SKKN Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số tại trường mầm non Hoa Pơ Lang

doc 16 trang skquanly 15/03/2025 320
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số tại trường mầm non Hoa Pơ Lang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số tại trường mầm non Hoa Pơ Lang

SKKN Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số tại trường mầm non Hoa Pơ Lang
 Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số 
tại trường MN Hoa Pơ Lang
 PHỤ LỤC
 Trang
 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU..2 
 I. Đặt vấn đề.....3 
 1. Lý do lý luận...3
 2. Lý do thực tiễn3
 3. Đối tượng nghiên cứu: .3
 4. Phạm vi nghiên cứu: ....3
 5 Thời gian: ..3
 II. Mục đích nghiên cứu 3
 Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.3
 I. Cơ sở lí luận của vấn đề..4
 II. Thực trạng của vấn đề4
 2.1. Vài nét về địa bàn thực hiện hiện sáng kiến.4
 2.2. Thực trạng của đề tài.4
 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề..7
 3.1. Giải pháp 1: Công tác chỉ đạo của hiệu trưởng.7
 3.2. Giải pháp 2: Chỉ đạo xây dựng môi trường tiếng Việt trong lớp học.7
 a) Biện pháp 1........................................................................................8
 b) Biện pháp 2........................................................................................9
 c) Biện pháp 3..........................................................................................9
 d) Biện pháp 4 .........................................................................................9
 3.3. Giải pháp 3: Chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt 
ngoài lớp học.................................................................................................10
 a) Biện pháp1......................................................................................10
 b) Biện pháp 2  ....11
 c) Biện pháp 3.12
 VI. Tính mới của giải pháp12
 V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm13
 Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.14
 I. Kết luận..14
 II. Kiến nghị15
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Nhi 1 Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số 
tại trường MN Hoa Pơ Lang
trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn 
nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ.”. 
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo xây 
dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số tại trường mầm 
non Hoa Pơ Lang”
 3. Đối tượng nghiên cứu: 
 Đưa ra một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng 
Việt cho trẻ dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang.
 4. Phạm vi nghiên cứu: 
 Chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS tại 
trường Mầm non Hoa Pơ Lang.
 5. Thời gian: Học kỳ I năm học 2017-2018 đến học kỳ I năm học 2018-
2019
 II. Mục đích nghiên cứu 
 - Tìm hiểu thực trạng việc xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ DTTS 
và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS tại nhà 
trường. Vận dụng những kiến thức có sẵn, tìm hiểu và nghiên cứu, áp dụng các 
giải pháp vào việc tăng cường tiếng Việt phù hợp giúp trẻ phát triển hài hòa và 
đặc biệt việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. 
 + Tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng, đua ra một số giải pháp, biện pháp nhằm 
chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS tại trường Mầm 
non Hoa Pơ Lang.
 + Áp dụng một số giải pháp, biện pháp trong việc xây dựng môi trường 
tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS.
 Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lí luận của vấn đề
 Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, tồn tại và phát triển theo sự 
tồn tồn tại, phát triển của xã hội loài người. Là phương tiện nhận thức thế giới 
xung quanh, là cơ sở của mọi sự suy nghĩ, là công cụ của tư duy.
 Đối với trẻ dân tộc thiểu số ngôn ngữ thứ hai đóng vai trò đặc biệt quan 
trọng trong việc phát triển tư duy, hình thành và phát triển nhân cách; là công cụ 
để giao tiếp, học tập, vui chơi.trẻ có nhu cầu tìm hiếu thế giới xung quanh 
thông qua ngôn ngữ, lời nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện 
tượng và hiểu những đặc điểm tính chất cấu tạo, công dụng của chúng và trẻ 
học được từ tương ứng (từ hình ảnh trực quan đi vào nhận thức của trẻ cùng một 
lúc). Ngôn ngữ giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Từ ngữ giúp 
cho việc cũng cố những biểu tượng đã được hình thành. Song trên thực tế hiện 
nay hầu hết trẻ e thuộc vùng sâu, vùng xa vùng dân tộc thiểu số, trước khi đến 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Nhi 3 Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số 
tại trường MN Hoa Pơ Lang
nghiệp, một số con em trong hộ gia đình của xã chưa thông thạo tiếng phổ 
thông, một số hộ gia đình vì hoàn cảnh khó khăn, chưa quan tâm đến con em 
trong độ tuổi đến lớp, vì vậy tỷ lệ huy động trẻ ở độ tuổi 2-3 tuổi những năm 
trước còn thấp.
 Trường có 7 điểm, một điểm chính và 6 điểm lẻ với 430 trẻ trong năm 
học 2017-2018, trong đó trẻ em dân tộc thiểu số chiếm trên 70%, có 04 trẻ dân 
tộc thiểu số chiếm trên 90%.
 - Năm học 2018-2019: Số lớp: 17 lớp; Nhà trẻ: 2; Mẫu giáo: 15, trong đó 
MG 5 tuổi: 07.
