SKKN Một số giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non Đồng Tĩnh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non Đồng Tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non Đồng Tĩnh

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Bác Hồ kính yêu đã nói: “ Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Thực hiện lời dạy của Người, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục mầm non, xác định nhiệm vụ giáo dục mầm non là thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một. Trên cơ sở đó, đặt yêu ra cầu cho sự phát triển giáo dục mầm non trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay. Thực vậy, là một cán bộ quản lý trường mầm non tôi thiết nghĩ giáo dục mầm non không phải là dạy trẻ thơ đọc chữ, học kiến thức khoa học; đây là loại hình giáo dục đặc biệt, là sự chuẩn bị cho trẻ thơ những tiền đề quan trọng trước khi bước vào giáo dục nhà trường. Thông qua sự chăm sóc ân cần, đúng phương pháp khoa học, phù hợp với sự phát triển tâm- sinh lý của trẻ, để nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn cho trẻ. Các yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc tới chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ thơ bao gồm: Chủ trương, chính sách vĩ mô, sự vận dụng và thực hiện của ngành học và các cấp quản lý, kiến thức khoa học và sự nỗ lực của những người công tác quản lý, cán bộ giáo viên và nhân viên tại các cơ sở giáo dục mầm non. Những yếu tố đó có mối quan hệ chặt chẽ, cùng hướng tới mục tiêu giúp cho trẻ thơ thực sự thụ hưởng những thành quả tốt đẹp nhất của xã hội. Để thực hiện được mục tiêu trên thì đòi hỏi giáo viên phải thực sự gắn bó tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, vững chuyên môn, có kiến thức sâu rộng, nắm được tâm sinh lý trẻ, tổ chức các hoạt động học tập vui chơi cho trẻ một cách linh hoạt sáng tạo, làm sao cho trẻ được học một cách thoải mái, có nhiều cơ hội khám phá, thông qua các hoạt động trải nghiệm đáp ứng được quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” , để tạo ra được những “sản phẩm giáo dục” là những em bé phát triển toàn diện về nh Đức - Trí - Thể - Mĩ và tình cảm - kỹ năng xã hội,giúp trẻ tự tin hơn, nhanh nhẹn hoạt bát hơn trong giao tiếp. Hiện tại công tác giáo dục trẻ ở trường mầm non chúng tôi còn gặp rất nhiều khó khăn. Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan dẫn đến chất lượng giáo dục trẻ phần nào chưa đạt được yêu cầu như mong muốn, chưa thực sự đáp ứng được sự phát triển của đất nước trong thời đại mới. Là một người quản lí trường mầm non tôi xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục mầm non và thấy rằng việc nâng */ Khái niệm hoạt động chuyên môn Hoạt động chuyên môn thực chất là quá trình lao động sư phạm của người giáo viên. Đây là một quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh, trong đó dưới tác động chủ đạo như tổ chức, điều khiển của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực tự điều khiển hoạt động nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục đã đặt ra. Từ khái niện trên chúng ta có thể thấy đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất trong mỗi nhà trường và là lực lượng quyết định cho sự thành công của hoạt động chuyên môn. Năng lực chuyên môn, phương pháp sư phạm, uy tín của cá nhân của mỗi giáo viên có ảnh hưởng rất to lớn đến chất lượng giáo dục của nhà trường cũng như thương hiệu của trường đó. Uy tín của nhà trường luôn gắn liền với uy tín của các thầy cô giáo tài năng và tâm huyết với nghề. Nghị quyết TW 2 khóa VIII của Đảng đã khẳng định: ”Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài”. b/ Khái niệm quản lý hoạt động chuyên môn Quản lý hoạt động chuyên môn chính là điều khiển, chỉ đạo các hoạt động lao động sư phạm trong nhà trường, làm cho nó đi theo một quỹ đạo, vận hành nó một cách có khoa học, có kế hoạch, có tổ chức và luôn phải kiểm tra, giám sát, uốn nắn, sửa chữa kịp thời các sai sót và phát huy một cách tốt nhằm đạt mục tiêu đặt ra ban đầu. Các nhà quản lý giáo