SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động góc theo hướng lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

doc 17 trang skquanly 07/11/2024 490
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động góc theo hướng lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động góc theo hướng lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động góc theo hướng lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
 “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động góc theo hướng lấy trẻ 
 làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”
 1. Phần mở đầu.
 1.1. Lí do chọn đề tài:
 Các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng cách tiếp cận tốt nhất để 
giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương 
pháp dạy học “ Học mà chơi, chơi mà học” để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, 
khả năng tư duy và giải quyết vấn đề của trẻ. Các cách tiếp cận tốt nhất thường thể 
hiện tính tích hợp cao và kết nối việc học với đời sống của trẻ.
 Giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tìm ra những phương pháp mới để 
giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là hoạt động góc, được phân 
bổ như một loại hoạt động chính trong một ngày của trẻ. Ở đó, trẻ là trung tâm thông 
qua giờ hoạt động góc trẻ được tham gia vào những vai chơi như: bán hàng, bác sĩ, 
gia đình... trẻ tái hiện và tự tạo ra những tình huống, trẻ hợp tác với bạn khi chơi, tự 
phân vai và thể hiện các vai chơi. Qua đó, giúp trẻ hiểu thêm bài học, phát triển trí tuệ 
một cách toàn diện. Hoạt động góc là các hoạt động của trẻ được diễn ra tại các góc 
chơi ở trong nhóm lớp, trẻ có thể tự làm việc một mình hoặc trong nhóm theo hứng 
thú và nhu cầu riêng, trẻ mẫu giáo được hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá 
những điều mới lạ nhằm củng cố và phát triển các kỹ năng trong các lĩnh vực giáo 
dục, trong các chủ đề, trẻ nhà trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt 
động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng 
tâm-sinh lý.
 Các góc chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi bấy nhiêu 
và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ 
bấy nhiêu. Từ thực tế việc cho trẻ hoạt động góc, mỗi ngày tôi đã nhận thấy được 
rằng việc thực hiện hoạt động góc không chỉ để cho trẻ chơi mà còn giúp trẻ phát 
triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm 
xã hội, hay nói một cách khác đây là cách để trẻ tiếp cận xã hội cuộc sống của người 
lớn. Mặt khác, cách tổ chức các hoạt động chơi ở các góc như thế nào cho khoa học 
để phát huy tối đa tính độc lập sáng tạo của trẻ cũng là một trong những điểm mới 
của đề tài.
 1.2.2. Phạm vi áp dụng của đề tài:
 Đề tài sáng kiến kỹ thuật “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt 
động góc theo hướng lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”, với 
đề tài này có lẽ đã có nhiều giáo viên áp dụng, song đối với lớp tôi , trường tôi thì đây 
là đề tài mới phù hợp và góp phần mang lại hiệu quả cao trong quá trình tổ chức hoạt 
động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Đề tài này có thể áp dụng rộng rãi, có hiệu 
quả đối với các trường mầm non trên địa bàn huyện, tỉnh nói riêng và có thể áp dụng 
rộng rãi trên toàn quốc nói chung.
 Nội dung đề tài được viết trên tinh thần tổng hợp những kinh nghiệm của bản 
thân, chủ yếu là những biện pháp tích cực qua công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
 2. Phần nội dung.
 2.1. Thực trạng nội dung cần giải quyết:
 Việc áp dụng chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm đã được thực hiện nhưng trong 
qúa trình thực hiện vẫn còn gặp nhiều bất cập nên chưa tận dụng và phát huy tối đa 
sự sáng tạo, trí tưởng tượng mà ở đó trẻ là trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng 
dẫn. Nên việc lồng ghép đan xen hoạt động học trong quá trình chơi là một trong 
những mục tiêu hàng đầu mà các nhà giáo dục quan tâm tới, bởi kiến thức và kỹ năng 
sẽ được hình thành ở trẻ một cách tự nhiên nhất thông qua hoạt động chơi. Đặc biệt là 
hoạt động chơi ở các góc.
