SKKN Một số biện pháp ứng dụng CNTT vào công tác chuyên môn góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển đổi số tại trường mầm non Trúc Xanh

docx 19 trang skquanly 30/06/2024 1881
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp ứng dụng CNTT vào công tác chuyên môn góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển đổi số tại trường mầm non Trúc Xanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp ứng dụng CNTT vào công tác chuyên môn góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển đổi số tại trường mầm non Trúc Xanh

SKKN Một số biện pháp ứng dụng CNTT vào công tác chuyên môn góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển đổi số tại trường mầm non Trúc Xanh
 BÁO CÁO TÓM TẮT
 Phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến
 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông 
tin (CNTT) trong công tác chuyên môn góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ 
chuyển đổi số tại trường mầm non Trúc Xanh.
 2. Cơ sở đề xuất
 2.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp
 Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, chuyển đổi số đã trở 
thành xu thế tất yếu, khách quan đang diễn ra rất mạnh mẽ, sâu rộng trong 
mọi lĩnh vực. Nhà nước ta rất coi trọng và xem chuyển đổi số là một trong 
những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
đất nước. Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành 
Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng 
định: Chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá 
trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa...
 Đối với ngành giáo dục, chuyển đổi số cần phải được áp dụng rộng 
rãi nhằm đem lại hiệu quả to lớn và lâu dài. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính 
phủ đã kí Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 ban hành Đề án 
“Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo 
giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030". Theo đó, các cấp cũng 
đã xây dựng kế hoạch và đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm cho ngành học, 
nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp học.
 Việc ứng dụng CNTT vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục 
các cháu đã được thực hiện từ lâu trong các trường mầm non nhưng khi 
nghe đến cụm từ "Chuyển đổi số" rất nhiều giáo viên, nhân viên và phụ 
huynh còn băn khoăn: Thế nào là chuyển đổi số? Chuyển đổi số trong 
trường mầm non là phải làm những việc gì? Làm thế nào để thực hiện tốt 
nhiệm vụ chuyển đổi số? Xuất phát từ những điều đó, tôi chọn đề tài "Một 
số biện pháp ứng dụng CNTT vào công tác chuyên môn góp phần thực 
hiện tốt nhiệm vụ chuyển đổi số tại trường mầm non Trúc Xanh”.
 2.2. Mục tiêu cần đạt được của giải pháp
 Đề xuất một số biện pháp ứng dụng CNTT vào công tác chuyên môn 
góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển đổi số tại trường mầm non.
 2.3. Các căn cứ đề xuất giải pháp
 2.3.1. Căn cứ pháp lý 3. TÓM TẮT NỘI DUNG GIẢI PHÁP
 3.1. Đối tượng, phạm vi áp dụng
 Các biện pháp đã được áp dụng vào công tác chuyên môn của trường 
mầm non Trúc Xanh, Phó hiệu trưởng và giáo viên, nhân viên cùng thực 
hiện.
 3.2. Nội dung giải pháp
 3.2.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên, nhân viên nhà trường và cha 
mẹ học sinh về tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong giáo dục
 Tôi tham mưu với hiệu trưởng trong việc xây dựng Kế hoạch ứng 
dụng CNTT và chuyển đổi số trong quản lý và dạy học giai đoạn 2022 - 
2025 với những nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với tình hình nhà trường và triển 
khai đến tập thể cùng nắm bắt. Đa số giáo viên, nhân viên đều biết đến cụm 
từ "chuyển đổi số" nhưng lại không biết là phải làm những gì. Vì vậy, sau 
khi nhà trường triển khai cho tập thể nắm bắt các văn bản liên quan đến 
nhiệm vụ ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong ngành giáo dục, tôi chia 
sẻ và giải thích cho giáo viên hiểu rõ hơn những nhiệm vụ chuyển đổi số 
mà trường mầm non có thể làm cũng như ích lợi của những việc đó: sử 
dụng tài khoản dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, 
soạn giảng, sinh hoạt chuyên môn bằng hình thức trực tuyến, duyệt kế 
hoạch trên file mềm, đánh giá sự phát triển của trẻ, chấm cơm, khảo sát lấy 
ý kiến bằng hình thức trực tuyến,... Khi giáo viên đã hiểu các nội dung, 
công việc chuyển đổi số thì sẽ dễ dàng tuyên truyền, phổ biến đến cha mẹ 
học sinh tại lớp mình.
 Bản thân là một thành viên trong tổ tin học của nhà trường nên tôi 
luôn kịp thời triển khai, hướng dẫn giáo viên, nhân viên nhà trường thực 
hiện đăng kí, cách sử dụng các phần mềm, ứng dụng khi có yêu cầu của 
cấp trên: đăng ký tài khoản dịch vụ công trực tuyến, cài ứng dụng Vneid - 
định danh điện tử... Tôi lựa chọn thời gian phù hợp để tập trung giáo viên, 
nhân viên. Sau khi giới thiệu về công dụng, ích lợi của ứng dụng để giáo 
viên, nhân viên nắm bắt, tôi và các thành viên trong tổ tin học nhà trường 
sẽ chia nhau hướng dẫn mọi người thực hiện đăng ký trên điện thoại, hỗ 
trợ nếu có khó khăn...
