SKKN Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính Nhà nước gắn với cải cách hành chính trên địa bàn huyện Thiệu Hóa
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính Nhà nước gắn với cải cách hành chính trên địa bàn huyện Thiệu Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính Nhà nước gắn với cải cách hành chính trên địa bàn huyện Thiệu Hóa

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THIỆU HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GẮN VỚI CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THIỆU HÓA, TỈNH THANH HOÁ Họ và tên: Nguyễn Thế Anh Đơn vị: Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa Thiệu Hóa - 2021 2 PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong hệ thống cơ cấu của Cơ quan UBND huyện, cán bộ tham mưu được bố trí theo lĩnh vực chuyên môn thuộc các Phòng. Để thực hiện tốt công việc tham mưu một trong những nhiệm vụ quan trọng của người cán bộ làm công tác chuyên môn. Hiện nay việc sử dụng môi trường điện tử để tham mưu, soạn thảo và trình nội dung tham mưu cho Lãnh đạo hoàn toàn sử dụng và xử lý trên môi trường mạng. Do đó việc ứng dụng Công nghệ thông tin và thực tiễn gắn liền với công tác tham mưu các nhiệm vụ là một nội dung vô cùng quan trọng để hoàn thành tốt mọi công việc được giao. Vậy việc hiểu rõ được vai trò và mối quan hệ giữa cải cách hành chính và công nghệ thông tin là điều rất cần thiết. 1. Vai trò của tin học hóa và ứng dụng của khoa học công nghệ Có thể nói "Tin học hóa hành chính Nhà nước vừa là phương tiện, vừa là áp lực đối với cải cách hành chính Nhà nước". "Là phương tiện", vì thông qua các hệ thống công nghệ thông tin ứng dụng, bộ máy hành chính Nhà nước có thể liên kết với nhau khi thực hiện các hoạt động và các thủ tục hành chính. Cơ quan nhà nước cũng thông qua đó điều hành bộ máy một cách hiệu quả, nhanh, chính xác, và kiểm soát tốt hơn hệ thống văn bản đã ban hành. Mọi hành động của cơ quan nhà nước được giám sát trên hệ thống, do vậy có thể đáp ứng kịp thời những biến động phức tạp của thực tiễn nền kinh tế thị trường trong thời hội nhập, thông qua việc ứng dụng tin học. "Là áp lực" vì mọi trì trệ, ách tắc của bộ máy sẽ lộ diện dễ dàng qua hệ thống "gương phản chiếu" của môi trường điện tử hóa. Các hoạt động của bộ máy công quyền khi được thực hiện trên môi trường điện tử sẽ được kiểm soát theo các chuẩn mực, tính kỷ cương của nền hành chính, nhờ đó mà sẽ được giám sát. Ví dụ như dịch vụ công đã và đang được cung ứng thông qua hệ thống công nghệ thông tin, ở đó sẽ không có ranh giới giữa các cơ quan, các 4 hiện. Phần công nghệ gồm phần cứng, phần mềm, mạng, đào tạo sử dụng, chỉ là phương tiện để chuyển các quy trình vận hành bằng phương thức hành chính truyền thành quy trình quản lý hành chính bằng các phần mềm phương thức hành chính bằng điện tử. Ứng dụng CNTT, từng bước hiện đại hóa nền HCNN là xu hướng tất yếu trong bối cảnh cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ hiện nay. Trên cơ sở đó, hình thành hệ thống thông tin điện tử, góp phần nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Cụ thể: UBND tỉnh Thanh Hóa đang tích cự và đẩy mạnh triển khai Chỉ thị số 12/CT-UBND về tăng cường chỉ đạo thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; Chỉ thị số 15/CT-UBND về tập trung chỉ đạo đổi mới quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính. Qua đó, công tác chỉ đạo, điều hành quyết liệt, có trọng tâm, đã tạo sự chuyển biến tích cực trong lãnh đạo và cán bộ, công chức các ngành, các cấp; thay đổi cơ bản hình thức làm việc theo hành chính giấy tờ sang chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc trên môi trường mạng, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong việc sử dụng văn bản điện tử, thay thế văn bản giấy trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước. PHẦN 2 THỰC TRẠNG TẠI CƠ QUAN I. Đánh giá tình hình tại Cơ quan UBND huyện Thiệu Hóa Với đặc thù là một huyện có tốc độ phát triển nhanh và ổn định, trong những năm vừa qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành công việc của cán bộ, công chức trong các phòng ban, các xã, thị trấn đã có những bước khởi sắc và dần dần đi vào nề nếp. Việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới công nghệ thông tin - truyền thông ngày càng hiện đại, đồng bộ. Dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông, phát thanh, truyền hình, bản tin, sách, báo tạp chí đã cơ bản được chuyển tải tới người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp truy