 - Số trẻ: 445; nữ: 216; DTTS: 266, nữ DT: 127 ; trong đó; Nhà trẻ: 58; trẻ 
mẫu giáo: 387( trẻ 5 tuổi: 125).
 - Tổng số CBVC: 37; CBQL: 03; GV: 31 ; NV: 03; DTTS: 9 (8 nữ); 
Đảng viên: 17.
 - Giáo viên đứng lớp: 31/17 lớp; tỷ lệ: 1.82 GV/lớp. 
 - Trình độ chuyên môn: Đạt chuẩn 37/37: tỷ lệ: 100%; trên chuẩn 32/37: 
tỷ lệ: 86,5.Trong đó:
 - CBQL: 03; đạt chuẩn 100%; trên chuẩn: 100%.
 - Giáo viên trên chuẩn: 27/31; tỷ lệ: 87%.
 2.2. Thực trạng của đề tài
 Khảo sát chất lượng tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số học kỳ 
I năm học 2017-2018 nhằm xác định thực trạng, đưa ra một số giải pháp xây 
dựng môi trường tăng cường tiếng Việt phù hợp nâng cao chất lượng phát triển 
ngôn ngữ cho trẻ DTTS các nhóm, lớp.
 Khảo sát thực tế trẻ DTTS học kỳ I năm học 2017-2018 khi chưa xây 
dựng môi trường tăng cường tiếng Việt
STT Kết quả
 Nội dung
 TS Đạt% Chưa đạt%
 Trẻ nói thành thạo tiếng Việt 288 15 85
 1
 Trẻ nghe và hiểu một số yêu cầu của qua một 288 12 88
 2
 số nội dung hoạt động
 Trẻ biết giao tiếp và diễn đạt mạch lạc một số 288 25 75
 3
 câu từ
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Nhi 5 Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số 
tại trường MN Hoa Pơ Lang
 Việc phối hợp giữa gia đình trẻ với giáo viên chưa có sự thống nhất, trẻ 
đến lớp cô dạy giao tiếp bằng tiếng Việt, về nhà phụ huynh cho trẻ sử dụng bằng 
tiếng mẹ đẻ nên đã làm ảnh hưởng đến chất lượng trong việc tăng cường tiếng 
Việt.
 * Nguyên nhân khách quan
 Trường đóng trên địa bàn vùng đồng bào Dân tộc thiểu số đặc biệt khó 
khăn nên việc huy động công tác xã hội hóa nhằm đầu tư cơ sở vật chất trang 
thiết bị còn hạn chế.
 Với đặc thù trường chiếm tỷ lện trẻ DTTS trên 70% trong tổng số trẻ toàn 
trường, trong đó có trẻ 50% trẻ mới ra lớp bắt đầu tiếp xúc với tiếng Việt.
 Tài liệu, đồ dùng hỗ trợ giáo viên trong việc tăng cường tiếng Việt còn 
hạn chế.
 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
 Từ những thực trạng nêu trên, để giúp trẻ người dân tộc thiểu số có những 
hiểu biết ban đầu, cũng như việc chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước khi bước vào 
học các lớp tiếp theo, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp như sau:
 3.1. Giải pháp 1: Công tác chỉ đạo của hiệu trưởng
 Triển khai các văn bản chỉ đạo về “ Xây dựng tăng cường tiếng Việt cho 
trẻ dân tộc thiểu số” của các cấp đến 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong 
toàn trường.
 Chỉ đạo giáo viên xây dụng môi trường dựa trên “ Tiêu chí xây dựng môi 
trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ em ngừoi dân tộc thiểu số”.
 Xây dựng kế hoạch, lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ làm 
quen với tiếng Việt.
 Thiết kế xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt trong và ngoài lớp, 
đảm bảo phong phú, phù hợp giúp trẻ trải nghiệm, khám phá mở rộng hiểu biết 
kiến thức nâng cao chất lượng dạy và học.
 Tham gia, tổ chức cho giáo viên tập huấn các lớp bồi dưỡng về việc tăng 
cường tiếng Việt, đảm bảo cho giáo viên dạy vùng dân tộc cơ bản biết một số 
tiếng, câu từ về tiếng mẹ đẻ của trẻ để giao tiếp, tổ chức các hoạt động chăm 
sóc, giáo dục trẻ.
 Chỉ đạo giáo viên căn cứ vào thực tế, số lượng trẻ còn hạn chế tiếng Việt 
để xây dựng kế hoạch, nội dung tăng cường tiếng Việt phù hợp với đối tượng.
 Phối hợp với phụ huynh tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo nhằm 
tạo sân chơi và môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ.
 3.2. Giải pháp 2: Chỉ đạo xây dựng môi trường tiếng Việt trong lớp học 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Nhi 7 Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số 
tại trường MN Hoa Pơ Lang
 d) Biện pháp 4 
 Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, do vậy thông qua trò chơi 
giáo viên đã chủ động lồng ghép vào các nội dung tăng cường tiếng Việt nhằm 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ giúp trẻ hứng thú tiếp thu và hào hứng hơn.