 Để việc thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT và chuyển đổi số hiệu 
quả, tôi triển khai cho giáo viên thực hiện một số nội dung phải làm hàng 
ngày: soạn giảng, ứng dụng CNTT vào tổ chức các hoạt động học, vui chơi, 
hoạt động chiều, hoạt động lễ hội... Việc thực hiện thường xuyên sẽ giúp 
giáo viên thành thạo cũng như nhận thấy được sự thuận tiện, hiệu quả của 
việc ứng dụng CNTT. Ví dụ: Giáo viên tạo một bảng tính "Đánh giá sự phát triển của trẻ 
theo chủ đề” trên tài khoản gmail cá nhân. Hàng ngày, khi theo dõi trẻ qua 
các hoạt động, giáo viên có thể mở trang tính này trên điện thoại và điền 
kết quả vào đó. Cuối chủ đề, giáo viên chỉ cần chỉnh sửa, định dạng lại văn 
bản rồi in. Việc in ấn sẽ được thực hiện trực tiếp trên ứng dụng hoặc có thể 
tải file xuống, lưu vào máy. Với cách làm này thì dù thiết bị (máy tính, điện 
thoại...) bị hư thì dữ liệu cũng không bị mất. Giáo viên có thể mở ra ở bất 
cứ thiết bị nào và tải xuống được. (Phụ lục 1)
 Tôi sử dụng ứng dụng này mỗi khi cần tổng hợp dữ liệu báo cáo về 
cấp trên. Ví dụ: Tháng 12/2022, khi cấp trên có yêu cầu cập nhật dữ liệu 
Cán bộ viên chức để đồng bộ về hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Toàn 
trường có 31 viên chức, mỗi người phải điền thông tin vào 16 sheet. Để có 
thể rút ngắn thời gian tổng hợp, tôi tạo bảng tính mẫu và gửi đường liên 
kết qua nhóm zalo cho giáo viên thực hiện điền thông tin. Sau khi giáo viên 
thực hiện xong, tôi khóa để không ai thay đổi được nội dung nữa và tiến 
hành chỉnh sửa lại định dạng các ô thông cho đúng với yêu cầu.
 Đối với file Tổng hợp đánh giá trẻ cuối chủ đề có nhiều sheet. Để 
tránh tình trạng do vô tình mà lớp này có thể nhập nhầm sheet của lớp kia, 
tôi thực hiện Đặt quyền để chỉ giáo viên lớp đó mới được chỉnh sửa sheet 
của lớp mình. (Phụ lục 2)
 * Google biểu mẫu:
 Google biểu mẫu là ứng dụng phù hợp để nhà trường sử dụng trong 
việc lấy ý kiến của phụ huynh học sinh mà không cần phải thực hiện phát 
phiếu hoặc gặp gỡ trực tiếp, tiết kiệm thời gian, dễ dàng tổng hợp kết quả. 
Từ năm học 2021 - 2022, khi tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức 
tạp mà ngành phải thường xuyên thực hiện các khảo sát, lấy ý kiến giáo 
viên, cha mẹ học sinh thì bản thân tôi đã sử dụng ứng dụng này và tôi thấy 
khá hiệu quả. Sau khi tạo biểu mẫu và gửi link khảo sát đến giáo viên, giáo 
viên sẽ gửi link này vào zalo của nhóm lớp mình và thông báo cho phụ 
huynh thực hiện. Đối với những phụ huynh không có điện thoại thông minh 
hoặc máy tính thì có thể báo ý kiến để giáo viên thực hiện giúp. Khi kết 
thúc thời gian khảo sát, tôi chỉ cần mở kết quả khảo sát trên Trang tính, đặt 
các công thức tính toán là ra kết quả. (Phụ lục 3)
 * Google drive:
 Úng dụng này giúp lưu trữ tài liệu trên tài khoản mail của mỗi người 
vì vậy người dùng thuận tiện khi cần sử dụng một tài liệu nào đó thì có thể 
tải xuống trên bất kì thiết bị nào có sử dụng Google. Thông thường, khi gửi 
các tài liệu có dung lượng lớn thì gmail tự động lưu những file này vào 
Google drive, tạo bảng tính trên ứng dụng trang tính, biểu mẫu thì những 
file này cũng được tự động lưu vào google drive. Nếu muốn lưu các dữ liệu dạy, cũng là một tiêu chí để đánh giá năng lực của giáo viên vào cuối năm 
học.
