SKKN Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường Tiểu học số 1 xã Mường Than

docx 29 trang skquanly 21/09/2024 720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường Tiểu học số 1 xã Mường Than", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường Tiểu học số 1 xã Mường Than

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường Tiểu học số 1 xã Mường Than
 PHÒNG GIẢO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THAN UYÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 
 XÃ MƯỜNG THAN TỔ KHỐI 5
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO THI ĐUA
“XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH
 TÍCH CỰC” Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ I XÃ MƯỜNG 
 THAN
 Họ và tên người thực hiện: Đỗ Thị Hà
 Chức vụ: Hiệu trưởng
 Năm thực hiện: 2012 - 2013 Uyên, tỉnh Lai Châu. Thời gian nghiên cứu và hoàn thiện chuyên đề 3 năm học, năm 
học 2010-2011, năm học 2011-2012 và năm học 2012-2013.
 Đối tượng khảo sát thực nghiệm: 40 cán bộ giáo viên, nhân viên; 438 học sinh.
 2. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua “Xây 
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học số 1 xã Mường Than.
 III. Mục đích nghiên cứu.
 “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường học để tăng 
cường và nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh, mang đến sự hứng thú, 
chủ động, tích cực trong học tập cho các em. Phát triển những kỹ năng học tập, kỹ năng 
giao tiếp, ứng xử, giúp học sinh mạnh dạn chủ động tiếp thu kiến thức, tự tin trong mọi 
hoạt động học tập cũng như vui chơi, xây dựng trường lớp sạch đẹp, an toàn. Trong đó 
đặc biệt là phát huy khả năng tự tìm hiểu, khám phá, tư duy sáng tạo cần có cho các em 
học sinh, để các em cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
 IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
 Biện pháp “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là sự tích lũy 
những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phong trào.
 Đối với nhà trường: Cảnh quan nhà trường xanh, sạch và đẹp, chất lượng và hiệu 
quả đáp ứng đủ các tiêu chí của trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ I.
 Đối với giáo viên: Sáng tạo hơn trong việc to chức hoạt động dạy học đảm bảo 
chuẩn kiến thức kỹ năng, phương pháp dạy phù hợp với đối tượng học sinh, học sinh 
dễ tiếp thu kiến thức.
 Đối với học sinh: Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong 
học tập, tu dưỡng và trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Môi trường giáo 
dục thân thiện, an toàn, học sinh có tinh thần thoải mái, vui vẻ trong học tập. Học sinh 
được rèn luyện kỹ năng học tập, kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục, các trò 
chơi lành mạnh và bổ ích, các em tự tin hơn trong giao tiếp, biết trân trọng giá trị văn 
hóa truyền thống của dân tộc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học 
sinh.
 PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lý luận.
 Trong thời kỳ đoi mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế hội 
nhập, đang tiến đến nền kinh tế tri thức của thế kỷ XXI, chính vì vậy đòi hỏi cần có 
những con người có kỹ năng tư duy cao, tự tin phát triển năng lực của mình. Phương 
pháp quản lý, phương pháp giáo dục cũ không thể xây dựng và phát triển cho học sinh 
những kỹ năng đó. Chính vì thế mỗi người quản lý, mỗi giáo viên cần đổi mới phương 
pháp làm việc, quản lý và dạy học theo phương pháp mới, từng bước sử dụng hiệu quả 
công nghệ dạy học tiên tiến, để yêu cầu trên đạt hiệu quả cần phải có những biện pháp 
tích cực trong việc xây dựng mô hình: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
 Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các 
trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động nhằm 
xây dựng trường học có chất lượng giáo dục toàn diện, hiệu quả. Các thầy giáo, cô giáo 
thân thiện trong giảng dạy, thân thiện trong đánh giá xếp loại kết quả học tập, rèn luyện 
của học sinh, thể hiện sự công bằng, khách quan trong giảng dạy và giáo dục học sinh, 
thể hiện lương tâm, trách nhiệm của người làm công tác giáo dục đối với thế hệ học sự hứng thú trong học tập cho học sinh. Qua các năm 2008-2009, 2009-2010, 2010-
2011, 2011-2012, 2012-2013 triển khai và thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng 
Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, với những kinh nghiệm được tích lũy qua 
phong trào “Dạy tốt - Học tốt”, hưởng ứng phong trào thi đua này, tôi cố gắng làm tốt 
công tác chỉ đạo, thực hiện đoi mới trong công tác quản lý, chỉ đạo việc đoi mới phương 
pháp dạy học, áp dụng các biện pháp tích cực nhằm tạo ra môi trường thân thiện trong 
giáo dục ở trường, phát huy cao nhất khả năng tích cực, chủ động, sáng tạo trong học 
tập cũng như kỹ năng sống cho học sinh. Từ lý do trên tôi mạnh dạn nghiên cứu và đưa 