dục ở trường mầm non thông qua công tác quản lý chuyên môn có trách nhiệm phát huy hết tiềm năng của từng giáo viên. Lãnh đạo nhà trường cần làm cho mỗi thầy cô giáo phải ý thức được: Thầy cô giáo chỉ thực sự được học sinh yêu mến, phụ huynh tin tưởng kính trọng khi học có đủ tâm và có tài, thể hiện rõ của cái tâm, cái tài đó là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn vững vàng và phương pháp sư phạm tốt. Từ đây người lãnh đạo gắn kết họ lại nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và mục tiêu giáo dục của nhà trường. Như vậy, để đưa đất nước ta tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đảng ta đã nêu ra phương châm cho sự phát triển giáo dục: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” nhằm đào tạo ra những con người giàu trí thức, giàu tiềm năng, nhiệt huyết có đủ khả năng gánh vác trọng trách quốc gia đưa đất nước ta có thể sánh vai với các cường quốc năm châu theo như mong ước của Bác Hồ kính yêu. Để góp phần đào tạo ra những con người nhế mỗi nhà trường phải coi trách nhiệm: Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên là một nhiệm vụ trọng yếu, mà việc nâng cao năng lực đội ngũ Vấn đề quản lý hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên là một vấn đề hiện nay được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong nhiều năm qua. Các nghiên cứu về quản lý giáo dục nhấn mạnh vai trò của quản lý chuyên môn nghiệp vụ trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Trong thực tế, hoạt động chuyên môn của các trường mầm non rất phong phú. Vì vậy việc quản lý chuyên môn của người quản lý trường mầm non cũng khá phức tạp, gồm 3 nội dung chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ. Mỗi nội dung với một yêu cầu chuyên môn khác biệt. Các yêu cầu về thực hiện các nội dung được quy định cụ thể cho mỗi nhà trường, mỗi cán bộ giáo viên mầm non thực hiện theo từng năm học cụ thể. Đòi hỏi người cán bộ quản lý cần nắm vững các nội dung cần quản lý trong nhà trường. Hay nói cách khác, quản lý hoạt động chuyên môn ở trường mầm non thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm của người giáo viên. Quản lý hoạt động chuyên môn ở trường mầm non, là để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong các trường mầm non nói riêng. Là một vấn đề mà các cấp quản lý ngành, quản lý địa phương và phụ huynh quan tâm. Quá trình nghiên cứu các đề tài về quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu đã đứng ở các góc độ khác nhau để tìm ra các biện pháp quản lý chuyên môn tốt, nhưng đều hướng tới một mục đích là mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Với những vấn đề đã nêu ở trên đòi hỏi người cán bộ quản lý phải đặc biệt quan tâm nhiều hơn nữa đến các giải pháp quản lý công tác chuyên môn ở trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non. 6.1.2. Thực trạng về công tác quản lý hoạt động chuyên môn ở trường mầm non Đồng Tĩnh a/ Đặc điểm tình hình nhà trường Trường mầm non Đồng Tĩnh - huyện Tam Dương là một trường thuộc vùng trun du miền núi, có điều kiện về tình hình chính trị, xã hội ổn định. Điều kiện kinh tế, đời sống nhận dân còn khá khó khăn, là một trong những xã miền núi nghèo trong huyện. Tuy nhiên người dân địa phương có truyền thống hiếu học, vì vậy giáo dục tại địa phương luôn được đặt “là quốc sách hàng đầu”. Trong điều kiện thực trạng về kinh tế còn khó khăn, nhưng với sự cố gắng nỗ lực của địa phương và nhân đân đầu tư kinh phí cho giáo dục, trong đó trường mầm non Đồng Tĩnh đang được xây dựng để được công nhận chuẩn quốc gia. Điều kiện cơ sở vật chất - trang thiết bị cơ bản đáp ứng yêu cầu tối thiểu chăm sóc giáo dục trẻ trong trường. • Năm học 2016-2017 trường có 442 học sinh với 15 nhóm/ lớp; • Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là: 27 người; - Việc tuyên truyền phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về giáo dục mầm non chưa được sâu rộng tới các lực lượng xã hội. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn còn nghèo nàn, thiếu về số lượng và kém về chất lượng. Đồ dùng đồ chơi của nhóm trẻ và lớp mẫu giáo 3-4 tuổi; 4-5 tuổi còn thiếu nhiều danh mục, đồ dùng trang bị cho bán trú còn thiếu và chưa hiện đại. - Một số giáo viên lớn tuổi, không ứng dụng được công nghệ thông tin vào giảng dạy, lúng túng trong việc lập kế hoạch. Còn có giáo viên mới vào ngành, nên chưa có kinh nghiệm trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và công tác chủ nhiệm lớp. Một số giáo viên có hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn, nên còn lo làm kinh tế gia đình; một số giáo viên trẻ con nhỏ; một số nhà xa. chưa có sự đầu tư cho việc giảng dạy. - Một số giáo viên không có năng lực chuyên biệt của bậc học mầm non: Không có năng khiếu hát, múa, kể chuyện đọc thơ, Còn một số ít giáo viên chưa cố gắng đầu tư vào công tác giảng dạy, chưa tiếp thu sự góp ý của đồng nghiệp để tiến bộ. b/ Một số kết quả đạt được trong công tác quản lý hoạt động chuyên môn - Nhà trường đã xây dựng được một nề nếp chuyên môn tương đối có quy củ, tập thể sư phạm của nhà trường hầu hết có tinh thần tự giác chấp hành tốt các quy chế chuyên môn của trường, ngành đề ra. - Về chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên, do những biện pháp quản lý tương đối phù hợp nên đã có những kết quả nhất định: Đa số giáo viên có tinh thần trách nhiệm trong công tác giáo dục. - Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên: Đội ngũ giáo viên của nhà trường tích cực tham gia vào việc đổi mới phương pháp dạy học học theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”. Năm học 2015-2016, trường có 100% trẻ được đánh giá đạt yêu cầu theo đề khảo sát của Phòng giáo dục, tỷ lệ trẻ đạt tốt đạt khá đạt đạt hơn 80%, tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non là 100%. - Công tác sinh hoạt của tổ chuyên môn được duy trì đều đặn theo định kỳ. - Đội ngũ giáo viên nhà trường tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân. c/ Một số hạn chế trong quản lý hoạt động chuyên môn của nhà trường Từ hiệu quả quản lý hoạt động chuyên môn của bản thân chưa khoa học, vì vậy mà kết quả thực trạng là: Hiệu quả lao động thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ giáo viên chưa tốt. Chưa phát huy được vai trò của các tổ chuyên môn. Giáo viên thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chưa chủ động tích cực và chưa phát huy tính sáng tạo, năng lực chuyên môn để nâng cao chất lượng các hoạt động. Đã dẫn đến chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ nuôi chăm sóc giáo dục hiện nay; biểu hiện ở kết quả thực trạng cụ thể như : Các tổ trưởng chuyên môn chưa nhận thức, hình dung hết được nhiệm vụ quản lý chỉ đạo chuyên môn trong tổ; Giáo viên chưa nhận thức và nắm hết các nhiệm vụ chuyên môn yêu cầu mà bản thân mỗi giáo viên phải thực hiện; chưa chủ động tự giác thực hiện chuyên môn theo nề nếp quy định, cát xén chương trình khi không có sự kiểm tra giám sát trực tiếp của ban giám hiệu. Từ thực tế trên đã thúc đẩy tôi tìm giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường viên sao cho phù hợp với thực tế của đơn vị, phù hợp với đặc thù của trường vùng miền núi, đồng thời tìm những bước chuyển biến mới để quản lý hoạt động chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành đánh giá chất lượng giáo và học sinh như sau: Bảng 1: Đánh giá chất lượng giáo viên tháng 9/2016 Tổng số : 22 giáo viên Tiêu Kết quả Tư tưởng Năng lực Hồ sơ sổ Các hoạt kiểm tra, nhận thức chuyên môn sách động khác chí dự giờ Kết quả T K TB T K TB T K TB T K TB T K TB Số 7 12 3 6 11 5 8 11 3 4 16 2 6 12 4 lượng % 32 54 14 27 50 23 36 50 14 18 72 10 27 55 18 Nhận xét Bảng 1: Qua đánh giá tháng 09/2016, kết quả chất lượng giảng dạy, chất lượng hồ sơ sổ sách; trình độ chuyên môn, tay nghề của một số giáo viên chưa cao; Việc nhận thức, tư tưởng và tinh thần tham gia các hoạt đông của một số giáo viên trong nhà trường còn hạn chế. Bảng 2: Đánh giá chất lượng học sinh tháng 9/2016 Tổng số : 367 học sinh
File đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_hoat_dong_chuyen_mon_nham_nang.docx