SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi từ việc áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

doc 12 trang skquanly 07/11/2024 330
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi từ việc áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi từ việc áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi từ việc áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
 SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT
 Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi từ việc 
 áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”
 1. Phần mở đầu
 1.1. Lý do chọn đề tài:
 Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo luôn chú trọng việc 
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung, chất lượng chăm sóc, giáo dục 
trẻ mầm non nói riêng. Đây là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu. Để 
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non cần rất nhiều yếu tố khác 
nhau, nhưng một trong những yếu tố quan trọng là đổi mới tổ chức hoạt động giáo 
dục “Lấy trẻ làm trung tâm".
 Với quan điểm “mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt” và “mỗi đứa trẻ đều 
có cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau”, và bản thân đã tiếp cận phương 
pháp “lấy trẻ làm trung tâm”, giúp trẻ hứng thú với việc học và phát triển thế 
mạnh của mỗi trẻ. Là giáo viên mầm non tôi luôn trăn trở việc tìm ra phương 
pháp giảng dạy giúp trẻ phát huy tối đa khả năng sáng tạo. Theo tôi, giáo viên 
mầm non là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho sự phát triển 
nhân cách và nhận thức của trẻ. Để thực hiện mục tiêu này, bằng những kiến thức 
sư phạm cùng kinh nghiệm hiểu về tâm lý trẻ, tôi đã đúc kết. 
 Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trử 4-5 tuổi theo phương pháp 
Lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non là một quan điểm giáo dục tiến bộ 
về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên. Quan điểm này định hướng cho giáo 
viên mầm non trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế 
hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động cho trẻ trong trường mầm non.
 Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc các giáo viên không chỉ truyền đạt 
kiến thức cho trẻ một cách thụ động mà các giáo viên tạo ra các điều kiện, các cơ 
hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh 
kiến thức và kinh nghiệm. Để đạt được điều này, các giáo viên cần nắm được 
hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa 
chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ. 
Trong quá trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo sự hứng thú, nhu cầu, 
kỹ năng, thế mạnh của mỗi trẻ đều được hiểu, đánh giá đúng và được tôn trọng. 
Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội tốt nhất để thành công. Để giáo dục lấy trẻ làm trung 
tâm được thực hiện một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất thì xây dựng môi trường 
giáo dục trong các trường mầm non, việc lập kế hoạch giáo dục, tổ chức các hoạt 
động vui chơi, hợp tác với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ là việc làm 
rất cần thiết và không thể thiếu.
 1 2019. Đề tài này có thể áp dụng rộng rãi, có hiệu quả đối với các nhóm lớp mầm 
non trong toàn trường.
 Nội dung đề tài được viết trên tinh thần tổng hợp những kinh nghiệm của 
bản thân, chủ yếu là những giải pháp trong công tác thực hiện nâng cao chất 
lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học 
tập qua chơi bằng các hình thức khác nhau phù hợp với nhu cầu hứng thú và khả 
năng của bản thân trẻ; Giáo viên mầm non được nâng cao về nhận thức và năng 
lực, tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Huy động sự tham gia của 
gia đình và xã hội, tạo sự thống nhất cùng quan tâm xây dựng trường mầm non 
lấy trẻ làm trung tâm.
 2. Phần nội dung
 2.1. Thực trạng của nội dung cần giải quyết:
 Trong năm học 2018-2019. Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và 
Đào tạo Lệ Thủy, Sự chỉ đạo của nhà Trường nhà trường tiếp tục thực hiện 
chương trình giáo dục mầm non theo hướng lấy trẻ làm trung tâm và xây dựng 
môi trường lấy trẻ làm trung tâm trong và ngoài lớp học vào quá trình chăm sóc 
giáo dục trẻ, nhà trường tổ chức nhiều đợt tập huấn bồi dưỡng chuyên môn cho 
giáo viên và tổ chức các hoạt động thao giảng dự giờ giáo viên, từ đó giúp bản 
thân tôi tự rút ra được ưu điểm của phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm và 
tổ chức tốt các hoạt động giáo dục cho trẻ. Đồng thời thu hút sự hứng thú tham 
gia tích cực của trẻ trong lớp tôi đang phụ trách. 
 Quá trình thực hiện đề tài tại ở lớp, tôi nhận thấy có được những thuận lợi 
và gặp phải một số khó khăn sau:
 2.1.1. Thuận lợi: 
 Bản thân tôi luôn nêu cao ý thức trách nhiệm cao trong công việc, nhiệt tình 
tâm huyết với nghề.
 Các đồng chí trong ban Giám hiệu nhà trường tận tụy với công việc, tâm 
huyết với nghề, năng động, sáng tạo trong công tác quản lý, trình độ chuyên môn 
nghiệp vụ vững vàng, luôn chỉ đạo sâu sát các biện pháp thực hiện phương pháp 
lấy trẻ làm trung tâm.
