SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 4 trường Tiểu học Dray Sáp

doc 22 trang skquanly 16/12/2024 130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 4 trường Tiểu học Dray Sáp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 4 trường Tiểu học Dray Sáp

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 4 trường Tiểu học Dray Sáp
 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học 
 sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp
 I. Phần mở đầu
 1. Lý do chọn đề tài
 Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của nhiều lĩnh vực xã hội thì giáo 
dục thời đại mới đã và đang phấn đấu đổi mới về nội dung, chất lượng và phương 
pháp sao cho đạt được 2 mục tiêu lớn là đào tạo nguồn nhân lực và đào tạo kỹ 
năng sống cho học sinh. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt đuợc của toàn 
ngành thì gần đây chúng ta thường thấy thực trạng trẻ vị thành niên có xu hướng 
gia tăng về bạo lực học đường, không hứng thú trong học tập, đánh nhau trong 
nhà trường, bị xâm hại, bị lợi dụng, phạm tội, liều lĩnh, ứng phó không lành 
mạnh, dễ mắc các tệ nạn xã hội, sống ích kỷ, vô tâm, khép mình,.
 Vấn đề học sinh thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, 
vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là những cản trở lớn cho 
sự phát triển của thanh thiếu niên khiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền lòng 
vì con. Trong một xã hội phát triển năng động như hiện nay, nhiều vị phụ huynh 
lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụt rè khi có cơ hội 
thể hiện mình trước đám đông hoặc không biết cách xử lý tình huống dù là thật 
đơn giản như kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác, tìm đường, định hướng, đi xe 
buýt,...
 Thêm nữa trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng thì kỹ 
năng tự bảo vệ mình cũng cần được coi trọng khi các nhóm trẻ xấu luôn lấy sức 
mạnh cơ bắp hoặc đám đông để bắt nạt, ức hiếp các trẻ hiền, ngoan, ít nói....
 Nhiều em học sinh có cuộc sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế 
giới ảo của Internet của thế giới game,... mà quên đi và đánh mất những cơ hội 
kết bạn, thể hiện những khả năng tiềm ẩn của mình, lo sợ, e ngại khi tiếp xúc với 
cộng đồng, xã hội. Chúng ta đang tạo nên một lớp thế hệ trẻ không biết làm gì, 
được bố mẹ chạy theo phục vụ mọi lúc, mọi nơi. Nhiều học trò sau khi rời trường 
học lại vùi đầu vào sách vở hoặc ôm lấy iPad, cơm bưng nước uống đến tận 
miệng, thậm chí bố mẹ vẫn giúp đi giày dép hộ....
 Trong khi đó đứng trước thềm hội nhập quốc tế đòi hỏi thế hệ trẻ phải tự 
tin; phải nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như phải có một số kỹ năng: sống khỏe, 
sống lành mạnh, giỏi lập trình, giỏi tiếng AnhChính vì vậy rèn kỹ năng thực 
hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tự phục vụ bản 
thân cũng là nhu cầu vô cùng cần thiết đối với trẻ mà đặc biệt là học sinh bậc 
tiểu học.
 “Gieo một thói quen – Gặt một tính cách – Gieo một tính cách – Gặt một 
số phận” để thấy được số phận của một con người gắn liền với một tính cách và 
vì thế cần thiết phải tạo ra cho trẻ những tính cách tốt, kỹ năng sống tốt. Nhưng 
tính cách, kỹ năng sống của một con người không phải tự nhiên mà có, nó phải 
được hoàn thiện dần qua quá trình giáo dục và rèn luyện. Việc tập cho trẻ những 
 Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 1 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học 
 sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp
 - Tạo cơ hội để học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình và phát 
triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. 
 b. Nhiệm vụ
 - Khảo sát thực trạng về kỹ năng sống của học sinh
 - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống 
cho học sinh tiểu học.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 - Nghiên cứu trong khuôn khổ một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo 
dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Dray Sáp.