 Đối với trường chúng tôi, qua hàng năm nhà trường đã bám sát các văn bản 
hướng dẫn của các cấp nên đó xây dựng kế hoạch lồng ghép các hoạt động lấy trẻ 
làm trung tâm. Làm thế nào để tổ chức có hiệu quả các góc chơi trong hoạt động góc 
giúp trẻ ngày càng tích cực tham gia vào các góc chơi, tạo ra một hoạt động thật bổ 
ích đó là điều không đơn giản. Khi thực hiện đề tài này, tôi gặp những thuận lợi, khó 
khăn sau: Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế, trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi 
nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú.
 2.1.3. Nguyên nhân của thực trạng trên:
 Điều kiện cơ sở vật chất còn chưa được đảm bảo, diện tích phòng học và số 
lượng cháu chưa tương xứng.
 Khối lượng công việc của giáo viên nhiều nên chưa có sự phân bổ hợp lý vào các 
hoạt động khác.
 Nhiều trẻ còn mang tính thụ động nên việc bao quát của giáo viên còn chưa sâu 
sát. Tâm lý lứa tuổi mầm non ghi nhớ có chủ định, trẻ nhanh thích nhưng cũng nhanh 
chán.
 2.1.4. Điều tra thực tiễn:
 Để có cơ sở cho việc nghiên cứu của mình, tôi tiến hành điều tra, khảo sát tình 
hình của trẻ ở lớp tôi đầu năm. Qua điều tra khảo sát kết quả cho thấy như sau:
 Nội dung Tỷ lệ
 - Trẻ chơi hứng thú 60%
 - Trẻ chơi kỹ năng chưa thành thạo 30%
 - Trẻ chơi còn rụt rè, chưa có nề nếp 10%
 Từ thực tế trên, là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi băn khoăn suy nghĩ, làm thế nào 
để tìm ra giải pháp, những cách làm hay để tổ chức hoạt động góc lấy trẻ làm trung 
tâm được tốt, giúp trẻ phát huy tính tù mó, khám phá, kích thích tạo sự ham muốn 
được khám phá mở mang kiến thức, qua đó giúp trẻ tự tin hơn, phát triển vốn từ của 
trẻ một cách khoa học đưa chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong nhà 
trường đạt kết quả cao và tôi đã sử dụng một số biện pháp và cách làm sau:
 2.2. Một số biện pháp thực hiện.
 2.2.1. Tạo môi trường đẹp, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ:
 Khi bước chân vào lớp mầm non bạn sẽ được bước chân vào một thế giới khác: 
thế giới của trẻ thơ với nhưng gam màu đầy màu sắc, từ những nhân vật cổ tích, cỏ, trình nảy mầm của hạt giúp trẻ học và chơi được tốt hơn. Ở chủ đề giao thông tôi làm 
một số phương tiện giao thông như làm xe ô tô, máy bay, tàu thuyền để ở các kệ góc, 
các biển báo giao thông được gắn xung quanh lớp để trẻ biết được mình đang học về 
chủ đề giao thông
 Thông qua hoạt động góc còn giúp trẻ hiểu được nội dung của công việc thật 
mà trẻ chưa hề thực hiện được. Giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, khả năng 
sáng tạo, giao tiếp với nhau, nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, phát triển trí tuệ ở trẻ 
một cách toàn diện.
