SKKN Một số biện pháp khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi trường Mầm non Sơn Ca
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi trường Mầm non Sơn Ca", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi trường Mầm non Sơn Ca

MỤC LỤC Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU....................................................................................1 I. Đặt vấn đề .......................................................................................................1 II. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................3 Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ..............................................................3 I. Cơ sở lý luận của vấn đề .................................................................................3 II. Thực trạng vấn đề: .........................................................................................5 III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề............................................7 IV. Tình mới của giải pháp: .............................................................................21 V. Hiệu quả của SKKN ....................................................................................22 Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .........................................................23 I. Kết luận.........................................................................................................23 II. Kiến nghị: ....................................................................................................24 giảng của giáo viên luôn uyển chuyển, linh hoạt, thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và người học. Trẻ ở độ tuổi mầm non với đặc điểm tư duy trực quan là chủ yếu, khả năng tập trung chủ yếu của trẻ còn ngắn và chưa bền vững nhưng trẻ lại rất dễ hứng thú với các hình ảnh trực quan minh họa gây ấn tượng, tác động đến mọi giác quan như: hình ảnh, âm thanh, hình ảnh sinh động Vì thế, việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ kích thích sự tập trung, chú ý, ghi nhớ có chủ định của trẻ vào bài giảng tạo cho trẻ cơ hội được giao lưu được chủ động hoạt động và sáng tạo, từ đó những kiến thức tiếp cận sẽ được khắc sâu hơn trong trí nhớ của trẻ. Với mục đích nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non. Tôi đã tiến hành khai thác các phần mềm giáo dục vào chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Sau một thời gian triển khai phần mềm Kidsmart và ứng dụng các phần mềm tin học khác để khai thác thiết kế các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm và những hiểu biết ít ỏi của mình về: “Một số biện pháp khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm non Sơn Ca”. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 5-6 tuổi trường Mầm non Sơn Ca, xã DraySap, huyện Krông Ana, tỉnh ĐăkLăk. Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng một số biện pháp tác động nhằm hình thành và hoàn thiện việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tại trường Mầm non Sơn ca, huyện Krông Ana, tỉnh ĐakLak. Nghiên cứu thực trạng khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non Sơn Ca từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 9 năm 2018. II. Mục đích nghiên cứu “Một số biện pháp khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm non Sơn Ca” sẽ tạo tiền đề cho trẻ lĩnh hội những kiến thức, những kinh nghiệm và vốn hiểu biết của mình về thế giới xung quanh mình. - Nhằm tìm ra những phương pháp, những biện pháp mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục và chăm sóc trẻ trong trường Mầm non. - Giúp trẻ có kỹ năng sử dụng máy tính một cách sơ đẳng. Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 Trường mầm non là trường học đầu tiên của mỗi con người. Nó chính là phôi thai chính là cái nôi đầu tiên giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách, là nơi đặt nền móng đầu tiên cho sự nghiệp trồng người. Chính vì vậy, mà ta nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy trong ngành mầm non hoàn toàn có ích và mang lại không ít những hiệu quả thiết thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và nhiều mặt khác ở trẻ mầm non. Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin có thể cho trẻ cái nhìn trực quan, sinh động hơn về bài học. + Ví dụ: Trẻ có thể xem các đoạn video, clip mô tả về những sự việc hiện tượng về chủ đề mà trẻ đang học. Bên cạnh đó soạn một giáo án điện tử cũng đòi hỏi những quy tắc nhất định nhằm tạo nên hiệu quả khi soạn giáo án điện tử. Không nên lạm dụng kỷ xảo và trình chiếu Power Point liên tục, dùng quá nhiều hiệu ứng có thể làm cho trẻ bối rối, khó tiếp thu. Cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở trường mầm non được diễn ra rất linh hoạt theo hai hình thức chính: Hình thức trong giờ hoạt động chung và các hoạt động khác. Việc lựa chọn hình thức cho trẻ tiếp cận và làm quen dựa trên đặc điểm tình hình của trẻ do đó buộc giáo viên phải chọn hình thức cho phù hợp với trẻ. Từ những lý luận trên tôi đưa ra một số biện pháp ứng dụng ứng dụng công nghệ thông tin chăm sóc và giáo dục trẻ 5-6 tuổi trường Mầm non Sơn Ca II. Thực trạng vấn đề: Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự phấn đấu rèn luyện của mỗi cá nhân trong tập thể sư phạm nhà trường, được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong những năm gần đây đã từng bước đi lên đáp ứng được mục tiêu giáo dục của nhà trường. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ giáo dục, Sở giáo dục – Đào tạo Đăklak, Phòng giáo dục đào tạo Krông Ana, trường Mầm non Sơn Ca đã thực hiện 100% chương trình giáo dục mầm non mới và đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy. Việc khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non không những thuận lợi gặt hái được những thành công đáng kể mà bên cạnh đó cũng gặp không ít những khó khăn nhất định. 1. Thuận lợi: - Trường Mầm non Sơn ca là trường được thành lập từ năm 2009. Trường mới được xây rộng rãi, khang trang. Có đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ nên việc nắm bắt thực hiên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học khá dễ dàng. 4 - Đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi của trẻ khác nhau nên sự tiếp thu của trẻ cũng khác nhau Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài 9/2015. Tổng số trẻ tham gia khảo sát 35 cháu: Nội dung Trẻ đạt Tỷ lệ - Trẻ thường xuyên tỏ ra hứng thú, tích cực, sôi nổi 24/35 70% trong các hoạt động học. - Trẻ đạt các chỉ số về phát 73% triển nhận thức. 25/35 70% - Trẻ đạt các chỉ số về phát 24/35 triển ngôn ngữ. - Trẻ đạt các chỉ số về phát 26/35 76% triển thẩm mĩ. III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Thông qua những giờ học có áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các bài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, hành vi đẹp, những kỹ năng sống được chuyển tới các bé một cách nhẹ nhàng và sống động; góp phần hình thành ở các bé nhận thức về cái đẹp, biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi mầm non. - Biện pháp 1: Công tác bồi dưỡng giáo viên của nhà trường. + Yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý và giảng dạy là con người. Do đó, nhà trường đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, đặc biệt các kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên. 6 + Bên cạnh đó, nhà trường nên tạo một trang web riêng để khuyến khích giáo viên truy cập, đăng tin, gửi bài hoặc là thành viên và xem đây như là một câu lạc bộ để trao đổi kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy để giáo viên có thể chia sẽ, học hỏi lẫn nhau. Hình ảnh: Tivi, máy tính có kết nối mạng của từng lớp học - Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sưu tầm tranh ảnh dạy cho trẻ. + Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, bản thân tôi thấy rất có hiệu quả. Tôi tích cực truy cập internet, sưu tầm tất cả những hình ảnh về thế giới xung quanh bé và soạn giáo án điện tử để dạy trẻ. Khi xem những hình ảnh chiếu trên màn hình, trẻ rất hứng thú bởi những hình ảnh tôi sưu tầm cho trẻ xem đều rất gần gũi, sinh động. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin còn có rất nhiều điểm ưu việt như khi dạy về các con vật nuôi trong gia đình, ngoài việc xem tranh, tôi còn có thể đưa tiếng kêu các con vật vào để dạy cho trẻ. + Ngoài việc chèn các hình ảnh, tôi đã học cách chèn nhạc và chèn đoạn video clip vào slide cho trẻ xem hoặc chèn các âm thanh trong cuộc sống như: tiếng mưa rơi, tiếng gió, tiếng sóng biển cho trẻ nghe và đoán. +Khi cho trẻ tham gia khám phá các chủ đề, tôi đều tích cực ứng dụng công nghệ thông tin cố gắng đưa những hình ảnh thật vào để dạy trẻ bằng cách sử dụng điện thoại hoặc máy chụp ảnh chụp lại những hình ảnh vui chơi, sinh hoạt của trẻ trong lớp, những đồ dùng, đồ chơi quen thuộc cho trẻ xem. Điều này khiến trẻ rất hứng thú vì trẻ được xem các hình ảnh thật của mình và các bạn trong lớp. 8 - Biện pháp 4: Sử dụng các phần mềm. +Sử dụng phần mềm powerpoint: Hiện nay, dạy học với giáo án điện tử đang trở thành một phong trào sôi nổi ở các trường học các cấp nói chung và mẫu giáo nói riêng, đây là