SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường mầm non Hương Mạc 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường mầm non Hương Mạc 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường mầm non Hương Mạc 1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ TỪ SƠN TRƯỜNG MẦM NON HƯƠNG MẠC 1 SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ CẤP CƠ SỞ ĐỀ TÀI: “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON HƯƠNG MẠC 1, THÀNH PHỐ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH ” Tác giả: Đàm Thị Oanh Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị: Trường mầm non Hương Mạc 1 Thành phố Từ sơn – Tỉnh Bắc Ninh Chuyên ngành: Giáo dục mầm non Hương Mạc, tháng ..... năm 202... 0 còn là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công của giáo viên trong công việc. Trẻ thơ là đối tượng luôn cần sự nhẹ nhàng, yêu thương và ân cần nhưng giáo viên mầm non hiện chịu quá nhiều áp lực để có thể nhẹ nhàng, yêu thương và ân cần. Làm thế nào để giáo viên yêu nghề mến trẻ, gắn bó với nghề đang là vấn đề rất đau đầu của các nhà quản lý. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự vô cảm trong nhân cách của một bộ phận giáo viên mầm non như áp lực công việc lớn, thời gian làm việc nhiều, lương thấpMỗi giáo viên mầm non hiện trung bình phải làm việc 10 tiếng mỗi ngày, không kể thời gian soạn giáo án buổi tối ở nhà, làm đồ chơi vào các ngày nghỉ nhưng họ vẫn không nhận được sự thông cảm từ phụ huynh. Trẻ mầm non là đối tượng đặc thù, chưa ý thức được hành vi nên rất hay nghịch ngợm, tranh giành nhau... trong khi lớp học thường quá đông, giáo viên đôi khi khó có thể quan sát hết và phản ứng kịp thời. Tuy nhiên, chỉ một xây xát nhỏ trên người con có khi cũng khiến các phụ huynh nổi giận...Vì vậy, để bồi dưỡng nhân cách và phẩm chất nghề nghiệp đội ngũ giáo viên mầm non, một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho đội ngũ Hiệu trưởng trường mầm non đó là phải tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng phẩm chất nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non. Bởi vậy, bản thân tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường mầm non Hương Mạc 1, Thành phố Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh » nhằm giúp cho BGH nhà trường thay đổi quan điểm chỉ đạo, giúp cho giáo viên thay đổi tư duy có nhận thức đồng bộ hơn và nâng cao trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu giáo dục mầm non mới, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực cho trẻ và phát triển nhân cách trẻ một cách toàn diện nhất . 2 lớn lao cũng như vị trí của mình trong giáo dục. Sau đó giáo viên tự có ý thức rèn luyện, tu dưỡng bản thân, học hỏi đồng nghiệp thông qua các buổi tập huấn và thao diễn, sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ, kiến thực tậpđể nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức nâng chuẩn: Chuẩn đạo đức, nghề nghiêp, chuẩn chuyên môn để mang đến những bài học chất lượng nhất đối với học sinh trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Ban đầu tôi đưa ra giải pháp áp dụng cho giáo viên đứng lớp và học sinh khối 5-6 tuổi. Và khi thấy có sự thay đổi rõ nét về chất lượng của giáo viên kéo theo kết quả thu được của trẻ rất cao, trẻ hứng thú và say mê các hoạt động nên tôi đã phối kết hợp với ban giám hiệu mở rộng áp dụng trên giáo viên và trẻ khối 4-5 tuổi. Tổng số giáo viên được áp dụng là 28 giáo viên và số học sinh áp dụng thử là 375 trẻ . 