SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tự làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, phục vụ cho công tác dạy và học tại trường MN Bình Minh

doc 22 trang skquanly 29/06/2024 1250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tự làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, phục vụ cho công tác dạy và học tại trường MN Bình Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tự làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, phục vụ cho công tác dạy và học tại trường MN Bình Minh

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tự làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, phục vụ cho công tác dạy và học tại trường MN Bình Minh
 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tự làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu 
sẵn có của địa phương, phục vụ cho công tác dạy và học tại trường MN Bình Minh.
 I. PHẦN MỞ ĐẦU.
 1. Lý do chọn đề tài.
 Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống Giáo dục Quốc dân, 
chịu trách nhiệm nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. 
Mục tiêu GDMN là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình 
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Đây là giai 
đoạn đặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người. Nếu không làm tốt 
việc chăm sóc, giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục lại hết sức khó 
khăn, phức tạp. Vì vậy, Nghị quyết TW2, khoá VIII của Đảng cộng sản Việt Nam về 
“Định hướng chiến lược GD&ĐT trong thời kỳ CNH - HĐH và đề ra mục tiêu Giáo 
dục mầm non phải trang bị cho trẻ những gì tốt nhất kể cả về mặt vật chất và tinh 
thần một cách toàn diện”. Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi cần sự quan tâm đặc biệt của 
cha mẹ và cô giáo. Ở giai đoạn này, những mối quan hệ có sự vật, hiện tượng xảy ra 
xung quanh trẻ đều có tác động rất lớn đến bản thân trẻ. Vì vậy cha mẹ và cô giáo 
đều mong muốn dạy trẻ những điều hay, lẽ phải, những thói quen tốt và những hành 
vi có đạo đức để hình thành nhân cách cho trẻ sau này. 
 Tất cả chúng ta đều biết, đồ dùng đồ chơi góp phần rất quan trọng, không thể 
thiếu trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non. Đặc điểm tư duy chủ đạo của trẻ lứa 
tuổi mầm non là tư duy trực quan hình ảnh và tưởng tượng. Để tác động tốt kích 
thích sự phát triển của đặc điểm tư duy này, đòi hỏi mọi hoạt động của trẻ đều cần 
gắn với đồ dùng, đồ chơi trực quan để trẻ có thể tiếp nhận được hình ảnh, qua đó 
tưởng tượng biểu trưng. Trẻ em rất yêu thích đồ chơi, ngoài việc giải trí, đồ chơi còn 
có tác dụng giáo dục cao, nhất là trong những năm đầu đời của con người. Mỗi 
món đồ chơi ít nhất cũng cung cấp một cơ hội để trẻ tìm hiểu, khám phá. Các món 
đồ chơi tốt sẽ tham gia vào quá trình nhận thức, tác động tích cực tới các giác quan 
của trẻ, khuyến khích phát huy trí tưởng tưởng và cho trẻ cơ hội học tập kỹ năng 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Đơn vi: Trường MN Bình Minh 1 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tự làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu 
sẵn có của địa phương, phục vụ cho công tác dạy và học tại trường MN Bình Minh.
trẻ, theo nhiều chủ đề và càng có nhiều cách chơi với một đồ chơi thì trẻ sẽ học hỏi 
được càng nhiều. 
 Không nhất thiết phải tốn nhiều kinh phí, ngay cả các vật liệu giấy cứng, giấy 
mềm, chai lọ, khối lập phương (đồ phế thải) kết hợp với các phụ liệu khác, bằng 
sự sáng tạo, chúng ta đều có thể chuyển tải thành những sản phẩm ngộ nghĩnh đáng 
yêu, nhiều màu sắc nổi bật cho trẻ cùng chơi. Những đồ vật đã qua sử dụng (phế 
thải) đối với các cô giáo mầm non là một nguyên liệu phong phú, sẵn có để họ có thể 
thả hồn và trí tưởng tượng vào đó nhằm tạo ra các mẫu đồ chơi đẹp, không những 
góp phần bảo vệ môi trường, ngăn chặn và giảm thiểu rác thải, đồng thời tiết kiệm 
chi phí. Hơn thế nữa việc mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến tiền bạc 
của các bậc phụ huynh trong khi các phụ, phế phẩm từ gia đình đang sẵn có và có rất 
nhiều để cho các cháu có thể sử dụng tái tạo làm đồ chơi cho chính mình. Đây cũng 
là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quí sức lao động ngay khi còn bé. Xuất phát từ 
những ý tưởng nêu trên nên tôi lựa chọn đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên 
tự làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, phục vụ cho 
công tác dạy và học tại trường MN Bình Minh.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích khai thác sử dụng 
hiệu quả các thiết bị dạy học đã được trang bị theo danh mục tối thiểu kết hợp với 
hoạt động tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi mầm non để góp phần nâng cao hiệu quả 
trong việc đổi mới phương pháp dạy học và chất lượng giáo dục. Tạo động lực 
khuyến khích sự sáng tạo của đội ngũ giáo viên và trẻ trong việc bồi dưỡng khả năng 
tự học và thực hành. 
 Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm của đội 
ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, các bậc CMHS trong phong trào làm đồ dùng, đồ chơi 
tự tạo. Đưa việc tự làm ĐDĐC tự tạo bằng nguồn nguyên vật liệu sẵn có của địa 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Đơn vi: Trường MN Bình Minh 3 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tự làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu 
sẵn có của địa phương, phục vụ cho công tác dạy và học tại trường MN Bình Minh.
dùng đồ chơi mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình 
huống giáo dục trong các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 
trong trường mầm non.
 Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, mỗi gia đình chúng ta, thường có rất 
nhiều sản phẩm bị loại bỏ sau khi sử dụng như: Vỏ hộp sữa các loại, chai dầu gội, lọ 
sữa tắm, lon bia, bìa lịch cũ, vỏ trai, vỏ sò có nhiều kiểu dáng và kích thước khác 
nhau. Đó là nguồn vật liệu phong phú và đa dạng, có thể tận dụng để làm những việc 
hữu ích. Nếu chúng ta có ý thức thu gom, chọn lọc từ nguồn phế thải đó và có ý 
tưởng làm các ĐDĐC thì có thể biến những chiếc hộp, bìa to, nhỏ thành ô tô, tàu 
hỏa, nhà cửa, bàn ghế Từ những lon bia chúng ta có thể tạo thành toa tàu hỏa, 
khối trụ.. đưa vào các giờ dạy, các góc chơi của trẻ ở trường mầm non. Làm như vậy 
chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền mua sắm vật liệu, tạo ra nhiều đồ chơi mang tính 
sáng tạo phong phú cho lớp học của mình. Những đồ chơi này vừa dễ làm, dễ sử 
dụng trong các giờ học và các hoạt động. Qua đó hình thành ý thức tuyền truyền với 
mọi người xung quanh, từ trẻ đến CMHS về việc bảo vệ môi trường. Và như vậy, 
chúng ta đã giảm thiểu được lượng rác thải, giảm chi phí cho việc xử lý rác thải 
trong vệ sinh môi trường.
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
 2.1. Ưu điểm.
 Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự chỉ đạo trực 
tiếp về chuyên môn của Phòng GD&ĐT, sự ủng hộ nhiệt tình của Ban đại diện cha 
mẹ học sinh cho việc thực hiện tốt chuyên đề.
 Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, góp ý, chỉ đạo và tạo điều kiện cho 
giáo viên làm ĐDĐC phục vụ cho công tác dạy và học.
 Trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong công tác, yêu nghề mến trẻ, có 
tinh thần ham học hỏi, cầu tiến bộ, tích cực học tập để nâng cao kiến thức, kỹ năng, 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Đơn vi: Trường MN Bình Minh 5 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tự làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu 
sẵn có của địa phương, phục vụ cho công tác dạy và học tại trường MN Bình Minh.
 Tài liệu hướng dẫn làm đồ dùng, đồ chơi chưa nhiều.
 * Số liệu thống kê điều tra đồ dùng đồ chơi của giáo viên các lớp qua một số 
thể loại, kết quả thu được như sau:
 Đầu năm học
 Phân loại ĐD – ĐC mua sẵn ĐD – ĐC tự làm
 STT
 ĐD - ĐC Thể loại Số Thể loại Số 
 lượng lượng
 1 ĐD - ĐC phục vụ hoạt 
 3 15 3 12
 động lao động, vệ sinh.
 2 ĐD - ĐC phục vụ hoạt 
 20 150 16 180
 động chung.
 3 ĐD - ĐC phục vụ hoạt 
 15 150 10 115
 động góc.
 4 ĐD – ĐC trang trí. 6 70 5 60
 Qua bảng khảo sát trên cho thấy số liệu quá khiêm tốn mà người làm nhiệm 
vụ quản lý phải trăn trở. Số lượng đồ dùng đồ chơi có trong các lớp và trên các tiết 
dạy còn rất nghèo nàn. 
 2.3. Nguyên nhân các yếu tố tác động. 
 * Nguyên nhân chủ quan. 
 Năng khiếu làm đồ dùng đồ chơi của đội ngũ giáo viên trong trường còn nhiều 
hạn chế, chưa sáng tạo. Chưa biết sưu tầm, tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có 
của địa phương để làm đồ chơi, đồ dùng dạy học.
 Khi thực hiện làm đồ chơi giáo viên chưa chú ý những điểm như: Lựa chọn 
nguyện vật liệu, làm đồ chơi còn mang tính trưng bày, trang trí, độ bền chưa cao... 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Đơn vi: Trường MN Bình Minh 7 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tự làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu 
sẵn có của địa phương, phục vụ cho công tác dạy và học tại trường MN Bình Minh.
 + Thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của trẻ.
 + Thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng của trẻ.
 Làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có còn góp phần giao lưu tình 
cảm giữa cô và trẻ. Nó thể hiện tình cảm của giáo viên với trẻ, với nghề. Nếu không 
yêu trẻ cô giáo khó lòng có thể tự nguyện dành thời gian để làm một món đồ chơi 
nào đấy cho chúng. Trẻ em cũng dễ dàng nhận thấy điều đó, trẻ rất vui sướng đón 
nhận khi được món đồ chơi do bàn tay cô giáo làm ra. Với trẻ chúng chưa có những 
khái niệm đánh giá khắt khe về tính thẩm mỹ, tính bền vững. Quan trọng với trẻ là 
niềm vui và sự hào hứng với món đồ chơi đó. Vì vậy, các cô giáo cũng không nên 
làm các món đồ dùng đồ chơi quá cầu kỳ đến nỗi trẻ không được chơi vì cô sợ chúng 
làm hỏng. Đồ dùng đồ chơi cô làm ra nếu tạo cho trẻ hứng thú chơi và học, cho trẻ 
thêm những niềm vui khi tới trường đã là một món đồ chơi mầm non hữu ích.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên thực hiện.
 Để công tác chỉ đạo đạt hiệu quả cao, người cán bộ quản lý phải có kế hoạch 
cụ thể để điều hành công việc một cách khoa học theo đúng kế hoạch đề ra. Đồng 
thời có những điều chỉnh linh hoạt trong quá trình triển khai công việc. Căn cứ vào 
kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng GD&ĐT huyện, căn cứ 
vào số liệu thống kê thực tế về đồ dùng đồ chơi của giáo viên các lớp, tôi nhận thấy 
giáo viên đã biết cách tự làm một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ phù hợp theo chủ đề, 
nhưng chưa phong phú. Giáo viên chưa sáng tạo trong làm đồ dùng đồ chơi và chưa 
biết khai thác có hiệu quả các đồ dùng đồ chơi đã làm được để đưa vào cho trẻ hoạt 
động. 
 Chính vì vậy ngay từ cuối tháng 8, tôi đã xây dựng kế hoạch năm học trong đó 
có nội dung chỉ đạo giáo viên tự làm ĐDĐC từ nguyên vật liệu sẵn có của địa 
phương và triển khai kế hoạch đó trong Hội nghị CCVC đầu năm học. Sau khi thống 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Đơn vi: Trường MN Bình Minh 9 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tự làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu 
sẵn có của địa phương, phục vụ cho công tác dạy và học tại trường MN Bình Minh.
 Lưu ý: Khi sử dụng các nguyên vật liệu tái chế cần lựa chọn vật liệu sạch sẽ 
và an toàn, hộp, vỏ nhựa...phải được rửa sạch, phơi khô. Đặc biệt không nên dùng 
các nguyên vật liệu sắc nhọn, dễ vỡ có thể gây thương tích cho trẻ.
 Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên tích cực nghiên cứu, học hỏi cách làm ĐD 
ĐC tận dụng từ nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu đã qua sử dụng.
 Hiện nay khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non, điều khó khăn nhất 
đối với chúng ta là làm thế nào để hoạt động thật đơn giản, tiết kiệm, nhưng lại đạt 
hiệu quả cao. Một trong những yếu tố để làm được điều đó là biết tận dụng các 
nguyên vật liệu sẵn có để tổ chức cho trẻ cùng hoạt động.
 Có thể nói việc sử dụng “nguyên vật liệu tái sử dụng” trong việc tổ chức các 
hoạt động không có gì mới đối với giáo viên chúng ta. Nhưng làm thế nào cho hiệu 
quả, phát huy tích cực, khả năng sáng tạo và tưởng tượng ở trẻ mới là điều cần quan 
tâm. Để có thể thực hiện tốt việc tự làm ĐDĐC từ nguyên vật liệu sẵn có của địa 
phương, trước hết người giáo viên không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích yêu 
cầu của các hoạt động (HĐ chung, HĐ góc) mà giáo viên còn cần phải nắm chắc 
được phương pháp lên lớp của các môn học giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ 
nhàng, không bị gò bó, áp đặt, giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học 
vào thực tế hàng ngày của trẻ. Vì vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên:
 Đọc và nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non theo.
 Cử giáo viên tham gia các đợt tập huấn chuyên đề do cấp trên tổ chức hoặc đi 
xem các triển lãm về ĐDĐC trẻ em của ngành, các địa phương khác để tạo ra những 
đồ chơi mới, giá tiền rẻ mà có chất lượng khi dạy các hoạt động hoặc trang trí lớp, 
trang trí các góc chơi ..
 Tìm đọc tham khảo những cách làm ĐDĐC đơn giản trên sách báo, truyền 
hình, mạng internet... để làm một số đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có nhằm 
phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ.
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Đơn vi: Trường MN Bình Minh 11

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_tu_lam_do_dung_do_ch.doc