SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi trường Mầm non Hương Mạc 1

doc 20 trang skquanly 05/07/2025 40
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi trường Mầm non Hương Mạc 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi trường Mầm non Hương Mạc 1

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi trường Mầm non Hương Mạc 1
 Phần 1: MỞ ĐẦU
 1. Mục đích của đề tài:
 Như chúng ta đã biết tai nạn thương tích là một tai nạn bất ngờ xảy ra và 
gây ra những tổn thương trên cơ thể mà không có gì bù đắp được. Vì ở lứa tuổi 
này các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, 
kỹ năng phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích.
 Hiện nay tai nạn thương tích ở trẻ em đang có xu hướng tăng lên và là 
vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước 
đang phát triển.
 Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên toàn cầu có hơn 
900.000 trẻ em và vị thành niên dưới 18 tuổi tử vong do thương tích, trong đó 
90% là thương tích không chủ ý. Ngoài những ca tử vong, hàng chục triệu trẻ 
em đòi hỏi phải được chăm sóc tại các cơ sở y tế và nhiều trẻ bị tàn tật suốt đời.
 Tại Việt Nam, thống kê của Cục Quản lý môi trường cho thấy, mỗi năm 
trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích. Số trẻ em tử vong do tai 
nạn thương tích là 6.600 trường hợp một năm chiếm tỷ lệ 35,5% trong tổng số 
trẻ tử vong trong toàn quốc do tất cả các nguyên nhân. Cứ 100.000 trẻ có 24 trẻ 
tử vong do tai nạn thương tích hay tương đương 18 trẻ em tử vong do tai nạn 
thương tích mỗi ngày. 
 Công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trong các cơ sở giáo dục 
không chỉ có tác động tới sức khoẻ và tính mạng của trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu 
giáo, học sinh, sinh viên mà còn là yếu tố đảm bảo phát triển giáo dục toàn diện. 
Tai nạn thương tích trẻ em (do tai nạn giao thông, đuối nước, bỏng, ngã, bạo lực 
trong gia đình, xã hội và tự tử.) là thứ "họa bất kỳ" mà không ai mong muốn. 
 Tuy nhiên, nhìn vào thực tế số tai nạn thương tích trẻ em đang gia tăng, 
chúng tôi nhận thấy, một phần rất lớn những ca tai nạn thương tích đau lòng của 
trẻ thường bắt nguồn từ sự bất cẩn và kém hiểu biết của người lớn.
 Tai nạn thương tích luôn dình dập quanh ta nhất là đối với trẻ nhỏ. Vì 
vậy, để thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả “Chính sách quốc gia phòng, chống 3
Như vậy việc tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích mới đạt hiệu quả 
như mong đợi.
 3. Đóng góp của sáng kiến.
 Trẻ nhỏ nói chung và trẻ lứa tuổi mầm non nói riêng rất hiếu động, trẻ 
thích khám phá thế giới xung quanh, do vậy tai nạn thương tích là khó tránh, 
điều quan trọng là chúng ta xử lý ra sao. Trẻ cần phân biệt, nhận biết những nơi 
có thể gây nguy hiểm. Biết thận trọng khi chơi với những đồ vật có thể gây 
nguy hiểm như: cây, gậy, dao, kéo, súng đồ chơi; có một số kỹ năng phòng 
khi bị ngã, chảy máu, khi bị thương nhẹ biết cách tìm sự trợ giúp khi xảy ra các 
tình huống tai nạn;  Nhiệm vụ của người giáo viên là giáo dục trẻ bước đầu 
nhận biết, tự bảo vệ bản thân, phòng tránh tai nạn thương tích có thể xảy ra 
trong quá trình hoạt động của trẻ không chỉ trong phạm vi trường mầm non mà 
còn trong cuộc sống hàng ngày của trẻ.
 Đề tài nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp giáo dục kỹ năng phòng 
tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non. Từ 
đó, giúp trẻ có khả năng tự tránh được các tai nạn thương tích và góp phần giảm 
tỷ lệ trẻ bị tai nạn thương tích trong trường mầm non.