3. Đóng góp của SK để nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học của ngành GD và của đơn vị: Đối với việc nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học của ngành GD: Bản thân là Hiệu trưởng, tôi luôn tìm tòi, khám phá và nghiên cứu ra những phương pháp dạy học hay và có tính sáng tạo không chỉ nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ sư phạm cho giáo viên mà quan trọng hơn cả đó là nâng cao khả năng tư duy và khả năng tự học của trẻ, đáp ứng nhiệm vụ quan trọng của GDMN đó là: Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm...Và khi bài SK đã hoàn thành, trong việc nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học của ngành GD tôi tự nhận thấy rằng: Bài SK: “Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường mầm non Hương Mạc 1, Thành phố Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh” sẽ giúp cho ngành giáo dục có được những định hướng mới trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN. Từ đó đó hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm đó là: Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Đối với đơn vị tôi công tác: 4 tạo ban hành. Trong đó: Mẫu giáo: 16 lớp với 431 cháu, 01 nhóm trẻ tập thể với 23 cháu. Nhà trường được giao quản lý 4 cơ sở MN Tư thục trên địa bàn với tổng số học sinh 253 trẻ trong đó: 9 lớp mẫu giáo với 108 trẻ và 10 nhóm trẻ với 145 trẻ. Sau thời gian nghỉ dịch Covid đầu năm 2021 đã có 1 nhóm trẻ xin tạm ngừng hoạt động. Toàn trường có 49 Cán bộ, giáo viên và nhân viên trong đó có 1 Hiệu trưởng và 2 phó hiệu trưởng trực tiếp quản lý chỉ đạo các hoạt động của nhà trường. Trường có 3 điểm trường nằm ở 3 khu phố Kim Thiều, Hương Mạc và Vĩnh Thọ, cơ sở vật chất nhà trường gồm: - Tổng số phòng học: 17 phòng và có đầy đủ các phòng chức năng - Trường có 17 lớp học với tổng số học sinh là: 454 trẻ Hiện tại, đội ngũ giáo viên của trường là lực lượng trẻ, nhiều giáo viên trẻ mới ra trường. Tổng số cán bộ giáo viên: 49 (HT: 01; PHT: 02; GV: 32; nhân viên: 14 (cô nuôi: 10, KT:1, VT: 01, bảo vệ: 02). - Trình độ CM của QL, GV: Đạt chuẩn: 100% (trong đó trên chuẩn: 23/37 tỷ lệ: 62.16%) - Biên chế: 18 người, trong đó : QL: 3 ; GV: 14 ; NV: 1 - Số giáo viên chưa biên chế và hợp đồng khoán việc: 18. - Chế độ giáo viên chưa biên chế và hợp đồng khoán việc: 4.337.000. - Số CBQL, giáo viên còn thiếu so với quy định: 0 - Số Đảng viên: 7, (Dự bị : 01); Chi bộ đã tách. 2. Những điểm mạnh, điểm yếu 2.1.Điểm mạnh: Đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, 100% CBGV đảm bảo trình độ chuẩn, trên chuẩn, luôn đoàn kết, nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc được giao. 6 lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Thêm vào đó việc áp dụng CNTT của các giáo viên mới vào cũng như một số giáo viên có tuổi còn hạn chế, sử dụng công nghệ thông tin chưa thật hiệu quả. Từ thực tế trên đã thúc đẩy tôi tìm biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên sao cho phù hợp với thực tế của đơn vị, phù hợp với đặc thù của trường vùng nông thôn, đồng thời tìm những bước chuyển biến mới để bồi dưỡng cho đội ngũ nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành đánh giá chất lượng đội ngũ như sau: Bảng 1: Tình hình đội ngũ tháng 9/2020 Số lượng: 37 Trình độ Biên chế đội ngũ CBQL GV NV ĐH CĐ TC Biên chế Hợp đồng 3 32 2 16 3 18 18 19 Tỷ lệ % 43.24 8.12 48.64 48.64 51.36 Nhận xét: Nhân viên thiếu; Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn còn thấp so với mặt bằng, giáo viên hợp đồng nhiều. Bảng 2: Đánh giá chất lượng đội ngũ tháng 9/2020 Tổng số : 37 người Tiêuchí Tư tưởng nhận Năng lực chuyên Hồ sơ sổ sách thức môn Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB Kết quả SL 20 17 0 20 15 2 18 15 4 % 54.05 45.96 0 54.05 40.54 5.41 48.64 40.54 10.82 Nhận xét: Qua đánh giá tháng 09/2020, kết quả chất lượng giảng dạy, chất lượng hồ sơ sổ sách; trình độ chuyên môn, tay nghề của một số giáo viên chưa cao. Việc nhận thức, tư tưởng và tinh thần tham gia các hoạt đông của một số giáo viên trong nhà trường còn hạn chế. Bảng 2: Đánh giá chất lượng học sinh tháng 9/2020 8 hiện và là sự cụ thể hoá mục tiêu, đường lối phát triển của Đảng, nhà nước, Sở Giáo dục - Đào tạo, nhà trường phù hợp với sự chế định của ngành trong quản lý. Có như vậy các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo viên của hiệu trưởng được đề xuất mới vừa đảm bảo được sự chỉ đạo theo đường lối giáo dục của Đảng, nhà nước đồng thời mang tính cụ thể, thực tiễn giáo dục đặt ra, làm cho các biện pháp quản lý tồn tại và có ý nghĩa trong thực tế. 1.2. