SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở trường Tiểu học A Thị Trấn Văn Điển

docx 16 trang skquanly 05/06/2025 330
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở trường Tiểu học A Thị Trấn Văn Điển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở trường Tiểu học A Thị Trấn Văn Điển

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở trường Tiểu học A Thị Trấn Văn Điển
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, 
vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Để có lợi ích trăm năm của dân tộc, 
vai trò của người thầy thật quan trọng trong mọi thời đại, mọi chế độ. Thầy có 
giỏi mới có thể tạo ra những lớp học trò giỏi - nguồn lực lâu dài của đất nước. 
Người thầy không những cần có kiến thức mà còn cần có kĩ năng sư phạm tốt, 
có lòng tận tâm với học sinh thân yêu. Điều này đòi hỏi mỗi giáo viên phải 
không ngừng học, bồi dưỡng để vươn lên đáp ứng yêu cầu của nhà trường, của 
xã hội. Vì vậy, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là công việc 
thường xuyên mà mỗi trường cần phải làm. 
 Thực tế trong những năm qua, chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung, giáo 
viên tiểu học nói riêng đang ngày càng được nâng lên. Đại bộ phận giáo viên đều 
tâm huyết với nghề, thương yêu học sinh và phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ 
của mình. Song để đáp ứng tốt chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng như 
những yêu cầu về đổi mới giáo dục người giáo viên phải hội tụ đầy đủ các yếu tố 
cơ bản: Phẩm chất đạo đức - Tư tưởng chính trị - Kiến thức và kĩ năng sư phạm. 
Cũng bởi vậy mà khoản 4, điều 69 Luật giáo dục 2019 chỉ rõ: Nhà giáo có nhiệm 
vụ “Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên 
môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học”. 
 Đối với trường Tiểu học A Thị Trấn Văn Điển, công tác nâng cao chất 
lượng đội ngũ giáo viên luôn được Ban giám hiệu nhà trường hết sức quan tâm, 
góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. Tuy 
nhiên, bên cạnh những ưu điểm như lòng yêu nghề, được đào tạo cơ bản..., vẫn 
còn thiếu sự đồng đều về chuyên môn. Một số giáo viên trẻ còn chưa có nhiều 
kinh nghiệm dạy học, một số giáo viên lớn tuổi thì việc tiếp cận phương pháp 
dạy học tích cực còn có những hạn chế nhất định. Với mong muốn chất lượng 
giáo dục của nhà trường ngày một đi lên, xứng đáng với sự tin tưởng của các 
cấp lãnh đạo cũng như của phụ huynh học sinh, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện 
pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo 
dục ở trường Tiểu học A Thị Trấn Văn Điển”.
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên của trường Tiểu học A Thị Trấn Văn 
Điển thời gian qua và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng ngũ giáo 
viên của nhà trường trong thời gian tới.
 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 1. Đối tượng nghiên cứu
 Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi 3
 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
 1. Khái niệm giáo viên, đội ngũ và đội ngũ giáo viên
 - Theo Luật giáo dục 2019, Khoản 1 - Điều 66: “Nhà giáo giảng dạy ở cơ 
sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình 
độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng 
trở lên gọi là giảng viên”.
 - Theo từ điển Tiếng Việt: “Đội ngũ là tập hợp một số đông người cùng chức 
năng hoặc nghề nghiệp thành một lực lượng”. Trong lĩnh vực giáo dục, đội ngũ 
được dùng để chỉ những tập hợp người được phân biệt với nhau về chức năng 
trong hệ thống giáo dục, chẳng hạn như: đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản 
lý trường học. 
 - Theo từ điển giáo dục học: “Đội ngũ giáo viên là tập hợp những người 
đảm nhận công tác giáo dục và dạy học có đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn 
và nghiệp vụ quy định”. 
 Như vậy, có thể khẳng định rằng, đội ngũ giáo viên Tiểu học là những 
người làm công tác giảng dạy - giáo dục trong trường Tiểu học, có cùng nhiệm 
vụ giáo dục, rèn luyện học sinh Tiểu học, giúp các em hình thành và phát triển 
nhân cách theo mục tiêu giáo dục đã xác định cho cấp học. 