 4. Giới hạn của đề tài
 - Học sinh lớp 4A năm học 2016 – 2017 của Trường Tiểu học Dray Sáp – 
Xã Dray Sáp – Huyện Krông ANa- Tỉnh Đăk Lăk.
 - Thời gian nghiên cứu: Năm học 2016– 2017.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 + Thu thập và tổng hợp tài liệu, xử lý tài liệu liên quan đến đề tài.
 + Khảo sát: Khảo sát thực trạng kỹ năng sống của học sinh
 + Phân tích: Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng
 + Tổng hợp: Trên cơ sở phân tích nguyên nhân đưa ra các biện pháp nâng 
cao hiệu quả giáo kỹ năng sống cho học sinh.
 II. Phần nội dung
 1. Cơ sở lí luận
 Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho 
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ 
năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở (Tại điều 27, Luật giáo dục 
– 2005)
 Đứng trước vấn nạn sa sút về đạo đức lối sống của học sinh năm học 2011-
2012 Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ thị “ Tăng cường nội dung giảng dạy kỹ năng 
sống cho học sinh” tích cực lồng ghép, dạy học tích hợp giáo dục kỹ năng sống 
cho các em học sinh ở tất cả các môn học trong nhà trường (Công văn số 
5358/BGDĐT – Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH năm học 2011 - 2012).
 Nội dung giáo dục kỹ năng sống nhằm giáo dục cho người học những kỹ 
năng cơ bản, cần thiết, hướng tới hình thành những thói quen tốt giúp người học 
thành công, bảo đảm vừa phù hợp với thực tiễn và phù hợp với thuần phong mỹ 
tục Việt Nam vừa hội nhập quốc tế trong giai đoạn công nghiệp hóa đất nước. 
Nội dung giáo dục kỹ năng sống phải phù hợp với từng lứa tuổi và tiếp tục được 
rèn luyện theo mức độ tăng dần. Đối với học sinh tiểu học: Tiếp tục rèn luyện 
 Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 3 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học 
 sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp
 Như chúng ta đã biết học sinh bậc tiểu học nói chung và học sinh trường 
tiểu học Dray Sáp nói riêng mà đặc thù trường lại nằm trên địa bàn kinh tế khó 
khăn với hơn 60% học sinh là học sinh dân tộc thiểu số Ê-đê, Mnông nên kĩ năng 
sống của các em còn rất nhiều hạn chế. Qua điều tra cho thấy: 
 - Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít 
sáng tạo, tính tự giác chưa cao, còn rụt rè, ngại giao tiếp, thiếu hợp tác. Khả năng 
ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường 
nóng nảy, gây gổ lẫn nhau, hay nói tục, chửi bậy...
 - Một số giáo viên cảm thấy rất khó khăn khi lồng ghép giáo dục kỹ năng 
sống cho học sinh vào giờ học, bối rối không biết phải giáo dục kỹ năng sống cho 
học sinh ra làm sao, lồng ghép vào khi nào và lồng ghép như thế nào cho hợp lí. 
Ngay cả một số giáo viên cũng chưa có kỹ năng sống tốt để áp dụng vào cuộc 
sống thì việc vận dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sống để truyền đạt nội 
dung tới các em học sinh lại càng khó khăn. Một số giáo viên dạy thay, chuyên 
chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mà chỉ chú 
trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nên chưa chịu khó tìm tòi các hình 
thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động dẫn đến làm mất sự hứng thú của 
học sinh.
 - Trường nằm trong địa bàn kinh tế khó khăn. Đa số người dân làm nghề 
nông. Một số học sinh phải ở nhà với ông bà vì bố mẹ đi làm ăn xa. Đa số các gia 
đình chưa quan tâm tới việc học, giáo dục kỹ năng sống cho con em. Bên cạnh đó 
một số gia đình lại bảo bọc, nuông chiều con thái quá dẫn đến trẻ nhút nhát, lười 
biếng, ngang ngạnh,thiếu kỹ năng tự phục vụ bản thân cơ bản nhất. Một số cha 
mẹ học sinh chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà quên hướng cho con em 
mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình. 