ra một số biện pháp xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
 II. Thực trạng của vấn đề.
 Trường Tiểu học số 1 xã Mường Than được tách ra từ trường Tiểu học xã Mường 
Than tháng 8 năm 2010, năm học 2010-2011 trường có 18 lớp/400 học sinh; năm học 
2011-2012 trường có 20 lớp/435 học sinh; năm học 2012-2013 trường có 20 lớp/438 
học sinh. Chất lượng giảng dạy và các hoạt động giáo dục của trường được Phòng Giáo 
dục và Đào tạo đánh giá tốt. Mấy năm gần đây trường luôn đạt Danh hiệu Tập thể Lao 
động xuất sắc được Ủy Ban nhân dân huyện, Ủy Ban nhân dân tỉnh khen. Trường có 
nhiều chuyển biến về tất cả các hoạt động, chuyển biến về chất lượng giáo dục toàn 
diện, chất lượng đội ngũ. Tháng 1 năm 2013 trường vinh dự được đón Bằng công nhận 
Trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ I. Có được kết quả đó là nhờ có sự đổi 
mới trong công tác quản lý của người Hiệu trưởng, việc đoi mới phương pháp giảng 
dạy của giáo viên. Trường thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua do ngành phát 
động, xây dựng được môi trường giáo dục thân thiện, thu hút đông đảo các lực lượng 
trong trường và ngoài xã hội cùng tham gia vào công tác giáo dục, thúc đẩy phong trào 
thi đua dạy tốt, học tốt. Trường phấn đấu xây dựng thành công các tiêu chuẩn trường 
Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ I. Cảnh quan nhà trường gọn gàng, sạch sẽ; Chất 
lượng giáo dục có nhiều chuyển biến từ khi thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng 
trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
 Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp 
chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường 
Tiểu học số 1 xã Mường Than có nhiều thuận lợi để giúp tôi thực hiện tốt, nhưng cũng 
gặp không ít khó khăn.
 1. Thuận lợi:
 Trường Tiểu học số 1 xã Mường Than là một trường thuộc xã vùng hai, cách 
trung tâm huyện 4 km, giao thông đi lại thuận tiện, học sinh học tập chung tại một điểm 
trường. Đội ngũ giáo viên đảm bảo tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp, giáo viên nhiệt tình, có tinh 
thần trách nhiệm trong công việc.
 Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, chính quyền địa 
phương và nhân dân.
 2. Khó khăn:
 Bên cạnh những thuận lợi đó, nhà trường vẫn còn có đối mặt với những khó khăn 
nhất định như:
 - Chất lượng đội ngũ: Trình độ chuyên môn chưa đồng đều, việc đoi mới phương 
pháp dạy học của số ít cán bộ giáo viên thực hiện chưa được hiệu quả, giáo viên đạt 
danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện còn thấp;
 - Học sinh: Gần 80% học sinh là người dân tộc, nên việc nhận thức của các em 2010 (11KT) (100%) (20,9%) (36,0% (42,5%) (0,6%) (20,7%) (12,7%) (50%)
 Nhìn vào bảng số liệu thấy được chất lượng đội ngũ, chất lượng học sinh đã có sự 
chuyển biến năm sau cao hơn năm trước, có được kết quả đó là nhờ vào sự nỗ lực phấn 
đấu của cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường trong công tác giảng dạy, 
học tập và rèn luyện. Từ khi thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân 
thiện, học sinh tích cực” chất lượng đó đã dần có sự chuyển biến.