 Giúp trẻ 4-5 tuổi bước đầu có được một số kiến thức cơ bản về những 
nguyên nhân gây tai nạn thương tích cho trẻ, từ đó trẻ có được kĩ năng để phòng 
tránh các tai nạn thương tích có thể xảy ra với trẻ trong cuộc sống hàng ngày.
 Giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm và kĩ năng cần thiết trong việc tổ 
chức hoạt động giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 
tuổi ở trường mầm non. 5
nguồn gốc, thường xuyên được cơ quan y tế kiểm tra, giám sát. Bếp ăn của nhà 
trường luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
 2. Thuận lợi và khó khăn.
 a.Thuận lợi.
 Đội ngũ giáo viên yêu nghề mến trẻ, tâm huyết tận tụy với nghề, có trình 
độ chuyên môn đạt trên chuẩn.
 Ban Giám hiệu luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn 
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ do Phòng, Sở tổ chức. Thường xuyên tổ 
chức các buổi chuyên đề về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ để giáo 
viên có kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau.
 Ngoài tài liệu chuyên môn nhà trường còn trang bị đầy đủ tài liệu về cách 
phòng tránh tai nạn thương tích cho giáo viên.
 Lớp học được trang bị đầy đủ, đồ dùng đồ chơi sạch sẽ, an toàn, máy tính 
có kết nối internet để truy cập thông tin trên mạng, có điều kiện tham khảo, học 
hỏi những kiến thức về chăm sóc – giáo dục trẻ nói chung và kinh nghiệm giáo 
dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích nói riêng.
 Bản thân có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn tự học tập, bồi dưỡng 
về cách xử trí và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ qua sách báo, qua các 
trang mạng, cổng thông tin điện tử.
 b. Khó khăn:
 Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi rất hiếu động, hay đùa nghịch nên nguy cơ dẫn đến 
tai nạn thương tích rất cao.
 Nhiều phụ huynh nuông chiều trẻ quá mức và chưa có sự quan tâm về 
giáo dục, còn bao bọc, nâng niu trẻ, chưa giúp trẻ biết tự giải quyết các tình 
huống.
 Trước khi áp dụng biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn 
thương tích cho trẻ tôi tiến hành khảo sát trên thực tế về kỹ năng phòng tránh tai 7
 Theo thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ Giáo 
Dục và Đào Tạo ban hành về quy định xây dựng trường học an toàn, phòng 
chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non. Tất cả các trường học 
không chỉ riêng cấp mầm non đều phải đảm bảo an toàn cho trẻ khi trẻ ở trường. 
Trẻ đến trường phải được chăm sóc và giáo dục trong một môi trường đảm bảo 
an toàn.
 Để đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường tôi đã chủ động tham mưu Ban 
Giám Hiệu sắp xếp các đồ chơi ngoài trời hợp lý và kiểm tra thường xuyên để 
loại bỏ các dấu hiệu gây mất an toàn cho trẻ.
 Tôi cùng giáo viên trong trường thường xuyên vệ sinh cọ rửa các đồ dùng 
đồ chơi trên sân để tránh trơn trượt đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.
 2. Biện pháp 2: Giáo viên luôn giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi.
 Trẻ được tham gia các hoạt động học và vui chơi một cách thoải mái nhất 
sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, nhưng vẫn cần sự giám sát của giáo viên để có 
thể an toàn cho trẻ một cách tuyệt đối nhất khi trẻ ở trường mầm non.
 Giáo viên luôn luôn quan sát khi trẻ vui chơi với đồ dùng đồ chơi.
 Giáo viên luôn phải để mắt đến trẻ mọi lúc, mọi nơi không để trẻ chơi 
một mình vì ở tuổi mầm non trẻ hiếu động và luôn muốn khám phá mọi đồ vật 
xung quanh bằng mắt nhìn, tay sờ và ngậm vào miệng. Vì thế mà trẻ thường 
mắc phải các tai nạn về đường hô hấp do hít và nuốt phải các dị vật.