 2. Yêu cầu về chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học
 2.1. Năng lực sư phạm của giáo viên
 Năng lực sư phạm là tổng hợp những đặc điểm tâm lí của cá nhân, đáp 
ứng những yêu cầu hoạt động sư phạm và quyết định sự thành công trong việc 
nắm vững hoạt động. Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu tác giả sách “Tâm 
lí học” (do Phạm Minh Hạc chủ biên) đã phân chia năng lực sư phạm của người 
giáo viên theo 3 nhóm sau:
 Nhóm 1: Đó là lòng yêu trẻ, thể hiện năng lực kiềm chế, tự chủ, điều 
khiển được các trạng thái tâm lí, tâm trạng của bản thân khi tiến hành các hoạt 
động sư phạm.
 Nhóm 2: Năng lực dạy học gắn liền với việc truyền đạt thông tin cho học 
sinh. Ví dụ: năng lực khoa học, năng lực chuyên môn, năng lực ngôn ngữ
 Nhóm 3: Những năng lực tổ chức giao tiếp trong quá trình dạy học và 
giáo dục nhóm: tổ chức làm việc khoa học, tổ chức các hoạt động của học sinh 
như óc quan sát, sự khéo léo sư phạm lôi cuốn học sinh.
 2.2. Năng lực chuyên môn của người giáo viên Tiểu học thể hiện ở 
chuẩn về kiến thức, kĩ năng
 2.2.1. Về kiến thức
 - Có kiến thức khoa học cơ bản liên quan đến chương trình. 5
 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
 1. Đặc điểm, tình hình
 Trường tiểu học A Thị Trấn Văn Điển năm 2008 được tách ra từ trường 
 tiền thân là trường Tiểu học Thị Trấn Văn Điển. Trường nằm trên địa bàn Thị 
 trấn Văn Điển, là trung tâm chính trị văn hoá của huyện Thanh Trì. 
 Trường có diện tích 12000m2 với 35 phòng học và đủ các phòng chức 
 năng, cơ sở vật chất nhà trường khang trang, đáp ứng được nhiệm vụ học 
 2buổi/ngày. 
 Tháng 11 năm 2020 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội công nhận lại trường 
 đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ II.
 * Số lượng CB, GV của trường trong năm học 2021-2022:
 Số lượng Trình độ
 Các bộ phận Biên HĐ (chỉ Đảng Đoàn Trên Đại Cao 
 T.Số Nữ Trung cấp
 chế tiêu) viên viên đại học học đẳng
 Ban giám hiệu 3 3 3 0 3 0 0 3 0 0
 Tổng phụ trách 1 1 0 1 0 1 0 0 1 0
 GV cơ bản 39 39 37 2 26 13 0 32 1 0
 GV năng khiếu 11 7 10 1 7 2 1 8 2 0
 Tổng cộng 54 50 50 4 36 16 1 43 4 0
 Tỉ lệ % 92.6 92.6 7.4 66.7 29.6 1.9 79.6 16.7 0
 * Số lượng HS của trường trong năm học 2021-2022:
 Con hộ 
 Số Con Con 
 Số Đội nghèo, Đúng 
 Khối học Năm Nữ HSKT thương hộ 
 lớp viên cận độ tuổi
 sinh binh KK
 nghèo
 1 6 319 167 152 0 0 0 0 1 318
 2 8 362 185 177 0 0 0 0 1 361
 3 6 275 148 127 73 0 0 0 274
 4 7 377 202 175 197 0 0 0 4 376
 5 8 369 175 194 259 0 0 2 1 366
Cộng 35 1702 877 825 529 0 0 2 7 1695 7
 TSHS 
 HTT + HT CHT Tỉ 
 Kết quả đánh giá được Tỉ lệ
 (CCG) lệ
 đánh giá (Tốt + Đạt)
 Kết quả học tập 361 361 100% 0 0
 Tự chủ và
 361 361 100% 0 0
 tự học
 Năng 
 Giao tiếp và
 lực 361 361 100% 0 0
 chung hợp tác
 Năng GQVĐ và sáng 
 361 361 100% 0 0
Lớp 1 lực tạo
 cốt 
 lõi Ngôn ngữ 361 361 100% 0 0
 Năng Tính toán 361 361 100% 0 0
 lực 
 Khoa học 361 361 100% 0 0
 đặc 
 thù Thẩm mĩ 361 361 100% 0 0
 Thể chất 361 361 100% 0 0
 Yêu nước 361 361 361 0 0
 Phẩm Nhân ái 361 361 361 0 0
 chất Chăm chỉ 361 361 361 0 0
 chủ Trung thực 361 361 100% 0 0
 yếu
 Trách nhiệm 361 361 100% 0 0
 Kết quả học tập 1298 1298 100% 0 0
 Tự phục vụ 1298 1298 100% 0 0
 Năng 
 Hợp tác 1298 1298 100% 0 0
 Từ lực
lớp 2 Tự giải quyết vấn đề 1298 1298 100% 0 0
 đến Tự tin, trách nhiệm 1298 1298 100% 0 0
lớp 5
 Phẩm Trung thực, kỉ luật 1298 1298 100% 0 0
 chất Đoàn kết, yêu thương 1298 1298 100% 0 0
 Chăm học, chăm làm 1298 1298 100% 0 0
 * Khen thưởng: 
 - HS khối 1:
 + HS xuất sắc: 147em = 40,7%
 + HS tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện: 1 em = 0,28% 9
 Cùng với việc bồi dưỡng trình độ về tư tưởng chính trị cũng cần phải bồi 
dưỡng phẩm chất đạo đức cho cán bộ giáo viên bởi giáo viên Tiểu học là người 
mẹ thứ hai của học sinh. Do đó, Ban giám hiệu nhà trường luôn có ý thức xây 
dựng tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường hoạt động theo kỷ cương, tình 
thương và trách nhiệm. 
