SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động Hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình VNEN tại trường TH Nguyễn Văn Trỗi

doc 21 trang skquanly 04/04/2025 40
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động Hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình VNEN tại trường TH Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động Hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình VNEN tại trường TH Nguyễn Văn Trỗi

SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động Hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình VNEN tại trường TH Nguyễn Văn Trỗi
 Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường học 
mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
 MỤC LỤC
 Trang
 MỤC LỤC: ..............................................................................................1
 I. Phần mở đầu: .......................................................................................2
 1 . Lý do chọn đề tài:.................................................................................2
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: ..............................................................4
 3. Đối tượng nghiên cứu:...........................................................................4
 4. Giới hạn của đề tài: ...............................................................................4
 5. Phương pháp nghiên cứu:......................................................................4
 a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:...............................................4
 b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:............................................5
 c..Phương pháp thống kê toán học:...........................................................5
 II. Phần nội dung:....................................................................................5
 1. Cơ sở lý luận: ........................................................................................5
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:..............................................................6
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: ...................................................8
 a. Mục tiêu của giải pháp: .........................................................................8
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:..........................................9
 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:..........................................17
 d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu phạm vi 
và hiệu quả ứng dụng: .........................................................................................17
 III. Phần kết luận, kiến nghị: .................................................................18
 Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 1 Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường học 
mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
nhóm hoạt động như thế nào. Nếu tiết học đó Hội đồng tự quản (HĐTQ) điều 
hành không tốt thì tiết học diễn ra không thành công. Chính vì vậy, tôi luôn trăn 
trở phải làm gì để Hội đồng tự quản các lớp có kỹ năng điều hành tốt tiết học và 
tôi đã chọn đề tài : “Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động 
Hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN), tại 
trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi”. Để đưa vào nghiên cứu, nhằm thực hiện tốt 
hơn mô hình dạy học tại trường. Giúp đỡ học sinh có kỹ năng thực hiện tốt vai 
trò điều hành tiết học một cách có hiệu quả, tạo hứng thú trong học tập. Và thực 
sự là cánh tay nối dài của giáo viên đứng lớp. Giúp giáo viên hoàn nhiệm vụ của 
mình trong các tiết dạy.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 Năm học 2012 - 2013 Phòng GD&ĐT huyện Krông Ana chỉ đạo 04 
trường tiểu học trong huyện tham gia thực hiện dạy thí điểm chương trình theo 
mô hình Trường học mới Việt Nam (VNEN), trong đó có trường TH Nguyễn 
Văn Trỗi chúng tôi. Cùng với 04 trường trên địa bàn huyện từng bước tiếp cận 
nội dung trang trí, tổ chức quản lí lớp học theo mô hình trường học mới VNEN 
(tổ chức quản lí lớp theo mô hình Hội đồng tự quản). Trong quá trình thực hiện 
một việc mà bản thân tôi nhận thấy cần phải khắc phục đó là hội đồng tự quản 
các lớp điều hành tổ chức lớp học chưa đạt theo yêu cầu. Như vậy, vấn đề đạt ra 
cần có giải pháp để bồi dưỡng kỹ năng điều hành của Hội đồng tự quản đạt theo 
yêu cầu của mô hình trường học mới. 
 Đây là vấn đề mới giáo nên viên còn bỡ ngỡ, phụ huynh chưa hiểu nhiều 
về ý nghĩa công tác thành lập HĐTQ, hay chỉ cũng như ban cán sự lớp như trước 
đây mà thôi. 
 Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng Kỹ năng tổ chức điều hành cho 
HĐTQ việc đầu tiên chúng ta cần phải tuyên truyền để nhân dân được biết, giáo 
viên và học sinh hiểu tầm quan trong của HĐTQ để hưởng ứng. Kiểm tra để 
 Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 3 Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường học 
mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
 b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 - Phương pháp điều tra: Hỏi học sinh để lấy ý kiến cho vấn đề cần nghiên 
cứu.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Thông qua hoạt động giáo 
dục, nghiên cứu kết quả thực hiện.
 - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động: Thông qua các buổi 
dự giờ, các buổi sinh hoạt ngoại khóa nhận xét kỹ năng làm việc của các hội 
đồng tự quản.
 - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo các tài liệu, cách thực 
hiện của một số đơn vị bạn thực hiện cùng mô hình dạy học. 
 - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: Thông qua nghiên cứu đề tài, 
ứng dụng các giải pháp, kiểm tra lại quá trình thực hiện để thu thập kết quả sau 
khi thử nghiệm các giải pháp.
 c) Phương pháp thống kê toán học
 Dùng phương pháp này để thống kê kết quả của thực trạng và sau khi thử 
nghiệm để so sánh kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu.