 Những năm học gần đây, nhất là từ khi phát động và thực hiện phong trào thi đua 
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tich cực”. Chất lượng giáo dục của nhà 
trường ngày càng có nhiều chuyển biến. Trường luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ 
chuyên môn, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tích cực đoi mới phương 
pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá; thân thiện trong đánh giá kết quả rèn luyện, học tập 
của học sinh, đánh giá công bằng, khách quan, không chạy theo thành tích, dạy học sát 
đối tượng, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đoàn kết, thân thiện. Áp lực công 
việc rất lớn, kỳ vọng của phụ huynh học sinh khi gửi con em họ vào trường rất nhiều. 
Giữ vững uy tín của trường, góp phần vào phong trào thi đua “Xây dựng trường học 
thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường pho thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo 
phát động. Với trách nhiệm của một giáo viên, một người quản lý, tôi nghĩ mỗi chúng 
ta cần phải chủ động, sáng tạo, tìm các biện pháp tích cực để giảng dạy, giúp đỡ học 
sinh trong học tập và rèn luyện để các em có được sự tự tin về bản thân mình. Từ đó 
các em chủ động, hứng thú trong học tập, các em tự khẳng định mình, từng bước hoàn 
thiện để phát triển những kỹ năng cần thiết mà cuộc sống, xã hội yêu cầu.
 Trước thực trạng trên tôi đưa ra một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua “Xây 
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường Tiểu học số 1 xã Mường Than.
 III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
 1. Huy động các nguồn lực cho việc xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, 
an toàn.
 Nội dung thứ nhất trong 5 nội dung của Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, đã nêu 
“Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, là: bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, 
có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp với 
lứa tuổi học sinh. Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây 
thường xuyên. Trường có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường 
học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi 
trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân.
 Muốn thực hiện được nội dung này, việc quy hoạch để trồng cây ở trường cần 
hợp lý về vị trí, chọn loại cây để vừa tạo bóng mát, vẻ đẹp cho trường vừa dễ chăm sóc, 
cần phân công học sinh chăm sóc để tạo sự thi đua giữa các lớp. Tham mưu để thiết kế 
xây dựng phòng học đủ ánh sáng cho học sinh và giáo viên. Bố trí bàn ghế và sắp xếp 
học sinh vào các phòng học phù hợp lứa tuổi học sinh của từng lớp. Ngoài ra trường 
còn phải làm tốt công tác tuyên truyền để cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ 
huynh hiểu thế nào là xanh, sạch, đẹp, an toàn, mọi người hiểu được thì sẽ làm được. 
Đảm bảo trường, lớp học an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát về mùa hè, ấm về 
mùa đông và ngày càng đẹp hơn, lớp học có đủ ánh sáng, bàn ghế đúng kích cỡ, phù 
hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học.
 Phát động phong trào thi đua ngay từ đầu năm học, mỗi cá nhân học sinh, cán bộ 
giáo viên, nhân viên, mỗi tập thể lớp, tổ khối thi đua trang trí lớp học, trồng hoa, trồng mười, bảng trưng bày những bài văn hay, những bài toán đạt điểm tốt, những bài vẽ 
đẹp, những sản phẩm mỹ thuật, thủ công đẹp, bảng dự báo thời tiết, bảng sinh nhật lớp 
mình... để lớp học thật sự gần gũi, thân thiện với các em. Trong quá trình các em thực 
hiện việc trang trí lớp học, giáo viên vừa hướng dẫn, giúp đỡ, vừa làm cùng các em, 
động viên các em để các em phấn khởi, hào hứng với công việc được giao.