 2.2.2. Lựa chọn các góc chơi phù hợp với trẻ ở lớp mình
 Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, ở các hoạt động góc giáo viên dựa vào 
nhu cầu, hứng thú, khả năng, thế mạnh của trẻ để giúp đỡ trẻ tham gia vào hoạt động 
góc. Trẻ ở mỗi lứa tuổi có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác 
nhau. Chính vì vậy các góc chơi trong lớp cũng cần phải được lựa chọn phù hợp với 
từng độ tuổi. Tôi đã dựa vào mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ đích cũng 
như tâm sinh lí của lứa tuổi mẫu giáo lớn của lớp tôi để lựa chọn các góc chơi sao 
cho phù hợp, cụ thể:
 Khi lựa chọn các góc chơi cho trẻ lớp tôi, tôi thực hiện theo các tiêu chí sau:
 Thứ nhất, tôi phân chia các góc chơi trong lớp phù hợp và hợp lý, thuận tiện 
cho trẻ hoạt động. Góc yên tĩnh, xa góc hoạt động ồn ào (góc xây dựng, góc đóng vai 
ở gần nhau và xa góc sách).
 Thứ hai, tôi tuyệt đối không sắp xếp góc động – tĩnh xen nhau sẽ làm ảnh 
hưởng đến hoạt động của trẻ. Ví dụ: Góc xây dựng gần với góc bán hàng để trẻ có thể 
đi lại dễ dàng trao đổi mua bán đồ.
 Thứ ba, tôi luôn dành chỗ cho hoạt động chung theo nhóm và chỗ cho hoạt 
động cá nhân. Các góc nên có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để đảm bảo an toàn và 
vận động của trẻ.
 Thứ tư, tôi luôn tạo khoảng cách giữa các góc chơi một cách hợp lý, chẳng hạn 
góc xây dựng chiếm nhiều vị trí nhất.
 VD: Ở chủ điểm thế giới động vật tôi cho trẻ xây vườn thú và trẻ sắp xếp thành 
từng khu như: động vật sống trong rừng, động vật sống nuôi trong nhà. Ở góc âm nhạc tôi cũng làm một số mũ múa, hoa tay cho trẻ tham gia ở góc âm 
nhạc.
 Còn góc nội trợ hay là góc phân vai, tôi tận dụng các đồ dùng đồ chơi có sẵn 
giúp trẻ chơi được tốt hơn và hứng thú trong khi chơi.
 2.2.4. Cách hướng dẫn trẻ chơi ở các góc chơi:
 Thỏa thuận trong vai chơi là điều quan trọng nhất khi trẻ tiến hành chơi ở các 
góc chơi, khi thỏa thuận giữa cô và cháu có sự trao đổi về cách chơi, vai chơi mà trẻ 
chơi, ngoài ra trẻ còn biết một số nội dung cần thiết trong quá trình chơi.
 Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo các góc mà trẻ sẽ thực hiện chơi trong ngày 
hôm đó, cô cần tôn trọng quyết định của trẻ khi trẻ quyết định chọn góc cháu thích.
 Cô cần nêu ra góc chơi chính để trẻ thấy được tầm quan trọng của góc chơi 
chính để trong buổi chơi sẽ làm nổi bật hơn các góc khác.
 Trong quá tŕnh chơi giáo viên nên hòa nhập đóng vai chơi.
 Ví dụ như: Góc xây dựng, trẻ hiểu được xây nhà là cần có ai để xây, nguyên 
vật liệu gỗ để xây nhà, khi xây công viên thì cần có những gì, xây như thế nào, hàng 
rào các con sẽ xây như thế nào, khi xây xong cho các chú kỹ sư xây dựng khánh 
thành công trình của mình. Cô cần bao quát hết góc chơi và biết được cách nhập vai 
của trẻ trong khi chơi.
 Góc phân vai: Khu vực chơi đóng vai là nơi trẻ chơi các trò chơi giả bộ, đóng 
vai. Trẻ rất thích chơi ở góc gia đình và tìm thấy ở đây sự liên kết giữa gia đình và 
lớp học. Trẻ được tự do suy nghĩ, tưởng tượng và đóng vai: giáo viên, bác sĩ, cha, mẹ, 
em bé,..Trẻ khám phá, tìm hiểu các vai mà trẻ đóng. Qua góc phân vai giúp trẻ 
hình thành kỹ năng sáng tạo, giao tiếp, xã hội, nhận thức, cảm xúc giúp trẻ phát triển 
sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ.. Bên cạnh đó, còn giáo dục nhân 
cách cho trẻ
 Góc nghệ thuật: Được chia ra thành 2 góc nhỏ, góc tạo hình và góc âm nhạc.
