SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ
Một số biện pháp tổ chức Hoạt động GDNGLL nhằm tăng cường kĩ năng sống cho học sinh trong trường Tiểu học Mục lục Trang I. Phần mở đầu. ...2 1. Lý do chọn đề tài. ..2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 3 3. Đối tượng nghiên cứu ...4 4. Giới hạn của đề tài.......................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu. .4 II. Phần nội dung. ..4 1. Cơ sở lý luận. .... 4 2. Thực trạng. ......5,6 3. Nội dung và hình thức của giải pháp ..7 a. Mục tiêu của giải pháp................. ...7 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp............. 7 - 14 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp ..... 15 d.Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.. 15,16 III. Phần kết luận, kiến nghị 17 1. Kết luận 17 2. Kiến nghị ...18 3. Tài liệu tham khảo.......20 Nguuyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ 1 Một số biện pháp tổ chức Hoạt động GDNGLL nhằm tăng cường kĩ năng sống cho học sinh trong trường Tiểu học Như chúng ta đã biết “Nề nếp là mẹ đẻ của chất lượng”. Người thầy trong giai đoạn giáo dục hiện nay không còn giữ vai trò trang bị kiến thức cho học sinh mà phải biết định hướng đúng đắn, giúp học sinh phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất đạo đức. Đánh giá được sự tiến bộ của học sinh theo giai đoạn về các mặt cụ thể: kiến thức, kĩ năng; năng lực; phẩm chất của từng em. Cho nên trong quá trình dạy học, giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lí và giáo dục học sinh phát triển một cách toàn diện. Để góp một phần công sức nhỏ bé của bản thân vào công việc giáo dục học sinh trở thành con ngoan, trò giỏi. Qua nhiều năm được lãnh đạo nhà trường phân công phụ trách công tác Giáo dục Hoạt động Ngoài giờ Lên lớp. Trong quá trình tham mưu và chỉ đạo Liên đội tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Tiểu học, tôi mạnh dạn xin trao đổi cùng các anh, chị em đồng nghiệp “Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. a. Mục tiêu: Đề tài chỉ rõ vai trò của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục học sinh trở thành con người không những có kiến thức tốt mà các em còn có phẩm chất đạo đức tốt, có được kĩ năng sống tốt để làm vốn sống. b. Nhiệm vụ của đề tài: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua việc tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường tiểu học. 3. Đối tượng nghiên cứu. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. Học sinh trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ năm học: 2017 – 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu. a. Phương pháp tích hợp b. Phương pháp quan sát c. Phương pháp đàm thoại Nguuyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ 3 Một số biện pháp tổ chức Hoạt động GDNGLL nhằm tăng cường kĩ năng sống cho học sinh trong trường Tiểu học tin, dễ nghe lời dạy của thầy cô góp phần hình thành và phát triển nhân cách của các em một cách có hiệu quả. Giáo dục được học sinh có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức là đã đào tạo cho xã hội những chủ nhân tương lai. Đối với gia đình có được con ngoan. Đối với nhà trường có được trò giỏi, đây là một niềm vui đối với người làm công tác giáo dục. 2. Thực trạng. Trong cuộc sống hiện nay việc phát triển của công nghệ đã mang lại cho chúng ta những hiệu quả mà công nghệ đã tạo ra. Bên cạnh những thành công của công nghệ đối với cuộc sống thì nó cũng có những mặt trái mà chúng ta cần phải khắc phục. Hiện nay, chúng ta đang sống trong môi trường công nghệ nên kĩ năng sống của học sinh phổ thông nói chung và học sinh tiểu học nói riêng còn rất nhiều hạn chế. Trong quá trình giáo dục chúng ta thường mới chỉ quan tâm tới việc dạy chữ và chưa quan tâm nhiều tới việc dạy làm người cho học sinh. Vì vậy việc thích ứng với xã hội, với cuộc sống xung quanh là một vấn đề khó với các em. Qua điều tra cho thấy tình trạng học sinh nói tục, chửi bậy, đánh nhau vẫn xảy ra. Trong đó các kĩ năng như tương trợ nhau, giao tiếp, diễn đạt trước đám đông được các thầy cô giáo tích cực hình thành và củng cố nhưng chưa thể hiện được nhiều. Học sinh ngày càng thực dụng, ích kỉ, lười hoạt động và không thích tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở nhà trường hơn. Hiện nay việc tổ chức và tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong các nhà trường vẫn chưa được quan tâm nhiều. Một số giáo viên vẫn còn xem nhẹ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhiều gia đình học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc tham gia các phong trào của con em mình, từ đó cũng coi nhẹ việc rèn các kĩ năng sống cho học sinh và con em mình. Trường nằm trong địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, hầu hết gia đình các em đều làm nông nên điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Nhiều học sinh phải ở nhà với ông bà vì bố mẹ đi làm ăn xa nên thiếu sự quan Nguuyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ 5 Một số biện pháp tổ chức Hoạt động GDNGLL nhằm tăng cường kĩ năng sống cho học sinh trong trường Tiểu học Tổng số Kĩ năng tốt Chưa có kĩ năng học sinh SL % SL % 372 245 65,8% 127 34,2% *Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. Qua bảng tổng hợp trên kết quả cho thấy, học sinh có kĩ năng tham gia giao thông chưa tốt là 14,5%. Học sinh chưa có kĩ năng phòng tránh đưới nước, tai nạn thương tích chiếm 16,7%. Học sinh chưa có kĩ năng phòng tránh bị xâm hại là 52,7% và học sinh chưa có các kĩ năng tổ chức các hoạt động tập thể là34,2%. Như vậy chúng ta có thể