 Nhà trường luôn chăm lo điều kiện làm việc cũng như đời sống tinh thần 
cho đội ngũ: tăng trưởng cơ sở vật chất hàng năm, bổ sung thay thế các trang thiết 
bị đồ dùng dạy học.
 Lớp học thoáng mát đảm bảo cho trẻ vui chơi và học tập. Các cháu đến 
trường được học theo chương trình đúng độ tuổi.
 3 được những vướng mắc trong quá trình nghiên cứu tài liệu và thực hiện chương 
trình. Thực hiện được việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, giúp bản thân tôi có thêm 
kiến thức, kỹ năng mới trong thực hiện tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ 
làm trung tâm.
 2.2.2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch chương trình 
 Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã chủ động xây dựng Kế hoạch. Dựa kế 
hoạch của nhà trường Sau đó cụ thể hóa kế hoạch của nhà trường phù hợp với tình 
hình thực tế của lớp, lựa chọn đề tài, bài thơ, câu chuyện, bài hát, bản nhạcđưa 
vào kế hoạch cho phù hợp. Kế hoạch thực hiện chương trình của các lớp được nhà 
trường kiểm tra, phê duyệt kĩ càng. 
 Đối với nội dung xây dựng hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tôi đã 
tham mưu Hiệu trưởng trong việc xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần cụ thể, rõ 
ràng. Tôi chú ý xây dựng kế hoạch sát với thực tiễn đang diễn ra trong các lớp, dễ 
nhìn thấy sự tiến bộ hay không tiến bộ của trẻ để có biện pháp giáo dục có hiệu quả. 
 Ví dụ:
 - Đối với kế hoạch năm, mục tiêu đưa ra cần phù hợp với sự phát triển của 
trẻ. Mục tiêu dựa trên chương trình giáo dục mầm non, dựa trên chuẩn phát triển của 
trẻ, mục tiêu phải tính đến đặc điểm của vùng miền.
 - Đối với kế hoạch tháng, mục tiêu phải phù hợp với sự phát triển của trẻ và 
theo giai đoạn của kế hoạch giáo dục năm học.
 - Đối với kế hoạch tuần, mục tiêu phù hợp với sự phát triển của trẻ, thể hiện cụ 
thể các mục tiêu của kế hoạch giáo dục tháng. Các mục tiêu của kế hoạch có sự kế 
thừa, điều chỉnh để phù hợp với sự tiến bộ của trẻ.
 - Đối với kế hoạch ngày, thể hiện cụ thể các nội dung và hoạt động từ kế 
hoạch giáo dục tuần phù hợp với trẻ theo chế độ sinh hoạt.
 Kế hoạch được xây dựng dựa vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm 
sống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể. Khi tổ chức các hoạt động, tôi 
chú ý nhận ra được điểm mấu chốt của việc lấy trẻ làm trung tâm có nghĩa là tổ chức 
hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, tạo mọi cơ hội cho trẻ 
được tham gia vào các hoạt động.
 Khi lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm tôi chú ý 
đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm không có nghĩa là loại bỏ 
hoàn toàn phương pháp cũ. Về cơ bản vẫn phải tuân thủ các bước trong suôt tiến 
trình của tiết học, phải dựa trên phương pháp dạy đặc trưng của các bộ môn. Đổi 
mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” dựa trên 
sự hiểu biết, hứng thú, nhu cầu của trẻ mà ta đưa ra phương pháp tổ chức, hoạt 
động phù hợp khả năng của trẻ. Hình thức tổ chức tiết học đa dạng, phong phú tùy 
 5 2.2.4.Tham mưu mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị.
 Đối với trường học nói chung và lớp nói riêng thì cơ sở vật chất, trang thiết 
bị dạy học có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo 
dục và dạy học trong nhà trường. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi 
phục vụ dạy học là phương tiện để chuyển tải kiến thức tư duy cho trẻ. Đặc biệt, 
phát triển chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm 
trung tâm thì việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị rất cần thiết để nâng cao 
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy, việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị 
và sử dụng có hiệu quả sẽ góp phần rất lớn trong nâng cao chất lượng giáo dục 
theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
 Ngay vào đầu năm học 2018 - 2019 tôi đã rà soát lại trang thiết bị, đồ 
dùng, đồ chơi phục vụ quá trình giáo dục trẻ ở lớp mình đang phụ trách. Sau đó, 
tham mưu với BGH căn cứ vào thông tư số 02/2010 của Bộ trưởng Bộ giáo dục 
và đào tạo về danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo 
dục mầm non lên để kế hoạch mua sắm để ngay vào đầu năm.