nhập 6 hành, xử lý công việc trên môi trường điện tử và ký số cá nhân trên văn bản đi đạt tỷ lệ trên 70%. Triển khai rộng rãi ứng dụng đào tạo, học tập trực truyến; tổ chức các cuộc họp, hội nghị trực tuyến; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; thanh toán điện tử, không sử dụng tiền mặt (VNPT Pay); khai báo y tế điện tử qua mạng internet... Việc điều hành, xử lý công việc trên môi trường điện tử là bước đột phá quan trọng trong cải cách hành chính, đổi mới lề lối, tác phong làm việc hiện đại, công khai, minh bạch, tiết kiệm, chất lượng, hiệu quả tại các đơn vị; phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, góp phần cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của huyện. III. Những thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính Nhà nước 1. Thuận lợi: - Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đã được triển khai quán triệt, cán bộ công chức có bước nhận thức cơ bản về sự cần thiết của việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hành chính nhà nước. - Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành mở các lớp tập huấn công nghệ thông tin nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin và hướng dẫn cài đặt các phần mềm mở, phần mềm ứng dụng cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức cho các xã, thị trấn giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức thành thạo trong việc đưa công nghệ thông tin vào công việc của mình được thuận lợi hơn. - Cần phải xác định một trong những yếu tố quan trọng góp phần mang lại hiệu quả là ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hành chính nhà nước, nên có sự tập trung quan tâm chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các phòng ban cấp huyện thể hiện tinh thần trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện dự án. 8 - Lãnh đạo một số cơ quan đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí, tác dụng của việc ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông vào công việc và trong điều hành quản lý. Chưa quan tâm và đầu tư đúng mức, kịp thời cho công tác này tại cơ quan, đơn vị mình. Trình độ, năng lực của một số lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức và nhân dân chưa bắt kịp với tốc độ phát triển cao của công nghệ thông tin. PHẦN 3 CÁC GIẢI PHÁP Qua đánh giá những mặt mạnh, yếu, cơ hội và thách thức, bản thân tôi mạnh dạn đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao công tác tham mưu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính Nhà nước gắn với thúc đẩy cải cách hành chính, cụ thể như sau: 1. Ứng dụng công nghệ thông tin phải đi đôi với cải cách hành chính, quá trình cải cách hành chính đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi ứng dụng công nghệ thông tin phải giải quyết, vì vậy thủ tục hành chính phải ổn định thì ứng dụng công nghệ thông tin mới đạt hiệu quả tốt; 2. Tăng cường công tác cải tiến, thực hiện chuẩn hóa nghiệp vụ, sơ đồ hóa quy trình nghiệp vụ để công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin được thuận lợi, hiệu quả hơn và giám sát được tiến độ, chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; 3. Xây dựng và sử dụng thống nhất biểu mẫu điện tử trong giao dịch giữa cơ quan Đảng, chính quyền, các đoàn thể với tổ chức và cá nhân, đáp ứng yêu cầu đơn giản và cải cách thủ tục hành chính. 4. Cần phải ban hành các quy chế, quy định về quản lý, vận hành và sử dụng các hệ thống thông tin đã được triển khai; 5. Xây dựng quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý văn bản điện tử; quy chế bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt, ổn định trong công tác, nhằm đảm bảo các hệ thống thông tin đã đầu tư được hoạt động liên tục, hiệu quả, 10 KẾT LUẬN Ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, hướng đến xây dựng một nền hành chính hiện đại và hiệu quả là một trong những điểm trọng tâm trong quá trình xã hội hóa thông tin, phát triển dân chủ và củng cố bộ máy chính quyền các cấp. Hiện nay, mô hình Chính phủ điện tử (e-government) đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho xã hội. Tại Việt Nam, mô hình "chính phủ điện tử" đã được đưa vào ứng dụng nhằm cải thiện phương thức quản lý hành chính, giúp giới doanh nghiệp và người dân tiếp cận được với các chính sách, cơ chế của Đảng và Nhà nước một cách nhanh nhất. Xin chân thành cảm ơn! Thiệu Hóa, ngày 01 tháng 11 năm 2021 NGƯỜI LÀM SÁNG KIẾN Nguyễn Thế Anh PHÊ DUYỆT CỦA UBND HUYỆN
File đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_qua.doc