thấy được một số kĩ năng cần thiết hiện nay như phòng tránh bị xâm hại, tai nạn thương tích, đuối nước vẫn chiếm tỉ lệ khá cao. Điều đó yêu cầu chúng ta cần phải có các biện pháp để giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng một cách tốt nhất để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Việc học sinh còn thiếu những kĩ năng đó xuất phát từ một số nguyên nhân như: Một số gia đình các em có điều kiện kinh tế khó khăn, cha mẹ thường xuyên mâu thuẫn với nhau, nột số em cha mẹ đi làm ăn xa nên việc quan tâm giáo dục các em gần như khoán trắng cho nhà trường. Bên cạnh đó một số em được gia đình chiều chuộng nên sớm được tiếp xúc với công nghệ nên thiếu đi các kĩ năng cần thiết. Bên cạnh đó thì việc giáo dục các em ở trong các nhà trường vẫn còn chú trọng chủ yếu vào dạy kiến thức cho các em mà thiếu sự giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho các em nên các em thiếu đi các kĩ năng sống cần thiết. Mặt khác là sự tác độ của cơ chế thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ đã tác động mạnh vào lối sống của các em, xem nhẹ lời khuyên của cha mẹ, thầy cô dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực đạo đức. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: a. Mục tiêu của giải pháp Khi vận dụng các giải pháp này vào thực tiễn tại đơn vị thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm hình thành và rèn luyện cho Nguuyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ 7 Một số biện pháp tổ chức Hoạt động GDNGLL nhằm tăng cường kĩ năng sống cho học sinh trong trường Tiểu học - Xác định rõ các nội dung giáo dục kĩ năng sống (xác định rõ các kĩ năng sống cần hình thành và phát triển cho học sinh) để tích hợp vào nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Tạo ra động lực cho học sinh, làm cho học sinh tham gia một cách tích cực vào quá trình hình thành kĩ năng sống nói chung và kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng tự nhận thức về bản thân, kĩ năng ứng phó với cảm xúc... Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động được tổ chức theo mục tiêu, nội dung, chương trình dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bản chất của hoạt động này là thông qua các loại hình hoạt động, các mối quan hệ nhiều mặt, nhằm giúp người học chuyển hoá một cách tự giác, tích cực tri thức thành niềm tin, kiến thức thành hành động, biến yêu cầu của nhà trường thành chương trình hành động của tập thể lớp học sinh và của cá nhân học sinh,tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm tri thức, thái độ , quan điểm và hành vi ứng xử của mình trong môi trường an toàn, thân thiện có định hướng giáo dục. Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp có thể giúp học sinh sống một cách an toàn , khoẻ mạnh có khả năng thích ứng với biến đổi của cuộc sống hàng ngày.Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như : kĩ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kĩ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội. Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Như vậy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực sự cần thiết và có nhiều khả năng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Do đó cần phát huy tối đa vai trò, tác dụng và hiệu quả của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Nguuyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ 9 Một số biện pháp tổ chức Hoạt động GDNGLL nhằm tăng cường kĩ năng sống cho học sinh trong trường Tiểu học Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải xác định các kĩ năng sống phù hợp với tâm lí lứa tuổi của học sinh. Để xác định được kĩ năng sống cần đạt được theo từng độ tuổi của học sinh thì người giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ hướng dẫn giáo dục kĩ năng sống cho từng khối lớp từ đó có kế hoạch cụ thể để tổ chức các hoạt động phù hợp với lứa tuổi của các em. Chẳng hạn đối với các em học sinh khối 1-2 các em còn bé thì kĩ năng cần đạt được là kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếpvì vậy phải tổ chức các hoạt động phù hợp với lứa tuổi của các em . Ví dụ khi tổ chức cho các em sinh hoạt sao thì chỉ yêu cầu các em có thể tự giới thiệu về bản thân, sở thíchcòn đối với các em học sinh các khối còn lại khả năng nhận thức của các em tốt hơn, khả năng tiếp thu của các em tốt hơn nên chúng ta có thể thiết kế các hoạt động như: Tổ chức tuyên truyền về phòng chống đuối nước, phòng tránh bị xâm hại và kĩ năng các em đạt được trong các hoạt động này là các kĩ năng như: Kĩ năng tự bảo vệ; Kĩ năng phòng và tránh bị xâm hại tình dục; Kĩ năng nói trước đám đông; Kĩ năng lắng nghe; Kĩ năng hợp tác Biện pháp 4: Vận dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thực hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. - Luôn "làm mới" các hình thức thực hiện từng chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - Đa dạng hoá các loại hình hoạt động của hoạt động GD ngoài giờ lên lớp. - Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thu hút học sinh tích cực tham gia. - Sự mới lạ bao giờ cũng có sức hấp dẫn đối với học sinh khiến các em say mê khám phá. Các hoạt động mà nội dung đơn điệu, hình thức không phong phú học sinh dễ chán nản hoặc thờ ơ. Vì vậy cần sử dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. * Một số hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ nhằm thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Nguuyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ 11
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_cac_hoat_dong_giao_duc_ngoai.doc