 Các loại sách chương trình giáo dục mầm non, sách hướng dẫn thực hiện 
chương trình, sách hướng dẫn thực hiện theo chủ đề, sách thiết kế các hoạt động 
theo chủ đề đầy đủ cho các nhóm lớp, các loại tuyển tập được nhà trường chú ý 
mua sắm kịp thời trước khi thực hiện chương trình nên tôi chủ động hơn trong 
việc lựa chọn bài dạy, lựa chọn nội dung, hoạt động. Ngoài ra, các tập tranh minh 
hoạ thơ, chuyện cho các lớp, mua băng đĩa thơ, chuyện, bài hát theo chương trình 
chủ đề, mua một bộ băng đĩa VCD về các hoạt động theo chủ đề, cách tạo môi 
trường lớp học mua tranh ảnh về MTXT, tranh ảnh về chủ đề cho các lớp và một 
số sách bồi dưỡng tham khảo các hoạt động tổ chức giáo dục lấy trẻ làm trung 
tâm.
 Thường thì các loại đồ dùng đồ chơi do cô và trẻ tự làm khi sử dụng trẻ sẽ 
cảm thấy yêu quí và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn. Đây cũng 
là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quí sức lao động ngay khi còn bé. Do vậy, 
ngoài việc tham mưu mua sắm các đồ dùng đồ chơi thiết yếu, tôi đã chủ động tìm 
tòi nguyên vật liệu sẳn có để làm đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề để phục vụ các 
hoạt động có hiệu quả. Nhờ đó, số lượng đồ chơi, đồ dùng trường tôi đã được tăng 
lên và phục vụ đầy đủ cho quá trình hoạt động của trẻ, tạo cho trẻ hứng thú với 
các hoạt động do cô tổ chức, nhờ đó chất lượng giáo dục trẻ được nâng lên.
 2.2.5. Tuyên truyền và phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ:
 Để xây dựng được một môi trường giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung 
tâm thì công tác tuyên truyền và phối hợp với cha mẹ trẻ cũng đóng vai trò quan 
trọng. Như chúng ta đã biết, chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ 
 7 Bản thân tôi thành thạo trong việc lập kế hoạch và xây dựng nội dung 
chương trình theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Xác định mục tiêu, 
xây dựng kế hoạch từng chủ đề từ khâu xác định mục tiêu đến chọn nội dung và 
triển khai thực hiện đồng bộ, nhịp nhàng, không bị gò bó và chủ động về khoảng 
thời gian thực hiện các chủ đề trong năm. 
 Bản thân tôi đã sáng tạo, linh hoạt, mềm dẽo hơn so với trước trong việc 
lựa chọn hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung 
tâm.
 Đã chú ý tạo môi trường cho trẻ hoạt động, các góc chơi đã phản ánh được 
chủ đề đang thực hiện, vừa tạo ấn tượng cho trẻ vừa giúp trẻ cũng cố và mỡ rộng 
kiến thức sau các hoạt động học. 
 Biết sử dụng tối đa nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng, đồ 
chơi phục vụ các giờ hoạt động cho trẻ, biết tận dụng sản phẩm của trẻ để trang 
trí, tạo môi trường một cách phù hợp. 
 * Đối với trẻ:
 Đa số trẻ mạnh dạn, hồn nhiên, hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt 
động. 
 95% trẻ có nền nếp, thói quen trong các hoạt động, độc lập, tự tin trong 
giao tiếp giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ. Phát huy được tính độc lập, sáng tạo của 
mình một cách thoải mái, nhẹ nhàng. 
 Đa số trẻ biết thể hiện được ý định, ý kiến của mình trong từng hành động, 
lời nói, trong quá trình tạo các sản phẩm... 
 * Đối với phụ huynh:
 Phụ huynh ngày càng quan tâm, đã có nhận thức cao trong việc chăm sóc 
giáo dục trẻ. 
 Phụ huynh biết vận dụng kiến thức khoa học để chăm sóc giáo dục trẻ hợp 
lý, phù hợp với độ tuổi. 
 Nhiều phụ huynh tích cực trong việc hổ trợ các nguyên vật liệu, học liệu 
như báo, võ ốc, Xốp ti vi, các loại hột hạt, Chai nhựa...Phối hợp chặt chẽ với giáo 
viên từng lớp để mua sắm đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động của trẻ, 
trao đổi để thống nhất phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ, đồng thời đưa trẻ đến 
lớp chuyên cần và đảm bảo thời gian. 
 * Bài học kinh nghiệm:
 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chương trình là giáo dục lấy trẻ làm trung 
tâm. Qua đó, bản thân tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác nâng 
cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:
 9

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_cho_tre_4.doc