loại giáo án được biên soạn trực tiếp trên máy tính bằng các phần mềm chuyên dụng, giúp giáo viên đơn giản hóa việc lập giáo án. Với phần mềm này cho phép chúng ta tạo dựng những slide thể hiện những chủ điểm, thông điệp đi kèm với những hiệu ứng giúp cho bài dạy của mình trở nên hấp dẫn và lôi cuốn hơn. Ví dụ: Giờ học cho trẻ tìm hiểu về quá trình phát triển của cây. +Với lối học truyền thống đây là một giờ hoạt động làm quen với môi trường xung quanh, như thường lệ giáo viên chỉ cho học thông qua các tranh ảnh để trẻ quan sát chứa không thể chuẩn bị những loại con vật thật để cho trẻ được cầm nắm hay quan sát trực tiếp. Chính vì vậy, mà tiết học sẽ trở nên nhàm chán đơn điệu sẽ không lôi cuốn thu hút trẻ được nên hiệu quả của giờ học sẽ có phần hạn chế. Nhưng Tôi đã sử dụng phần mềm powerpoint cho trẻ quan sát một đoạn phim ngắn về quá trình phát triển của gà đang chuyển động, với những hình ảnh “thật” thì trẻ sẽ rất thích thú, tập trung chú ý, giờ học sẽ đạt kết quả như mong muốn. + Mục đích của giờ học: Trẻ hiểu được quá trình phát triển của cây đậu từ hạt nảy mầm, cây non, cây trưởng thành. - Chuẩn bị: + Xây dựng bài giảng điện tử, các phương tiện đồ dùng cho trẻ khám phá. + Đầu tiên ta vào google lựa chọn hình ảnh, gõ vào quá trình phát triển của cây, lựa chọn hình ảnh và copy về. Tiếp tục tìm một đoạn phim ngắn về quá trình phát triển của cây sau đó đưa về thư mục để lưu. Sau khi đã đủ các tư liệu thì ta sẽ vào phần mềm powerpoint chọn new slide để tạo một slide mới, insert( chèn) hình ảnh (âm thanh) tùy chỉnh để tạo ra các hiệu ứng cho từng slide, từng hình ảnh, đối tượng . Ví dụ: Cô cho trẻ xem đoạn phim về vòng đời phát triển của cây. - Hỏi trẻ: + Từ hạt giống phải trải qua quá trình như thế nào mới thành cây ? + Cây cần gì để lớn lên và phát triển + Qua quá trình chăm sóc của con người cây con phát triển như thế nào? + Sự phát triển của cây như một vòng tuần hoàn. 10 - Ứng dụng phần mềm powerpoint thiết kế các trò chơi âm nhạc: Âm nhạc là nhu cầu của cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với con người. Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì âm nhạc là một loại hình nghệ thuật hết sức gần gũi và nó phát triển năng lực cảm xúc, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ tình cảm. Với trẻ âm nhạc là thể giới kì diệu đầy cảm xúc. Âm nhạc giúp trẻ trải nghiệm những xúc cảm, phát triển khả năng thể hiện âm nhạc, góp phần hình thành tính độc lập, sáng tạo và nhu cầu hát múa trong đời sống hằng ngày của trẻ. Hoạt động âm nhạc ở các trường mầm non luôn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Vì vậy, âm nhạc là người bạn thân thiết của trẻ thơ. Từ lúc trẻ tới trường đến khi được đón về, âm nhạc cần xuất hiện thường xuyên để vừa tạo không khí vui vẻ, thoải mái vừa tạo hứng thú học tập cho trẻ như nhà văn M.Gooc- ki đã nhận xét: Âm nhạc tác động một cách kì diệu đến tận đáy lòng, nó khám phá ra cái phẩm chất cao nhất của con người, chính vì vậy, người lớn cần quan tâm đặc biệt đến việc giáo dục âm nhạc cho trẻ càng sớm càng tốt. Công nghệ thông tin giúp âm nhạc đến gần với trẻ không những trẻ thuộc bài hát mà qua các hình ảnh có liên quan trẻ còn phát triển nhận thức, những hình ảnh trẻ khó có thể xem trực tiếp. + Ví dụ: Ở chủ đề nghề nghiệp: Dạy bài hát: “Cháu yêu cô chú công nhân”, có thể kết hợp cho trẻ xem hình ảnh “Chú công nhân đang xây nhà, cô công nhân đang may quần áo” tương ứng với mỗi câu hát, đến câu nói về ai thì trẻ xem hình ảnh tương ứng với nghề nghiệp đó, trẻ có thể vừa hát vừa hưởng ứng theo bài hát bằng cách vỗ tay theo tiết tấu bài hát. Tiết học sẽ trở nên vui nhộn và hấp dẫn hơn. + Với những bài nghe hát thuộc làn điệu dân ca cô có thể cho trẻ xem hình ảnh, clip về những cuộc thi hát dân ca, hát đối, hát quan hộ ở hội lim, khi trẻ được xem trực tiếp những đoạn video clip có biểu diễn bằng trang phục áo tứ thân trẻ sẽ hứng thú và có cảm xúc hơn với các làn điệu dân ca. + Các trò chơi âm nhạc có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố kĩ năng ca hát, cảm nhạc nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc, mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp nhận những nội dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ có kĩ năng nghe nhạc. Chính vì vậy tôi đã tìm tòi để ứng dụng các phần mềm tin học vào âm nhạc để thiết kế các trò chơi âm nhạc làm tăng thêm sự hấp dẫn cho bộ môn âm nhạc. Và tôi đã sử dụng phần mềm powerponit để thiết kế các trò chơi âm nhạc. Ví dụ: Trò chơi âm nhạc “Ô cửa bí mật”. 12
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_khai_thac_va_ung_dung_cong_nghe_thong.doc