. Đối tượng nghiên cứu...3
I.4. Phạm vi nghiên cứu. .3
I.5. Phương pháp nghiên cứu. .3
II. PHẦN NỘI DUNG. ..3
I.1. Cơ sở lý luận. .... 3
II. 2. Thực trạng. ......4
a. Thuận lợi, khó khăn..4
b. Thành công, hạn chế 5
c. Mặt mạnh, mặt yếu ..5
d. Nguyên nhân, các yếu tố tác động ...6
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đặt ra ..6
II. 3. Giải pháp, biện pháp ..7
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp ...7
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 7
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp..... 15
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp .. 16
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.. 16
II. 4. Kết quả ..17
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 17
III.1. Kết luận 17
III.2. Kiến nghị .18
 - 1 - Giáo viên: Nguyễn Quang Cường Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông
 - Giúp các em học sinh của Liên đội phát huy được những khả năng của 
bản thân thông qua các hoạt động Đội. 
 - Góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng phong 
trào trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường.
 - Thúc đẩy các hoạt động phong trào của nhà trường ngày một đi lên, 
nâng cao hiệu quả công tác Đội.
 I.3. Đối tượng nghiên cứu.
 - Học sinh trường Tiểu học Y Ngông năm học 2011 – 2012; 2012 – 
2013; 2013 – 2014.
 I.4. Phạm vi nghiên cứu.
 - Chương trình hoạt động công tác Đội và phong trào thiếu nhi ở các 
năm học.
 - Tình hình thực tế và đối tượng học sinh của nhà trường trong các năm 
học.
 I.5. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 - Phương pháp điều tra, phỏng vấn.
 - Phương pháp kiểm tra đánh giá.
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
 II. PHẦN NỘI DUNG.
 II.1. Cơ sở lí luận.
 Giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là quốc sách hàng 
đầu trong công tác đào tạo thế hệ trẻ. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Vì lợi 
ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. 
 Trong giai đoạn hiện nay, đồng hành với sự phát triển của giáo dục thì 
việc nâng cao chất lượng các hoạt động công tác Đội trong các trường học 
cũng được phát triển mạnh mẽ, dành được sự quan tâm sâu sắc của các bậc 
cha mẹ học sinh, các em học sinh, toàn ngành và toàn xã hội. Hiệu quả các 
hoạt động Đội ngày càng đóng vai trò quan trọng, là nội dung không thể thiếu 
trong việc giáo dục toàn diện con người mới, những chủ nhân tương lai của 
 - 3 - Giáo viên: Nguyễn Quang Cường Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông
 - Việc nâng cao hiệu quả hoạt động công tác Đội đòi hỏi Giáo viên – 
Tổng phụ trách đội phải sáng tạo và vận dụng linh hoạt các hoạt động một 
cách phù hợp.
 b. Thành công, hạn chế.
 * Thành công.
 - Học sinh tích cực, chủ động và hào hứng hơn khi tham gia các hoạt 
động Đội.
 - Góp phần đưa phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, 
học sinh tích cực” trong nhà trường đạt hiệu quả cao.
 - Được sự đồng thuận giúp đỡ của các anh chị phụ trách các lớp, chi 
đội, các tổ chức xã hội ủng hộ.
 - Khắc phục được khó khăn của trường vì điều kiện kinh tế của gia đình 
các em còn nghèo.
 - Đa số học sinh yêu thích, các em hưởng được nhiều quyền lợi và mở 
ra nhiều cơ hội học tập mới cho các em.
 * Hạn chế.
 - Công tác vận động các nguồn lực xã hội nhằm hỗ trợ cho các hoạt 
động Đội còn gặp nhiều khó khăn. 
 - Mức độ, chất lượng của các hoạt động đòi hỏi phải thực hiện thời gian 
dài, liên tục mới thu lại kết quả.
 - Khả năng hoạt động của học sinh nhất là học sinh dân tộc thiểu số còn 
nhiều hạn chế nên đòi hỏi Giáo viên – Tổng phụ trách đội phải thật sự tâm 
huyết, nhiệt tình trong công việc.
 c. Mặt mạnh, mặt yếu.
 * Mặt mạnh.
 - Đề tài dễ thực hiện, không đòi hỏi cao về điều kiện cơ sở vật chất.
