SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” cho giáo viên trong trường Mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” cho giáo viên trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” cho giáo viên trong trường Mầm non

Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục "Lấy trẻ làm trung tâm" cho giáo viên trong trường mầm non MỤC LỤC STT Nội dung Trang I ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1 Lí do chọn đề tài 2 1.1 Cơ sở lí luận 3 1.2 Cơ sở thực tiễn 3 2 Mục đích nghiên cứu 4 3 Đối tượng nghiên cứu 4 4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 4 5 Phương pháp nghiên cứu 4 6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu đề tài 4 II NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 5 1 Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề 5 2 Khảo sát thực trạng: 5 3 Các biện pháp thực hiện: 7 4 Biện pháp thực hiện: (Biện pháp thực hiện từng phần) 7 5 Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng: 19 III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 21 1 Kết luận: 21 2 Khuyến nghị: 21 IV TÀI LIỆU THAM KHẢO: 22 1/22 Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục "Lấy trẻ làm trung tâm" cho giáo viên trong trường mầm non mạnh dạn chọn đề tài: Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục "Lấy trẻ làm trung tâm" cho giáo viên trong trường Mầm non. Với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ một cách phù hợp. Nhằm đổi mới mạnh mẽ về công tác quản lý giúp giáo viên tìm ra phương pháp giáo dục theo quan điểm tiếp cận giáo dục "Lấy trẻ làm trung tâm", giúp giáo viên linh hoạt, sáng tạo, không bị gò bó khi tổ chức các hoạt động cho trẻ. 1.1. Cơ sở lý luận: Đất nước ta ngày một phát triển mạnh với sự thay đổi của nền kinh tế - xã hội, đặc biệt là "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục – đào tạo”, từng bước giúp cho giáo viên áp dụng các phương pháp tiên tiến vào quá trình dạy học. Để thực hiện tốt yêu cầu và biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực thì điều đầu tiên cần có là mỗi giáo viên cần phải được nâng cao chất lượng về mọi mặt như: Phải chuẩn mực về phẩm chất đạo đức, vững vàng về trình độ chuyên môn. Vì đó là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục nói chung và của trẻ mầm non nói riêng, nó có tính quyết định đến thể lực, nhân cách, năng lực và phát triển trí tuệ của trẻ trong suốt cả cuộc đời. Giáo dục mầm non chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, mang tính chiến lược, phải được làm thường xuyên, liên tục thì mới xây dựng được đội ngũ giáo viên có chất lượng tốt để đáp ứng với công cuộc “Đổi mới toàn diện giáo dục" hiện nay. Đặc biệt hình thành ở trẻ mầm non những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là tiền đề cần thiết cho trẻ vào những bậc học tiếp theo. Để đạt được những kết quả đó yêu cầu đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên mầm non nói riêng cần phải có sự nỗ lực phấn đấu không ngừng để thực hiện thắng lợi các chủ trương chính sách phát triển “Đổi mới toàn diện giáo dục"hiện nay. 1.2. Cơ sở thực tiễn: Việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong một nhà trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trường lớp, trang thiết bị, trình độ giáo viên, trình độ quản lý của cán bộ, công tác xã hội hoá, nhận thức của người dân v.v Để có được chất lượng giáo dục như mong đợi theo chương trình giáo dục mầm non được Bộ GD&ĐT ban hành thì vai trò của người giáo viên được khẳng định là vô cùng quan trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. Mỗi giáo viên cần ý thức và hiểu rằng việc đổi mới phương pháp giáo dục trẻ không đơn thuần là thực thi 3/22 Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục "Lấy