 Ngoài ra, tôi còn khuyến khích giáo viên tiếp tục sử dụng các phần 
mềm cắt ghép, chỉnh sửa video như: Capcut, Viva Video... để tạo ra những 
video hướng dẫn gửi cho phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà; quay 
video các hoạt động có ứng dụng CNTT của cháu tại trường và gửi vào 
nhóm Zalo của lớp để tuyên truyền đến phụ huynh hiệu quả của việc ứng 
dụng CNTT vào tổ chức các hoạt động của cháu. Những video này cũng 
được lưu lại thành kho tư liệu video của nhà trường để các giáo viên có thể 
sử dụng khi cần.
 4. PHẠM VI ẢNH HƯỞNG, HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CỦA SÁNG 
KIẾN
 4.1. Việc áp dụng hoặc áp dụng thử:
 Các biện pháp đã được áp dụng tại trường Mầm non Trúc Xanh từ 
tháng 9 năm 2022 đến tháng 01/2023.
 4.2. Hiệu quả áp dụng
 Sau khi bản thân và giáo viên cùng thực hiện các biện pháp, tôi nhận 
thấy:
 * Đối với nhà trường: Tập thể giáo viên ứng dụng CNTT tốt vào công 
tác chuyên môn góp phần thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT và chuyển 
đổi số của nhà trường đạt hiệu quả theo kế hoạch đã đề ra.
 + Đối với bản thân, giáo viên và nhân viên nhà trường:
 Các công việc tổng hợp số liệu, báo cáo đạt hiệu quả cao, thuận tiện 
trong việc lưu trữ, sử dụng cũng như giảm bớt việc bị thất lạc các file dữ 
liệu.
 Giáo viên và nhân viên nhà trường nắm bắt được tầm quan trọng của 
công tác chuyển đổi số cũng như các việc làm cụ thể từ đó thực hiện tốt 
công tác tuyên truyền đến phụ huynh và người thân.
 Giáo viên thấy được lợi ích của việc sử dụng các ứng dụng CNTT vào 
trong các hoạt động chuyên môn, nhiều giáo viên đã tìm tòi, học hỏi để 
nâng cao khả năng soạn giảng, sử dụng các phần mềm, ứng dụng CNTT 
linh hoạt vào các hoạt động.
 Việc duyệt, góp ý kế hoạch giảng dạy mỗi chủ đề bằng file mềm trước 
khi in ra góp phần tiết kiệm giấy, mực in cho giáo viên.
 Thực hiện sinh hoạt, trao đổi chuyên môn bằng hình thức trực tiếp kết 
hợp tuyến giúp bản thân tôi và giáo viên có thể linh hoạt thời gian mà vẫn 
đảm bảo được chất lượng cuộc họp. Giải pháp có thể áp dụng với các cán bộ quản lí, giáo viên mầm non 
trong địa bàn Huyện Châu Đức và nhân rộng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - 
Vũng Tàu.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Google Docs là gì? Có nhũng tính năng gì? Cách sủ dụng 
Google Doc, https://www.thegioididong.com/hoi-dap/google-docs-la-gi-
co-nhung-tinhnang-gi-cach-su-dung-1370972.
 2. Huớng dẫn sủ dụng Trang tính trên điện thoại, trang 
https://www.thegioididong.com/hoi-dap/huong-dan-su-dung-google-
trangtinh-tren-dien-thoai-1325708.
 3. Huớng dẫn cách khóa Sheet trong Google Sheet, trang 
https://tinhocvanphong.net/khoa-sheet-trong-google-sheets/
 4. Cẩm nang chuyển đổi số - Chuơng trình chuyển đổi số Quốc 
gia, https://dx.mic.gov.vn/
 PHỤ LỤC KÈM THEO
 1. Phụ lục hình ảnh.
 2. Phụ lục 1: Cách tạo bảng tính trên trang tính.
 3. Phụ lục 2: Đặt quyền trên trang tính.
 4. Phụ lục 3: Cách tạo phiếu khảo sát trên Google biểu mẫu.
 5. Phụ lục 4: Đưa tài liệu lên Google drive.
 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
 Hình 1: Link họp và thò̀i gian họp chuyên môn được công khai trên 
Cổng thông tin điện tủ của nhà trường. Hình 5a: Trẻ thực hiện Chia nhóm 5 đối tương thành 2 phần trên màn 
hình ti vi cảm úng (7) Chọn Sao chép đường liên kết và thực hiện "Dán" (Bấm tổ hợp 
phím Ctrl + V) vào mail hoặc zalo để gửi cho giáo viên. (12) Sau khi kết thúc thời gian khảo sát, Chọn thẻ Câu trả lời.
 (13) Bấm Không chấp nhận câu trả lời.
 (14) Mở trang tính ra để xem kết quả. Sử dụng các hàm công thức 
COUNTIF, COUNTA, SUM... để tính số liệu. Lưu về máy để làm minh 
chứng. 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ung_dung_cntt_vao_cong_tac_chuyen_mon.docx