 - Các giải pháp, biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh cũng như 
điều kiện sống của các em. Vì vậy nội dung các hoạt động Đội được các em 
yêu thích.
 * Mặt yếu.
 - 5 - Giáo viên: Nguyễn Quang Cường Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông
 II.3. Giải pháp, biện pháp.
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
 - Nâng cao hiệu quả hoạt động Đội trong trường, giúp học sinh ý thức 
được tầm quan trọng của việc học tập.
 - Góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân 
thiện, học sinh tích cực” và để mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui 
của học sinh.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
 b.1 Xác định rõ vị trí, vai trò và nhiệm vụ của người Giáo viên - 
Tổng phụ trách Đội.
 Để thực hiện tốt công tác Đội trong nhà trường, trước hết người Giáo 
viên – Tổng phụ trách Đội cần xác định rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của 
mình trong đơn vị. Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng đội, thực tế tại Liên đội 
để đề ra mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động Đội trong năm học, cụ thể: 
 - Ngay từ đầu năm học, Tổng phụ trách đội cần tổ chức tập huấn nghiệp 
vụ công tác Đội cho các anh chị phụ trách các lớp, các chi đội cũng như Ban 
chỉ huy Liên đội về các nội dung trọng tâm của năm học. Thông qua việc tập 
huấn Tổng phụ trách củng cố một số kiến thức về các mặt còn yếu của Liên 
đội trong năm học cũ và phát huy các mặt mạnh mà Liên đội đã làm được 
trong năm học vừa qua, từ đó thực hiện tốt hơn chương trình hoạt động năm 
học mới.
 - Tham mưu với Ban lãnh đạo nhà trường về chương trình hoạt động, 
dự trù các khoản thu và chi của Liên đội trong năm học. Đề xuất các biện 
pháp hỗ trợ nguồn kinh phí để phục vụ cho các hoạt động Đội trong năm học 
đạt kết quả tốt.
 - Tổng phụ trách cần nắm bắt rõ chương trình công tác Đội hàng năm 
của Hội đồng đội huyện, cũng như chương trình hoạt động sinh hoạt ngoài 
giờ lên lớp của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Từ đó để phổ biến, hướng dẫn 
cho toàn thể các anh chị phụ trách, chi đội, đội viên và nhi đồng trong Liên 
đội thống nhất thực hiện.
 - 7 - Giáo viên: Nguyễn Quang Cường Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông
 Ví dụ: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phát động các phong trào, 
triển khai kế hoạch hoạt động, triển khai các hội thi  Thông qua các văn bản 
hướng dẫn, chỉ đạo cho các anh chị phụ trách lớp, chi đội triển khai đến các 
em. 
 - Tham mưu với ban lãnh đạo nhà trường thành lập Ban tổ chức, Ban 
giám khảo thật sự tâm huyết, nhiệt tình đối với công tác đội để giúp đỡ Tổng 
phụ trách trong quá trình diễn ra các hoạt động phong trào nhằm đạt kết quả 
tốt nhất.
 * Đối với Công đoàn, Chi đoàn nhà trường.
 - Cần phối hợp chặt chẽ với công đoàn, chi đoàn nhà trường trong việc 
giúp đỡ đội xây dựng, triển khai và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đội. 
Bởi đó là một trong những yêu tố quan trọng góp phần giúp các hoạt động đội 
thành công hơn.
 - Khi tổ chức các cuộc thi, Tổng phụ trách đội tham mưu với Ban lãnh 
đạo ký duyệt kế hoạch, sự giúp đỡ của Công đoàn, Chi đoàn nhà trường. 
Trong các cuộc thi cũng như các hoạt động của đội luôn có sự tham gia của 
các đồng chí trong ban chấp hành công đoàn, Chi đoàn trong Ban tổ chức, 
Ban giám khảo.
 * Đối với chuyên môn nhà trường.
 - Tham mưu, phối hợp các hoạt động đội với chuyên môn một cách 
nhịp nhàng để các hoạt động vừa được tổ chức theo đúng kế hoạch của Liên 
đội, vừa không ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của nhà trường.
 - Phối hợp chặt chẽ với chuyên môn nhà trường trong việc xây dựng kế 
hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách chi tiết, rõ ràng tại các 
điểm trường.