 2. Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng giáo viên
 Yêu cầu của bồi dưỡng giáo viên rất đa dạng và phong phú. Ban giám 
hiệu nhà trường đã tiến hành bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bằng các 
hình thức sau:
 2.1. Bồi dưỡng thông qua tổ chuyên môn
 Người cán bộ quản lí phải luôn hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của tổ chuyên 
môn. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của tổ chuyên môn là công tác bồi 
dưỡng thường xuyên cho giáo viên về kiến thức, kĩ năng và phương pháp giảng 
dạy. Để hoạt động của tổ chuyên môn có hiệu quả, nhà trường đã lựa chọn các 
đồng chí Tổ trưởng chuyên môn có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, có tinh 
thần trách nhiệm cao trong công việc, tâm huyết với nghề, có uy tín với đồng 
nghiệp. Để nâng cao hiệu quả, chất lượng sinh hoạt của tổ chuyên môn, Ban 
giám hiệu đã hướng dẫn các đồng chí Tổ trưởng triển khai, lưu giữ tất cả các văn 
bản chỉ đạo chuyên môn của các cấp; thực hiện sinh hoạt chuyên môn 2 
lần/tháng và sinh hoạt chuyên môn đột xuất (nếu cần). Nội dung sinh hoạt tổ 
chuyên môn là đánh giá các công việc đã làm, triển khai kế hoạch của tổ trong 
tháng, bàn bạc thống nhất các vấn đề liên quan của tổ trong việc dạy và học, 
biện pháp nâng cao chất lượng, trao đổi cách dạy những bài khó trong tuần, dự 
giờ, kiểm tra hồ sơ chéo, thống nhất nội dung chương trình theo kế hoạch giáo 
dục của nhà trường, công tác chủ nhiệm lớp, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ 
(trao đổi với nhau cách hướng dẫn học sinh làm các bài văn hay, giải các bài 
toán khó theo các cách ngắn gọn, sáng tạo phù hợp với đặc điểm học sinh của 
trường, bồi dưỡng về công nghệ thông tin). Tổ trưởng chịu trách nhiệm quản 
lý tổ viên và đôn đốc, nhắc nhở tổ viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Đặc 
biệt, ở các tổ chuyên môn, bên cạnh những giáo viên có trình độ chuyên môn 
vững vàng, tâm huyết với nghề còn một số đồng chí giáo viên trẻ mới ra trường, 
trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế, chính vì vậy, Ban giám 
hiệu nhà trường đã chỉ đạo đồng chí tổ trưởng phân công các đồng chí giáo viên 
giỏi giúp đỡ các đồng chí giáo viên trẻ, mới vào ngành. 
 Các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên dự họp tổ 
chuyên môn để nắm vững tình hình tổ chức và thực hiện của các thành viên 
trong tổ, duyệt và chỉnh sửa kế hoạch sinh hoạt tổ kịp thời, chính xác để nâng 
cao chất lượng sinh hoạt tổ; đồng thời Ban giám hiệu nhà trường cũng luôn tạo 
điều kiện cho các tổ trưởng, tổ phó các tổ được tham gia vào các lớp tập huấn 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_giao_vien.docx
  • doc1- Bìa SKKN.doc
  • docx2- Đơn yêu cầu công nhận SKKN - 2022.docx
  • docx3- Mục lục.docx