 Ví dụ: Trang trí mảng tường cuối lớp học, giáo viên gợi ý cách làm, phân công 
nhiệm vụ cho từng to học sinh, yêu cầu phụ huynh hỗ trợ thêm như tìm kiếm giúp học 
sinh những đồ vật mà các em yêu thích để các em mang đến trang trí lớp. Đối với các 
em, chủ động tìm kiếm các đồ vật theo chủ đề, phối hợp với nhau để trang trí theo sở 
thích, phù hợp, khoa học, có sự chỉ đạo, hướng dẫn của giáo viên. Hoạt động này không 
chỉ có học sinh, giáo viên tham gia mà có cả sự tham gia của các bậc phụ huynh, ngoài 
việc làm đẹp cho lớp học, học sinh còn thấy được sự chung tay của thầy giáo, cô giáo, 
của cha mẹ, đó là sự quan tâm của mọi người đối với các em, giáo dục các em lòng biết 
ơn, kính trọng, ý thức bảo vệ giữ gìn, nâng niu thành quả lao động của mình.
 Hoặc bảng trưng bày sản phẩm: Các bài văn hay, các bài chữ đẹp, các sản phẩm 
thủ công, mỹ thuật của các em được treo ngay ngắn trên tường để các bạn trong lớp 
cùng xem, học tập lẫn nhau, kích thích học sinh phấn đấu, vươn lên trong học tập, mong 
muốn làm được những điều mà bạn mình đã làm được, từ đó nhân rộng những điển 
hình tiên tiến trong học tập.
 Tổ chức các hoạt động trồng cây đầu năm, chăm sóc cây và hoa, việc làm trực 
nhật lớp hàng ngày, các em được tham gia cùng thầy cô giáo làm đất trồng cây, trồng 
hoa, được sách nước, tự tay múc những gàu nước tưới cho cây, quét lớp, lau cửa lớp 
học, lau bàn ghế, lau bảng mỗi buổi học. Thông qua những việc làm đó, giúp các em 
làm quen với công việc lao động, giáo dục các em ý thức giữ gìn vệ sinh chung, biết 
thực hiên vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi 
trường, biết bảo vệ và giữ gìn môi trường thân thiện ở trường, ở lớp.
 Một trường học thân thiện thì kiến trúc của toàn bộ trường học cũng cần được 
thiết kế phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lý học sinh. Cảnh quan và môi trường trong 
trường cũng cần được quan tâm khi thiết kế để tạo một môi trường thân thiện và an 
toàn cho học sinh khi ra chơi và tham gia các hoạt động ngoài trời. Không chỉ chú trọng 
phát triển mảng xanh trong khuôn viên trường, xây dựng môi trường học tập hiệu quả 
còn được đặt ra ở từng lớp học. Nhiệm vụ này do chính giáo viên, học sinh đảm nhận. 
Tìm cây xanh, hoa lá trang trí trong lớp đối với giáo viên và học sinh không khó, cây 
cỏ quanh nhà, ngay trong sân, vườn trường. Quan trọng là tạo lập, rèn luyện cho học 
sinh thói quen quan tâm đến tập thể, môi trường thiên nhiên, quang cảnh trường lớp. 
Để các em có thể cảm nhận được có thêm chậu cây, có thêm bình hoa lớp học như thêm 
bạn.
 Đến trường học sinh phải ngồi trong lớp học cả ngày thì tránh sao khỏi nhàm 
chán. Để bớt đi sự nhàm chán, có thể khuyến khích học sinh tự tạo ra môi trường học 
tập trong lớp theo sở thích của các em. Hãy để các em trang trí lớp học bằng tranh ảnh 
hay các vật trang trí khác, để lớp học thật gần gũi và ấm cúng như là góc học tập ở nhà 
của các em, tạo thêm hứng thú trong học tập cho các em. Hãy để các em tự nêu ra khẩu 
hiệu học tập và rèn luyện cho chính các em. Trong lớp, môi trường học tập thân thiện 
đã được đặc biệt quan tâm, ngoài bàn ghế và diện tích lớp học đạt chuẩn quy định, các 
biện pháp tích cực khác để tạo được cảnh quan lớp học thân thiện, gần gũi đó là thầy 
giáo, cô giáo, học sinh và phụ huynh cùng kết hợp thực hiện, như làm rèm cửa tránh 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_phong_trao_thi_dua_xay_dung_tr.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.pdf