trẻ làm trung tâm" cho giáo viên trong trường mầm non II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề: Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục mầm non, xác định nhiệm vụ giáo dục mầm non là thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt là việc đổi mới giáo dục "Lấy trẻ làm trung tâm" nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ..., hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người. Trên cơ sở đó, đặt ra yêu cầu "Đổi mới toàn diện giáo dục" để giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn. Bởi vậy tôi đã nhận thức được tầm quan trọng trong công tác quản lý, cần tổ chức cho mỗi giáo viên có điều kiện được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn là việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non sẽ giúp cho mỗi giáo viên luôn ý thức được vai trò “Cô giáo như mẹ hiền của trẻ”, có ý thức học tập, tu dưỡng đạo đức của một nhà giáo, gương mẫu trong mọi hành vi, nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, biết lựa chọn hình thức tổ chức các hoạt động một cách linh hoạt, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin khi tổ chức các hoạt động cho trẻ và biết cách giao tiếp, ứng sử đúng mực, phù hợp, có phong cách đẹp, tâm hồn trong sáng. 2. Khảo sát thực trạng: * Đặc điểm tình hình: - Năm học 2017 – 2018 trường có 3 điểm trường gồm 12 lớp, 350 học sinh - Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên 44 đồng chí. Trong đó: + BGH : 03 đồng chí. + Giáo viên: 28 đồng chí (Biên chế: 28 ) Trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 13/28: Đạt 46,4%. Còn lại các đồng chí đang theo học các lớp đại học tiếp theo. + Nhân viên: 13 (Biên chế: 02; Hợp đồng 68: 10; Hợp đồng Huyện:01) * Độ tuổi của cán bộ, giáo viên, nhân viên: + Dưới 30 : 16 Đồng chí. + Từ 31 đến 40 : 16 đồng chí. + Từ 41 đến 50 : 9 đồng chí. + Từ 51 đến 55 : 3 đồng chí. 5/22 Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục "Lấy trẻ làm trung tâm" cho giáo viên trong trường mầm non - Kết quả khảo sát cho thấy bên cạnh số giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, khá vẫn còn có giáo viên đạt kết quả chưa cao. Bản thân tôi là một hiệu phó phụ trách chuyên môn nhà trường, tôi luôn suy nghĩ, mạnh dạn đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho giáo viên trong nhà trường. 3. Các biện pháp thực hiện: Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục "Lấy trẻ làm trung tâm" cho giáo viên trong trường mầm non. 3.1/ Biện pháp thứ nhất: Làm tốt công tác tư tưởng xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường. 3.2/ Biện pháp 2: Tổ chức tốt công tác sinh hoạt tổ, khối. 3.3/ Biện pháp 3: Thăm lớp, dự giờ để bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên 3.4/ Biện pháp 4: Tổ chức và thực hiện tốt các chuyên đề. 3.5/ Biện pháp 5: Đổi mới phương pháp giảng dạy qua ứng dụng công nghệ thông tin 3.6/ Biện pháp 6: Tổ chức và thực hiện tốt các hội thi do Phòng, trường đề ra. 3.7/ Biện pháp 7: Tổ chức giao lưu, học hỏi các trường bạn để nâng cao chất lượng cho giáo viên. 3.8/ Biện pháp 8: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá để nâng cao chất lượng giáo viên. 3.9/ Biện pháp 9: Phối kết hợt giữa gia đình và nhà trường. 