 - Thường xuyên trao đổi với chuyên môn nhà trường để thực hiện 
chuyên đề nhằm có những nội dung hoạt động hay, phù hợp với đối tượng 
học sinh trong trường.
 * Đối với các anh chị phụ trách các lớp, Chi đội.
 - 9 - Giáo viên: Nguyễn Quang Cường Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông
các anh chị phụ trách, các em đội viên nhi đồng để có sự thống nhất nội dung 
hoạt động một cách cụ thể.
 b.3.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động.
 Khi tổ chức hoạt động Tổng phụ trách đội cần căn cứ vào kế hoạch 
hoạt động của Hội đồng đội để xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, phụ hợp 
điều kiện cơ sở vật chất, đối tượng học sinh. Có thể xây dựng kế hoạch hoạt 
động đội như sau:
 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐỘI NĂM HỌC 2013 -2014
 Thời Người thực Ghi 
 Nội dung công việc
 gian hiện chú
 - Tổ chức “Đêm hội trăng rằm” tại Liên đội
 - Đại hội Chi đội, Liên đội
 - Đăng ký sổ sách đầu năm, các lớp nhi đồng 
 - Chi đoàn, 
 Tháng chia sao, đặt tên sao.
 đội viên, nhi 
 9 - Ký cam kết ATGT và trường học thân thiện + 
 đồng.
 Cam kết trách nhiệm giữa GVCN với nhà 
 trường
 - Tập huấn công tác Đội.
 - Phát động phong trào tiết kiệm “Nuôi heo đất” 
 - Liên đội 
 và kế hoạch nhỏ “Thu gom giấy vụn”
 Tháng và chi đội, 
 - Sinh hoạt chủ điểm chào mừng ngày 20/10.
 10 lớp nhi 
 - Sinh hoạt kỹ năng sống “Kỹ năng tự học”, hát 
 đồng.
 múa dân vũ
 - Tổ chức hội diễn văn nghệ cấp trường.
 - Phát động tuần lễ “Tri ân thầy cô”.
 Tháng - Tổ chức thi giao lưu Tiếng Việt cho học sinh - Chi đội, 
 11 dân tộc thiểu số. Liên đội
 - Kiểm tra sổ đội đợt 1.
 - Thăm hỏi, tặng quà các gia đình có công với 
 cách mạng, gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh.
 - Tổ chức Viếng đài tưởng niệm các anh hùng ở - Đội viên, 
 Tháng 
 thiếu niên 
 12 xã và kết nạp đội đợt I.
 nhi đồng, 
 - Tổng kết phong trào Kế hoạch nhỏ “Thu gom GVCN
 giấy vụn”.
 - 11 - Giáo viên: Nguyễn Quang Cường Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông
 b.3.2 Lựa chọn nội dụng phù hợp cho các hoạt động.
 Trong các hoạt động đội, cần lựa chọn nhiều nội dung phong phú, đa 
dạng và phù hợp thu hút các em tham gia. Ưu tiên tổ chức các hội thi, các 
hoạt động mang tính giải trí, em nào cũng có khả năng tham gia như: Hội thi 
trò chơi dân gian, Hội diễn văn nghệ, Hội thi Giao lưu cho học sinh dân tộc 
thiểu số, Hội thi Nghi thức đội ...
 Học sinh tham gia chơi các trò chơi dân gian
 - Tổ chức hiệu quả các hoạt động sinh hoạt chủ điểm, đố vui để học, 
các chuyên đề giáo dục kỹ năng sống. Nhằm cung cấp cho học sinh một số kĩ 
năng cần thiết trong cuộc sống. Từ đó, các em có khả năng phòng tránh một 
số tai nạn thường gặp như: Đuối nước, tai nạn giao thông, hoả hoạn, các 
thương tích khác có thể xảy ra trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
 Các Hội thi tại Liên đội
 - Phối hợp với các Liên đội bạn tổ chức các hoạt động giao lưu kết 
nghĩa, tham gia phong trào “Áo ấm tặng bạn” nhằm giúp các em có hoàn 
cảnh khó khăn thêm niềm vui khi đến trường.
 - 13 - 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_doi_giup_nang_cao_hie.doc