Phần lớn ở gia đình phụ huynh giao tiếp trong gia đình còn nhiều hạn chế, xưng 
hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm. Đây chính 
là điều kiện tốt để các tệ nạn xã hội xâm nhập vào các em nếu không có sự quản 
lý tốt của nhà trường - gia đình - xã hội.
 Qua quá trình quan sát, theo dõi, tiến hành khảo sát một số biểu hiện kỹ 
năng sống cơ bản của học sinh lớp 4A đầu năm học 2016 - 2017 thu được kết quả 
như sau:
 Khảo sát qua điều tra học sinh – Cha mẹ học sinh
 Vệ sinh cá nhân Tự học bài ở nhà
 Tổng Tự mình Cần người lớn Tự giác không Chưa tự giác, bố mẹ 
 số học làm được giúp cần nhắc nhở phải nhắc nhở nhiều
 sinh SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ
 24 12 50% 12 50% 6 25% 18 75%
 Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 5 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học 
 sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp
 sinh trở thành những học sinh có tính tự giác cao, kỹ năng sống cơ bản tốt khi 
 còn ngồi trên ghế nhà trường và khi trở thành những người trưởng thành thì sẽ là 
 những công dân tích cực của xã hội
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
 Biện pháp 1. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua 
công tác chủ nhiệm lớp:
 Mỗi thầy giáo, cô giáo muốn hoàn thành nhiệm vụ của người giáo viên chủ 
 nhiệm trước hết phải có tình yêu thương con người, có sự độ lượng, bao dung, 
 đồng thời phải hiểu về tâm lý lứa tuổi, phải có cái nhìn tinh tế. Cùng đó, giáo viên 
 chủ nhiệm cần am hiểu và biết cách tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. 
 Đối với học sinh có những biểu hiện lệch lạc về nhân cách giáo viên chủ nhiệm 
 chính là người cùng với gia đình có những biện pháp “kéo” em về với “cái thiện”. 
 Thầy, cô giáo chủ nhiệm là cầu nối quan trọng để kết nối giữa nhà trường, gia 
 đình và xã hội.
 Làm chủ nhiệm là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải là tấm 
 gương sáng cho học sinh noi theo về lời ăn, tiếng nói, tác phong làm việc cho đến 
 trình độ chuyên môn; quan hệ với trò như người thân để trò cảm thấy vừa gần gũi, 
 vừa đáng tin cậy; kiên trì giáo dục học sinh theo kiểu mưa dầm lâu thấm đất.
 Trước đây, giáo viên chủ nhiệm chủ yếu là định hướng, hướng dẫn hành vi 
 đạo đức cho học sinh. Hiện nay giáo viên chủ nhiệm không chỉ làm công tác 
 chuyên môn mà còn phải có kiến thức, kỹ năng để giải quyết những tình huống 
 phát sinh của học sinh trong lớp. Vì thế ngoài việc phải đảm bảo nội dung lên 
 lớp vừa tạo sự hấp dẫn, sáng tạo, mới mẻ, gây hứng thú học tập cho học sinh. Và 
 điều không thể thiếu là người giáo viên chủ nhiệm phải có tâm huyết với nghề 
 và tình yêu thương đối với học sinh.
 Vậy để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua công tác 
 chủ nhiệm lớp thì mỗi người giáo viên chủ nhiệm cần:
 Tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hình thức 
 dạy học của mình, qua các giờ sinh hoạt để giáo dục đạo đức và nhân cách cho 
 học sinh.
 Xây dựng hành vi giao tiếp giữa “Thầy với thầy, trò với trò, thầy với trò” 
 rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hoá, lên án mọi hành vi bạo lực học đường và xã 
 hội.
 Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh, kịp thời nắm bắt thông tin, 
 cùng kết hợp với cha mẹ học sinh rèn cho học sinh kĩ năng ứng xử văn hoá, rèn 
 luyện sức khoẻ phòng chống bạo lực.
 Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ phát huy được tính tích cực 
 trong việc rèn luyện kĩ năng sống của thầy cô giáo và học sinh. Giáo dục cho học 
 Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 7 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học 
 sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp
tốt, đi học đều, đúng giờ... Tất cả những vấn đề đó khi đưa vào thi đua sẽ khiến 
các em thực hiện một cách nghiêm túc hoặc những bạn nào không thực hiện 
nghiêm túc sẽ khiến các bạn khác không hài lòng và thường xuyên nhắc nhở nên 
tạo ra cho các em được các thói quen tốt.
 Đánh giá kết quả của phong trào này chúng ta dựa vào kết quả mà các tổ 
trưởng đã theo dõi nề nếp như bảng phân công theo dõi. Để kết quả theo dõi 
mang tính khách quan thì chúng ta nên để cho học sinh kiểm tra chéo, tức là tổ 
này để tổ kia theo dõi. Làm như thế sẽ khiến tính thi đua càng thêm nghiêm túc và 
học sinh càng cố gắng thực hiện vì tổ nào cũng muốn tổ mình là tổ nề nếp nhất. 
Đánh giá kết quả thi đua chúng ta nên đánh giá theo từng tuần, nhưng tổng kết thi 
đua chúng ta nên tổng kết theo từng tháng. Vì làm như thế từng tuần các em sẽ 
biết được tổ mình đã tốt ở chỗ nào còn thiếu sót ở điểm nào để từ đó các em cố 
gắng thực hiện ở tuần sau và như thế trong tháng thi đua các em có thể phát huy 
những mặt mạnh và khắc phục những mặt chưa tốt.
 Phong trào học tập 
 Phong trào này nhằm tạo ra phong trào học tập sôi nổi. Khắc phục một số 
vấn đề thường gặp ở học sinh: học sinh không ôn bài cũ ở nhà, học sinh không có 
ý thức làm bài tập trên lớp thường xuyên giáo viên phải nhắc nhở, phát biểu xây 
dựng bài... Thực hiện tốt phong trào này, ý thức học tập của học sinh được nâng 
lên. 
 Đối với phong trào này chúng ta nên cụ thể hóa thành phong trào của các 
tháng. Hầu hết mỗi tháng sẽ có một ngày kỉ niệm vì thế các phong trào nên gắn 
liền với ngày kỉ niệm đó. Làm như thế sẽ tăng thêm ý nghĩa của phong trào thi 
đua. Ví dụ: tháng 10, xây dựng phong trào “Hoa thơm tặng mẹ”, tháng 11, phong 
trào “Học tốt”, tháng 12, phong trào “Tiếp bước anh bộ đội Cụ Hồ”...
 Phong trào trang trí lớp học thân thiện
 - Thi trồng cây, hoa phù hợp, sử dụng sản phẩm mỹ thuật, kỹ thuật, sản 
phẩm các cuộc thi chữ viết đẹp, lồng đèn..trang trí lớp học theo tổ. Tạo không khí 
thi đua giữa các tổ với nhau nhằm đạt mục tiêu lớp học xanh, sạch, đẹp.
 Phong trào khác
 - Đối với các phong trào do nhà trường, liên đội phát động giáo viên chủ 
nhiệm cần làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, khuyến khích, lên kế hoạch, 
mục tiêu để học sinh có ý thức tự giác, tích cực tham gia có hiệu quả.
 - Giáo viên chủ nhiêm cần đưa ra hình thức khen thưởng cụ thể dựa trên 
những tiêu chí của từng phong trào để tạo động lực cho học sinh như:
 + Khen tập thể: Tặng cờ thi đua theo tổ hàng tháng (có thể quy định cờ 
nhất tháng màu đỏ).
 Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 9

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_ky_nang_son.doc