 Từ các hoạt động học, hoạt động chơi ngoài trời, hoạt động ăn hay hoạt 
động ngủ đều có thể xảy ra các tai nạn thương tích như:
 * Hoạt động học: Thường ít gây ra tai nạn nhưng ảnh hưởng tới sự phát 
triển của trẻ. Trẻ có thể đùa nghịch chọc bút vào mặt nhau (chọc vào mắt nhau). 
Nhất là với các hoạt động sử dụng đất nặn cần chú ý không để trẻ nghịch đất 
nặn nhét vào tai, mũi của nhau rất nguy hiểm.
 Không sử dụng các loại chai, lọ, đựng thuốc, đựng màu độc hại làm đồ 
chơi cho trẻ. 9
 * Giờ chơi, hoạt động ngoài trời: Trong giờ chơi vì ở ngoài trời trẻ rất 
ham chơi nên có thể gặp các tai nạn như: Chấn thương phần mềm, rách ra, gãy 
xương....nguyên nhân thường do trẻ đùa nghịch, xô đẩy nhau, dùng que làm 
kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc vào nhau và trẻ có thể vô tình chọc vào mắt gây 
chấn thương. Ngoài ra trẻ còn chơi đùa cầm gạch, sỏi, đá ném nhau hoặc chảy 
nhảy va vào các bậc thềm gây chấn thương. Vì vậy trước khi cho trẻ ra hoạt 
động ngoài trời cô chú ý đếm trẻ, kiểm tra khu vực sân trẻ quan sát có chủ đích. 
Giao hẹn sân chơi quy định phải đảm bảo đó là nơi thoáng mát...Không để trẻ 
chơi gần các bụi rậm, nơi có tổ ong, tổ kiến để đề phòng rắn cắn, ong đốt, kiến 
cắn. Loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại, mảnh thủy tinh, gốm, đá, sắt, 
sỏi...khỏi nơi vui chơi của trẻ, vì vậy cô phải bao quát ở bên trẻ để đảm bảo trẻ 
vui chơi mà vẫn an toàn.
 Ở thang leo, xích đu, cầu trượt cần đặt các miếng thảm gai để khi trẻ tiếp 
đất được an toàn, không bị trầy xước khi va vào nền bê tông.
 Cô kịp thời giải thích ngay cho trẻ về sự nguy hiểm của các vật nhọn khi 
chơi, đùa nghịch, sinh hoạt để trẻ có thể ghi nhớ ngay và cẩn thận hơn khi chơi.
 * Hoạt động ăn: Vào giờ ăn trẻ rất hiếu động háu ăn vì thế khi thức ăn 
mang từ nhà bếp lên còn đang nóng cô cần để nguội bớt rồi mới chia về bàn cho 
trẻ.
 Kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, uống. Tránh cho trẻ ăn thức ăn, 
nước uống còn quá nóng.
 Không ép trẻ ăn, uống khi đang khóc, trẻ vừa ăn, vừa cười đùa hoặc khi 
trẻ đang khóc mà cô ép trẻ ăn, uống đều rất dễ gây sặc cho trẻ. Vì thế cô phải để 
trẻ ăn trong tâm trạng thật thoải mãi, không cố ép trẻ.
 Khi ăn cần cho trẻ ăn ở tư thế ngồi, nhắc trẻ ăn từ từ nhai kỹ. Giáo dục trẻ 
khi ăn không được vừa ăn vừa đùa nghịch, nói chuyện dễ bị xặc nghẹn. 11
 Những đồ chơi đã bị hư hỏng cần phải loại bỏ để tránh gây nguy hiểm 
cho trẻ.
 Một số đồ dùng đồ chơi thuộc loại nhựa giòn dễ vỡ gây nguy hiểm, vậy 
khi chọn lựa đồ chơi cho trẻ giáo viên cần lưu ý chọn cho trẻ đồ chơi có xuất xứ 
rõ ràng, các thông số về kỹ thuật cũng như chất liệu tạo thành được nhà sản xuất 
ghi đầy đủ, rõ ràng trên bao bì sản phẩm đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.
 Cất giữ vật dụng sắc nhọn xa tầm với của trẻ, loại bỏ các vật dụng sắc 
nhọn bằng kim loại, mảnh thủy tinh, gốm, sắt khỏi nơi vui chơi của trẻ.