 II. Phần nội dung
 1. Cơ sở lý luận
 Mô hình trường tiểu học mới VNEN dựa trên kết quả và thành tựu đổi 
mới Giáo dục Quốc tế. Dựa trên nền tảng những ưu điểm và khắc phục được 
những tồn tại của chương trình hiện hành. Trong lớp học, học sinh học không 
thụ động mà bắt buộc phải trao đổi, hợp tác với bạn bè, thầy cô để lĩnh hội kiến 
thức. Mô hình này HĐTQ có trách nhiệm điều khiển chương trình theo từng nội 
dung tiết học, để mọi mọi thành viên trong lớp được thực hiện đúng theo quy 
trình đạt mục tiêu của bài học.
 Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 5 Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường học 
mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
vận động trong việc học. Một số giáo viên chưa có kinh nghiệm rèn kỹ năng tự 
quản cho học sinh, còn hướng dẫn chung chung theo lối cũ, làm học sinh còn 
mơ hồ về vai trò tự quản của mình.
 Một số học sinh thiếu kỹ năng điều hành, kỹ năng ra quyết định điều hành 
lớp học hiệu quả chưa cao. Làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập cả lớp. Theo 
đó việc tổ chức dạy học theo mô hình mới hiệu quả sẽ không cao.
 Kết quả khảo sát tháng 10 năm 2014
 - Về chất lượng Hội đồng tự quản:
 Chất lượng công việc
 Tổng 
 số HĐTQ Hoàn thành Hoàn Chưa hoàn 
 tốt thành thành
 04 01 02 01
 - Thái độ của học sinh tham gia vào công việc HĐTQ
 Tổng Thái độ tham gia
 số thành viên 
 HĐTQ được Rất thích Thích Bình thường
 hỏi
 20 8 6 6
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 a) Mục tiêu của giải pháp
 Làm cho giáo viên, phụ huynh và học sinh nhận thức rõ tầm quan trọng 
của hội đồng tự quản trong lớp. Giúp các em có một số kỹ năng điều hành tổ 
chức lớp học có hiệu quả. Giáo viên và học sinh thực hiện tốt mô hình trường 
học mới góp phần đổi mới giáo dục.
 Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 7 Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường học 
mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
hình thành hội đồng tự quản tại lớp. Sau khi giáo viên được nghiên cứu thì tổ 
chức thảo luận để học hỏi lẫn nhau để. Nêu ra được sự khác biệt giữa hội đồng 
tự quản và ban cán sự lớp trước đây. Nhằm làm cho giáo viên thấy được nhiệm 
vụ của HĐTQ điều hành lớp học qua các hoạt động để các bạn hoàn thành 
nhiệm vụ học tập chứ không chỉ quản lớp như trước đây. Mỗi ban của hội đồng 
tự quản làm các nhiệm vụ khác nhau như: Ban học tập, ban văn nghệ, ban vệ 
sinh sức khỏe...Sau đó phát phiếu hỏi để giáo viên trình bày ý kiến của mình.
 Nội dung công 
 Hội đồng tự quản Hình thức hoạt động
 việc
 Chủ tịch
 Phó chủ tịch
 Ban học tập
 Ban văn nghệ
 Ban quyền lợi
 Ban vệ sinh sức 
 khỏe...
 Hình thức đặc trưng của lớp học VNEN là học sinh ngồi theo nhóm. Mỗi 
nhóm có khoảng từ 4 đến 6 học sinh. Có nhóm trưởng điều hành hoạt động của 
mỗi nhóm. Mỗi lớp có Hội đồng tự quản điều hành chung các hoạt động của lớp. 
Vì vậy, cần phải hướng dẫn giáo viên nắm được một số nhiệm vụ sau:
 * Thành lập Hội đồng tự quản tổ chức ít nhất 2 lần/năm học
 Việc thành lập Hội đồng tự quản phải tổ chức ít nhất 2 lần/năm học. Các 
lớp cũng có thể tổ chức 2 tháng/1 lần nhằm mục đích phát huy sự cạnh tranh, 
ganh đua lành mạnh giữa các học sinh, thúc đẩy sự tiến bộ, đồng thời bồi dưỡng 
 Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 9 Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường học 
mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
sinh, mời ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp và anh chị tổng phụ trách Đội 
cùng tham gia. Giáo viên cần nêu ra một số nhiệm vụ cụ thể về quyền lợi, phong 
trào của lớp, một số nhiệm vụ sắp đến của HĐTQ để các em định hướng cho 
trách nhiệm mình chuẩn bị đảm nhận để thực hiện. Sau đó, giáo viên cùng học 
sinh thảo luận về cơ cấu hội đồng tự quản tuỳ vào đặc điểm của từng lớp (01 chủ 
tịch, 01 hoặc 2 phó chủ tịch) . Học sinh cùng giáo viên thảo luân về phẩm chất, 
năng lực cần có của các bạn trong hội đồng tự quản. 