 Tạo hứng thú tích cực cho trẻ thông qua việc sử dụng môi trường ký hiệu 
ngôn ngữ thông qua trò chơi.
 Giáo viên linh hoạt sử dụng trò chơi trong hoạt động giáo dục dưới nhiều 
hình thức đa dạng, sử dụng trò chơi ở mọi lúc mọi nơi như chơi trong một phần 
giờ học; sử dụng trò chơi xuyên suốt giờ học; chuyển tiếp giữa các hoạt động; 
tạo tình huống có vấn đề....;. Bên cạnh đó, giáo viên cần tăng cường sử dụng các 
hột hạt cho trẻ xếp chữ cái, chữ số hoặc xếp hình các con vật, đồ vật, đồ dùng...
 Vậy khi vận dụng các biện pháp tăng cường tiếng Việt trong các nhóm, 
lớp cần chú trọng môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt tích cực thông qua nhiều 
hình thức như: tổ chức các giờ học, các trò chơi bằng cách lồng ghép tiếng Việt 
thông qua các hoạt động buổi chiều trong tuần, tổ chức các trò chơi cần chú 
trọng về phát triển ngôn ngữ, các hoạt động khác giáo dục khác có sự tăng 
cường giao lưu, giao tiếp bằng tiếng Việt giữa trẻ - trẻ, giữa trẻ - cô và những 
người xung quanh.
 Một số hình ảnh xây dựng môi trường trong lớp học tại trường MN Hoa 
Pơ Lang.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Nhi 9 Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số 
tại trường MN Hoa Pơ Lang
 Ví dụ: Xây dựng góc thiên nhiên cho trẻ chơi với cát, nước, chăm sóc cây 
nên để cho trẻ chơi theo nhóm, trong quá trình chơi giáo viên nên khuyến khích 
trẻ giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt. 
 Toàn bộ môi trường chơi trong lớp và ngoài lớp phải sạch sẽ, an toàn.
 b) Biện pháp 2 
 Việc lồng ghép vào các hoạt động giáo dục trong ngày được chú trọng 
bằng cách xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với nội dung giáo dục của 
từng độ tuổi, từng chủ đề dạy học, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu nội 
dung giáo dục nói chung và nội dung dạy tăng cường tiếng Việt nói riêng của 
các nhóm, lớp trong trường mầm non. Tạo cho trẻ mầm non có nhiều cơ hội học 
tập, trải nghiệm tích cực với tiếng Việt trong lớp.
 Lồng ghép tăng cường tiếng Việt hợp lý vào chương trình chăm sóc nuôi 
dưỡng giáo dục hằng ngày. Chuyên đề tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc 
thiểu số không có thời lượng cụ thể trong chương trình giáo dục mầm non. 
Muốn thực hiện chuyên đề có chất lượng chỉ có thể lồng ghép nội dung của 
chuyên đề vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ một cách linh hoạt, hợp lý, 
tránh làm nặng nề, áp lực đối với trẻ.
 Quán triệt nội dung trên và chỉ đạo giáo viên lồng ghép vào hoạt động 
trong ngày theo chủ đề của năm học.
 c) Biện pháp 3
 Đẩy mạnh việc phối hợp tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt ngay từ 
trong nhà trường và trong gia đình, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ, thường 
xuyên giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt ngay tại gia đình. Đồng thời tuyên truyền 
để khuyến khích cộng đồng nơi trẻ đang sinh sống tăng cường giao tiếp với trẻ 
bằng tiếng Việt.
 Cha mẹ trẻ thường xuyên trao đổi, phối hợp, tham gia, giám sát các hoạt 
động giáo dục trẻ ở trường nói chung và hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ 
tiếng Việt nói riêng cho trẻ dân tộc thiểu số; giáo viên cần quan tâm xây dựng 
môi trường tăng cường tiếng Việt bằng sự giao tiếp giữa trẻ các độ tuổi với nhau 
(cùng độ tuổi, khác độ tuổi) và có sự đen xen về độ tuổi cùng như trình độ tiếng 
Việt để trẻ có nhiều cơ hội học tập và chia sẽ lãnh nhau, không kỳ thị hoặc phân 
biệt đối xử khác.
 Sử dụng đa dạng các tình huống dạy trẻ giao tiếp bằng tiếng Việt, đặc biệt 
là trẻ dân tộc thiểu số ít người, cần tổ chức các hoạt giáo dục ngoài lên lớp, các 
hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm tạo sân chơi và môi trường giao tiếp tiếng 
Việt cho trẻ, thiết lập mối quan hệ cộng đồng dân tộc nơi trẻ sinh sống để xây 
dựng môi trường tiếng Việt tại gia đình.
 Việc xây dựng môi trường ngoài lớp giáo viên cần đẩy mạnh công tác 
tuyên truyền, huy động sự vào cuộc của chính quyền địa phương, các cơ quan , 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Nhi 11

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_xay_dung_moi_truong_tang_cuong.doc