4. Biện pháp thực hiện ( Biện pháp thực hiện từng phần) 4.1/ Làm tốt công tác tư tưởng xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường. Trong xã hội điều kiện hoàn cảnh của mỗi người đều có sự khác nhau về điều kiện sống, sở thích, năng lực, trình độ..., Đối với trẻ em cũng vậy, mỗi đứa trẻ đều có sự khác biệt về hoàn cảnh gia đình, sở thích, môi trường sống và học tập. Bởi vậy tôi đi sâu vào tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, năng lực chuyên môn của từng giáo viên để có những biện pháp tác động, giúp đỡ, động viên kịp thời. Từ đó chỉ đạo phân công đúng người, đúng việc, đúng năng lực, sở trường của từng giáo viên để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo 7/22 Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục "Lấy trẻ làm trung tâm" cho giáo viên trong trường mầm non Họp tổ khối chuyên môn để trao đổi kinh nghiệm 4.3/ Thăm lớp, dự giờ để bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Việc thăm lớp, dự giờ là công việc thường xuyên của Ban giám hiệu, đó cũng là điều kiện để đánh giá, phân loại giáo viên. Thông qua thăm lớp, dự giờ giúp Ban giám hiệu đánh giá đúng khả năng của từng giáo viên, đặc biệt với phương pháp "Lấy trẻ làm trung tâm" như hiện nay. Vì vậy giáo viên phải chủ động, sáng tạo, dạy học tập trung vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm để phát triển mọi khả năng của trẻ, tổ chức hướng dẫn trẻ học tập bằng cách tự phát hiện khả năng của mình và có niềm tin trong lao động, học tập. Để thực hiện được điều đó thì trước khi thực hiện giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài soạn và phân tích sư phạm bài dạy cụ thể, phải có kế hoạch giáo dục, xác định rõ trọng tâm kiến thức, kỹ năng bài học và các hình thức tổ chức hoạt động trong các hoạt động. + Ví dụ: Đổi mới phương pháp dạy học là cách học “ Lấy trẻ làm trung tâm” dựa trên sự hiểu biết, hứng thú nhu cầu của trẻ mà ta đưa ra nội dung bài dạy, kiến thức sao cho phù hợp với trẻ. Hình thức tổ chức tiết học đa dạng, phong phú tuỳ vào sự sáng tạo của giáo viên để tiết học trở nên nhẹ nhàng, không gò bó, Tổ chức theo đúng tính chất: “ Học mà chơi, chơi mà học” của trẻ mầm non hiện nay. 9/22 Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục "Lấy trẻ làm trung tâm" cho giáo viên trong trường mầm non Tiết học lấy trẻ làm trung tâm tại trường tôi công tác 4.4/ Tổ chức và thực hiện tốt các chuyên đề. Tạo điều kiện cho giáo viên được học tập nâng cao trình độ chuyên môn qua các tiết dạy với đề tài cụ thể sẽ giúp giáo viên nắm vững phương pháp, nâng cao nghệ thuật giảng dạy của bản thân cụ thể: Qua các đợt chuyên đề, qua các buổi bồi dưỡng chuyên môn do Sở và Phòng giáo dục tổ chức. Tôi phân công cho giáo 11/22 Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục "Lấy trẻ làm trung tâm" cho giáo viên trong trường mầm non Tổ chức chuyên đề tại trường tôi đang công tác 4.5/ Đổi mới phương pháp giảng dạy qua ứng dụng công nghệ thông tin Với điều kiện phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại như hiện nay việc ứng dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy cũng được sử dụng thường xuyên nhằm gây hứng thú cho trẻ lĩnh hội kiến thức. Đòi hỏi người giáo viên phải biết sủ dụng và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác soạn giảng. tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường cử cán bộ cốt cán đi học tập nâng cao, để bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng soạn thảo văn bản, thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm PowerPoint, Elearning, . Từ đó giáo viên cũng đã biết thường xuyên lựa chọn những đề tài và lựa chọn cách ứng dụng công nghẹ thông tin một cách phù hợp để đổi mới phương pháp giảng dạy, kích thích sự chú ý, hứng thú của trẻ vào các hoạt động. Đối với những tiết dạy giáo viên phải biết kết hợp sử dụng các hình ảnh sinh động gây hứng thú cho trẻ như: Lồng ghép âm thanh, hình ảnh sống động thông qua các băng, đĩa hình, tìm hình ảnh trên mạng để tạo thành giáo án điện tử giúp trẻ được nghe, được nhìn thấy, được trò truyện thông qua những hình ảnh đó, từ đó giúp trẻ lĩnh hội được những kiến thức mà cô giáo cần cung cấp một cách tốt nhất. 13/22
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_doi_moi_cong_tac_quan_ly_nang_cao_chat.doc