 Đối với góc tạo hình: Tạo hình là hoạt động nghệ thuật luôn được trẻ ưa thích, 
tạo cơ hội cho trẻ thử nghiệm, sáng tạo, khám phá mới, thích thú và tiếp nhận cảm 
xúc. Ở góc tạo hình này cung cấp cho trẻ những vật liệu và cơ hội hoạt động khác 
nhau như trẻ được vẽ bằng sáp màu, vẽ bằng cách in hình vân tay, tô màu, nặn, xé trẻ phản ánh cuộc sống đó một cách sáng tạo và độc đáo chứ không phải mô phỏng 
hoàn toàn. Thông qua hoạt động góc trẻ thực sự làm chủ những gì trẻ biết tức là trẻ 
vận dụng những kinh nghiệm hiểu biết về cuộc sống xung quanh để thực hiện nhu 
cầu chơi. Có thể nói trẻ thực sự là một chủ thể tích cực, hành động một cách tự lực, tự 
nguyện và tự tin.
 2.2.5. Đánh giá trẻ trong quá trình chơi:
 Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Giao công việc mà không kiểm 
tra, đến lúc thất bại mới chú ý đến. Thế là không biết yêu dấu cán bộ”. Công tác kiểm 
tra, đánh giá trẻ trong quá trình chơi là một việc làm không thể thiếu nhằm định 
hướng, hướng dẫn và khích lệ trẻ.
 Trong quá trình trẻ nhập vai tham gia các hoạt động góc là một giáo viên tôi 
luôn bao quát trẻ để có biện pháp và cách xử lí kịp thời, phù hợp và động viên 
khuyến khích trẻ chơi tốt hơn. Tôi để trẻ sẽ tự giải quyết các vấn vấn đề theo suy nghĩ 
của trẻ. Bản thân tôi hiểu được rằng khi trẻ hoạt động góc có nghĩa là đang sống 
trong cuộc sống thực, trong khi chơi trẻ được đối thoại cùng nhau, trao đổi thỏa 
thuận, thương lượng cùng nhau, trẻ phải nói cho bạn chơi hiểu và phải hiểu lời bạn 
cùng chơi. Tình huống chơi và những hành động chơi ảnh hưởng thường xuyên đến 
sự phát triển của hoạt động trí tuệ đặc biệt là tư duy, trí tưởng tượng của trẻ. Trong 
hoạt động vui chơi đứa trẻ học thay thế đồ vật này bằng đồ vật khác, nhận đóng các 
vai khác nhau. Đó chính là cơ sở để phát triển trí tưởng tượng, vui chơi cũng ảnh 
hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, tình huống chơi đòi hỏi mọi đứa trẻ 
tham gia vào trò chơi phải có một trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định. Nếu 
đứa trẻ không diễn đạt được mạch lạc nguyện vọng, ý kiến của mình, nếu trẻ không 
hiểu được lời chỉ dẫn hay bàn bạc của bạn cùng chơi thì trẻ không thể tham gia vào 
trò chơi được.
 Bên cạnh đó tôi nhận thấy rằng vui chơi tác động rất mạnh đến đời sống tình 
cảm của trẻ. Đưá trẻ lao vào trò chơi với tất cả tinh thần say mê của nó. Trong khi 
chơi nó tỏ ra rất sung sướng và nhiệt tình. Khi phản ánh vào trò chơi những mối quan 
hệ giữa người với người và nhập vào những mối quan hệ đó thì những rung động 
mang tính người được gợi lên ở trẻ. Trong trò chơi trẻ thể hiện được tình người. Trò 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_to_chuc_hoat_dong_go.doc