 Lập danh sách ứng cử và danh sách đề cử, dưới sự hỗ trợ của giáo viên tổ 
chức bầu cử bằng bỏ phiếu kín. Học sinh nào có số phiếu cao nhất từ trên xuống 
sẽ trúng cử vào vị trí Chủ tịch và phó Chủ tịch Hội đồng tự quản học sinh. Chủ 
tịch và Phó Chủ tịch ra mắt trước lớp, đại diện hội đồng tự quản phát biểu hứa 
hẹn.
 Sau khi bầu cử tiến hành thành lập các ban chuyên trách: Chủ tịch và phó 
Chủ tịch Hội đồng tự quản học sinh cùng bàn bạc với giáo viên để quyết định 
thành lập các ban chuyên trách và thông báo rõ về vai trò của các ban như: Học 
tập, sức khoẻ và vệ sinh, quyền lợi học sinh, lao động, thư viện, ban văn nghệ, 
ban thể dục thể thao Số lượng các ban dựa vào tình hình, đặc điểm lớp và có 
sự thống nhất của hội đồng tự quản, học sinh trong lớp. Vận động khuyến khích 
các thành viên khác trong lớp ứng cử vào các ban theo nguyện vọng và sở thích 
của mình.
 Qua hoạt động bầu cử học sinh tự giác hơn, phát huy tinh thần trách 
nhiệm, sự sáng tạo trong quản lý và chỉ đạo những công việc được giao, hình 
thành các kĩ năng hoàn thành mục tiêu giáo dục theo mô hình trường học mới.
 Hội đồng tự quản, trưởng ban, nhóm trưởng có thể luân phiên trong thời 
gian thực hiện nhiệm vụ, tạo cơ hội cho các em biết trách nhiệm gánh vác công 
việc chung, các em có hướng phấn đấu tốt để hoàn thành nhiệm vụ, thông qua 
trách nhiệm các em cố gắng ngày càng hoàn thiện mình hơn.
 Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 11 Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường học 
mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
sử dụng và bảo quản tài liệu học tập; biết tổ chức và quản lí công việc; biết giơ 
thẻ khi đã hoàn thành công việc và biết giơ thẻ cứu trợ khi không tự giải quyết 
được công việc; biết nêu ra vấn để các thành viên cùng thảo luận; biết chốt 
những kết quả đã tìm được.
 Để bồi dưỡng năng lực điều hành của nhóm trưởng, giáo viên có thể thực 
hiện một số biện pháp:
 cuối tiết sinh hoạt lớp hoặc cuối buổi học, giáo viên mời các nhóm trưởng 
ngồi lại tạo thành một nhóm và hướng dẫn từng thao tác.
 Ví dụ: Sau khi đã ghi xong tên bài học, nhóm trưởng điều khiển các bạn 
đọc mục tiêu. Nhóm trưởng nói to đủ cho cả nhóm nghe: “Mời các bạn đọc mục 
tiêu. Bạn nào đọc xong thì giơ tay lên”. Nhóm trưởng nói: “Mời bạn A đọc mục 
tiêu thứ nhất”. Mời bạn B đọc mục tiêu thứ hai... Sau đó, tiếp tục tổ chức cho 
các bạn thực hiện tiếp hoạt động tiếp theo dựa vào logo. Đối với nhóm trưởng 
làm việc còn lúng túng, giáo viên phải là người làm mẫu. Có thể chọn ra một số 
học sinh học giỏi, nhanh nhẹn trong học cho các em ngồi vào một nhóm để giáo 
viên hướng dẫn. khi học sinh đã biết việc và biết cách điều hành giáo viên chia 
các bạn đến mỗi nhóm để bạn làm nhóm trưởng, giáo viên tiếp tục theo giỏi giúp 
đỡ, uốn nắn kịp thời.
 Giáo viên cho nhóm làm tốt làm mẫu thảo luận một hoạt động nào đó và 
các nhóm còn lại chú ý để học tập theo. Giáo viên cũng không quên động viên, 
tuyên dương kịp thời các nhóm làm tốt. Sau đó, các nhóm trưởng nêu lên các ưu 
điểm nhóm mẫu thực hiện mà mình học tập được. 
 b.3. Chỉ đạo Giáo viên chủ nhiệm bồi dưỡng kĩ năng điều hành cho các 
thành viên HĐTQ
 Để đáp ứng được yêu cầu cũng như cách thức tổ chức dạy học trong hoạt 
động của Mô hình Trường học mới ở bậc tiểu học. Giáo viên chủ nhiệm cần chú 
 Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 13

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_boi_duong_ky_nang_hoat_dong.doc