 Bên cạnh việc loại bỏ đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm thì giáo viên phải luôn 
cẩn trọng với đồ dùng dạy học của cô như: Dao, kéo, thước kẻ, súng bắn keo 
nến, khi dùng xong phải cô cần cất gọn đúng nơi quy định, cất cao khỏi tầm 
tay với của trẻ.
 Báo ngay với BGH nếu trong lớp có đồ dùng, đồ chơi bị hỏng để thay đồ 
dùng đồ chơi mới ngay đảm bảo an toàn và có đồ chơi cho trẻ kịp thời
 4.Biện pháp 4: Giáo viên luôn tự học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến 
thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non.
 Là một giáo viên là người trực tiếp chăm sóc trẻ khi ở lớp, vì vậy việc bồi 
dưỡng kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm 
non là rất quan trọng và cần thiết. Bản thân luôn tham gia đầy đủ vào các buổi 
tập huấn do nhà trường và phòng giáo dục tổ chức, là người giáo viên mầm non 
còn cần nghiên cứu sách báo và hoàn thiện nội dung, chương trình giáo dục về 
phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ để phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý 
lứa tuổi và tình hình thực tế ở địa phương. Tổ chức và tham gia các cuộc thi tìm 
hiểu về cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non. 
 Hàng năm Giáo viên cần phải tham gia các lớp tập huấn về Y tế để nâng 
cao kiến thức về cách sơ cứu kịp thời nếu trẻ không may gặp tai nạn.
 Khi trẻ bị tai nạn phải bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời 
báo cho cha mẹ và ban giám hiệu và đưa trẻ y tế nơi gần nhất để cấp cứu kịp 
thời cho trẻ. 13
 * Giả định trẻ bị chảy máu cam:
 Khi trẻ bị chảy máu mũi, điều quan trọng cô giáo cần phải bình tĩnh vì lúc 
đó trẻ sợ hãi, khóc lóc càng khiến máu chảy ra nhiều. Cô giáo có thể hạn chế 
máu mũi chảy bằng cách để trẻ ngồi dậy, đầu hơi cúi về phía trước, không nên 
ngả người về phía sau giúp trẻ khỏi nuốt máu mũi vào cổ.
 Nếu trẻ đã lớn nên bảo trẻ thở bằng miệng, sau đó dùng tay kẹp chặt 2 
bên cánh mũi, ngay đoạn dưới xương sụn mũi trong vòng 5-10 phút. Máu mũi 
vẫn chảy tiếp có nghĩa là bạn bóp cánh mũi của trẻ chưa đúng chỗ, cần phải bóp 
lại một lần nữa. Nếu máu tiếp tục chảy quá 15 phút hoặc khi thấy trẻ đã nuốt 
quá nhiều máu chảy xuống họng, phải lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. 
Qua đó, rút kinh nghiệm chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ.
 Tham mưu với ban giám hiệu đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết 
bị phòng, tránh tai nạn, thương tích ( băng, nẹp cứu thương) củng cố và phát 
triển phòng Y tế để đáp ứng được nhiệm vụ phòng, tránh tai nạn, thương tích; 
phát hiện và xử lý kịp thời khi có tai nạn thương tích xảy ra trong nhà trường.
 5.Biện pháp 5: Tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục kĩ năng 
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ thông qua các hoạt động và trò 
chơi.
 a.Lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục kỹ năng phòng tránh tai 
nạn thương tích thông qua các hoạt động
 Để đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc, mọi nơi tôi đã nghiên cứu, lập kế 
hoạch để đưa các dấu hiệu nhận biết phòng tránh các tai nạn thương tích vào các 
thời điểm trong ngày để dạy trẻ như sau:
 Bảng 2: Kế hoạch giáo dục kỹ năng nhận biết các dấu hiệu gây ra tai 
nạn thương tích thông qua các hoạt động
 Nội dung
 Ghi 
 Thời điểm
 ( Nhận biết các dấu hiệu gây ra tai nạn chú
 thương tích)
 Đón trẻ Các khu vực dễ xảy ra tai nạn: Lan can, cầu thang...

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_phong_tranh_tai_nan_t.doc