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp đề xuất - Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi: Biện pháp quản lý đề xuất phải sát với thực tế giáo dục, quản lý giáo dục, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế tại các cơ sở giáo dục, phù hợp với việc nâng cao chất lượng nghề nghiệp giáo viên mầm non của hiệu trưởng. - Khi xây dựng các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý của hiệu trưởng. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm để có căn cứ khách quan, có khả năng thực hiện cao và tiếp tục được hoàn chỉnh để ngày càng hoàn thiện. - Yêu cầu tính khả thi cũng đòi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động bồi dưỡng phẩm chất nghề nghiệp giáo viên mầm non của hiệu trưởng trường mầm non thị xã Từ Sơn và có hiệu quả cao khi thực hiện tốt các biện pháp quản lý. - Tính khả thi khi đề xuất các biện pháp quản lý là điều kiện cần và đủ về mặt nguyên tắc phương pháp luận để biện pháp quản lý đề xuất có giá trị thực tiễn và trở thành hiện thực trong quản lý. 1.3. Đảm bảo tính đồng bộ toàn diện của hoạt động quản lý, biện pháp hỗ trợ nhau trong hoạt động quản lý: Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất việc quản lý của hiệu trưởng trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng giáo viên mầm non. Việc đề xuất các biện pháp quản lý thực chất là hoạt động bồi dưỡng phẩm chất nghề nghiệp giáo viên mầm non phải là sự đồng bộ của các khâu trong quá trình quản lý: Lập kế hoạch bồi dưỡng phẩm chất nghề nghiệp giáo viên, tổ chức 10 Trong từng thời điểm của năm học, nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập: Đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Xây dựng nề nếp, kỷ cương trong trường. Triển khai chỉ thị 16 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đạo đức nhà giáo. Tuyên truyền những tấm gương tiêu biểu trong trường. Phát động phong trào“ giỏi việc trường đảm việc nhà”, đăng ký gia đình nhà giáo văn hóa, trường đạt chuẩn văn hóa. Trường đã có tổ chức công đoàn chăm lo đời sống, động viên tinh thần cho cán bộ giáo viên yên tâm học tập công tác. Thông qua các đợt học tập chính trị, nghị quyết, nhà trường đã giáo dục, bồi dưỡng cho giáo viên nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên trong giai đoạn mới. Cụ thể: Nhà trường đã tổ chức cho CBGV học tập, quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo, chủ trương của Đảng và nhà nước về GD&ĐT, phân công đảng viên chịu trách nhiệm lãnh đạo các tổ chức quần chúng như đoàn thanh niên, công đoàn trường. Mỗi đảng viên đều nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu, giúp đỡ quần chúng về mặt tư tưởng chính trị cũng như các hoạt động khác. Thường xuyên bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống giúp cho giáo viên tin tưởng vào đường lới chính sách của Đảng về công tác giáo dục. Từ đó giáo viên yên tâm công tác, gắn bó với nghề nghiệp, luôn bám trường, bám lớp, có lòng yêu nghề, mến trẻ, ý thức trách nhiệm của người giáo viên được nâng cao. Tích cực tham gia các phong trào “ Nề nếp - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”. Từ những hoạt động trên, nhận thức của cán bộ, giáo viên được nâng lên rõ rệt. Có những đồng chí CBGV trước đây có những tư tưởng tự ti, mặc cảm, không có động cơ phấn đấu. Nay nhận thức và quan điểm thay đổi hẳn đã hăng hái tham gia các phong trào thi đua. Nhất là đối với những giáo viên trẻ mới vào ngành đã xác định được nhiệm vụ của mình trong công tác chăm sóc và GD trẻ. Kết quả trong năm học đã được bình xét hai đoàn viên xuất sắc tham gia học lớp đối tượng Đảng và một đồng chí được chính thức kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đồng chí bí thư chi 12
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_doi_moi_cong_tac_quan_ly_nham_nang_cao.doc