SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh

doc 27 trang skquanly 29/06/2024 920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh
 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống 
 cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh
 I. Phần mở đầu:
 1. Lý do chọn đề tài.
 Trẻ em, thế hệ mầm non tương lai của đất nước, là những chủ nhân sẽ kế 
thừa và phát huy những gì tốt đẹp nhất của loài người. Việc giáo dục trẻ ngay từ 
khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và 
phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ sau này. Sản phẩm của giáo dục là con 
người mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương 
lai đó chính là thế hệ trẻ.
 Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiều 
vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có 
những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu 
mỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựa 
chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt 
qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro 
trong cuộc sống. Do đó, việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung 
và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống 
phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống mỗi cá nhân 
để sống tích cực, sống hạnh phúc, sống có ý nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống cho 
trẻ mầm non nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. Cung cấp 
cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho 
lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp các em hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng 
sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn 
với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học 
cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ 
và thể hiện bản thân một cách tích cực. 
 Vì vậy, trong mục tiêu Giáo dục Đào tạo ghi rõ hình thành cho trẻ những cơ 
sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: khỏe mạnh, nhanh 
nhẹn, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương biết quan tâm, nhường 
nhịn giúp mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh, ham hiểu 
biết, thích khám phá và tìm tòi một số kỹ năng cơ bản như: nhẹ nhàng, khéo léo, 
biết xin lỗi và nhận lỗi khi mình có lỗi. 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam 1 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống 
 cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh
 Để thực hiện đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác 
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở trường mầm 
non Bình Minh” Tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 
 - Phương pháp thực hành.
 - Phương pháp thống kê giáo dục.
 - Phương pháp trực quan hình ảnh.
 - Phương pháp điều tra, thu thập thông tin cá nhân 
 II. Phần nội dung
 1. Cơ sở lý luận 
 Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Kỹ năng sống là khả năng để có hành 
vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive) giúp các cá nhân có thể ứng xử 
hiệu quả trước những nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày 
 Theo Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) Kỹ năng sống là cách tiếp 
cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới, cách tiếp cận này lưu ý đến sự 
cân bằng về tiếp thu kiến thức hình thành thái độ và kỹ năng.
 Những năm gần đây, kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, những 
can thiệp dựa trên giáo dục kỹ năng sống giúp cho việc thay đổi hành vi đạt hiệu 
quả cao hơn so với các phương pháp tiếp cận chỉ cung cấp thông tin, nâng cao 
nhận thức. Ở Việt Nam, những năm gần đây, việc giáo dục kỹ năng sống ngày 
càng được nhân rộng về nội dung chương trình và bước đầu đã có những kết quả 
đáng ghi nhận.
 Vì vậy, trường mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được những thói quen 
học tập, sinh hoạt hàng ngày. 
 Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ MN nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong 
cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm.
 Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã 
hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm 
giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam 3 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống 
 cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh
 Chưa có nhiều tài liệu sách báo về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giáo 
viên nghiên cứu, tham khảo.
 Giáo viên còn nhiều hạn chế về phương pháp tổ chức giáo dục kỹ năng 
sống cho trẻ.
 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng tuyên truyền của giáo viên chưa 
đồng đều làm ảnh hưởng đến chất lượng truyền thông. Nội dung, công tác phối 
hợp còn sơ sài, đôi khi thiếu tín thực tế, không phù hợp và chưa được cập nhật 
thông tin kịp thời dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa thu hút được sự quan tâm và 
đáp ứng thông tin của các bậc cha mẹ và cộng đồng.
 Đa số phụ huynh học sinh là người dân tộc thiểu số nên chưa hiểu và quan 
tâm đến việc giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Đặc biệt là với tập tục 
xưng hô của người đồng bào thì bố mẹ, ông bà hay anh em đều xưng là mày, 
tao, nónên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, tại 
nơi tôi công tác đa số phụ huynh đi làm ăn xa, họ thường dẫn theo con em mình 
đi theo nên việc tuyên truyền vận động gặp nhiều khó khăn. Nhiều phụ huynh 
còn chưa gương mẫu trong các hành vi tại gia đình. Điều đó dẫn đến việc giáo 
dục kỹ năng sống cho trẻ của giáo viên đối với trẻ tại trường gặp nhiều hạn chế. 
Phòng học, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị ở một số lớp còn thiếu thốn 
chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học vì vậy nên giáo viên gặp không ít khó 
khăn trong dạy học là điều không thể tránh khỏi.
 *Khảo sát đầu năm giáo viên:
 Nội dung khảo sát Số lượng Tỷ lệ
 + Có những hiểu biết và nhận thức đúng đắn 
 02/08 25%
trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
 + Có kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục kỹ 
 03/08 37.5%
năng sống cho trẻ.
 + Có nhiều đồ dùng, đồ chơi, thơ ca, truyện kể 
 03/08 37.5%
có nội dung giáo dục kỹ năng sống. 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam 5 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống 
 cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh
dạy trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới, chưa coi trọng việc dạy trẻ kĩ 
năng sống cho học sinh nên việc tổ chức của giáo viên còn chung chung về nội 
dung cũng như các hình thức và phương pháp dạy trẻ. Nhiều giáo viên còn mơ 
hồ trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, chủ yếu dạy trẻ theo chương 
trình với các chủ đề trong năm, việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học 
sinh còn lúng túng hoặc nội dung giáo dục chưa cụ thể. Mới chỉ có 25 % giáo 
viên có những hiểu biết và nhận thức đúng đắn trong việc giáo dục kỹ năng sống 
cho trẻ. 37,5 % giáo viên có kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống 
cho trẻ. Việc lập kế hoạch giáo dục kĩ năng sống tích hợp theo chủ đề trong năm 
học chưa linh hoạt.
 Kĩ năng sống của học sinh còn nghèo nàn, đa số trẻ còn chưa biết cách ứng 
xử với các tình huống bất thường xảy ra cũng như chưa biết cách giao tiếp ứng 
xử có văn hóa với người thân và mọi người trong xã hội. Tỉ lệ trẻ mạnh dạn tự 
tin trong giao tiếp chỉ 35% trẻ làm tốt, các kỹ năng khác tỉ lệ còn rất thấp. 
 Đa phần phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy kĩ 
năng sống cho con, 12.% phụ huynh cho rằng việc dạy kĩ năng sống cho con là 
rất quan trọng, 25% là quan trọng, tỉ lệ chưa quan trọng là 48.4% và không quan 
trọng là 14,1%. Phụ huynh chưa thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ 
nhiệm để cùng thống nhất giáo dục kĩ năng sống cho con về nội dung cũng như 
phương pháp. Một số phụ huynh chưa biết nội dung sẽ dạy gì và dạy như thế 
nào. Do vậy trong quá trình giáo dục đã thấy được nguyên nhân chủ quan và 
nguyên nhân khách quan như sau:
 2.3 Nguyên nhân chủ quan: 
 Đội ngũ giáo viên mới ra trường, kinh nghiệm trong giảng dạy còn ít nên 
còn nhiều bỡ ngỡ trong việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 
 Chưa biết cách lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống để vận dụng vào 
thực tế sao cho hiệu quả.
 Cách tổ chức còn áp đặt, nặng nề, mang tính hình thức. 
 Việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy chưa linh 
hoạt, sáng tạo vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
 2.4 Nguyên nhân khách quan
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam 7 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống 
 cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh
và hình thành cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Vì vậy ngay từ đầu 
năm học tôi đã tiến hành họp chuyên môn và nêu nhiệm vụ trọng tâm của trong 
năm học, trong đó nhấn mạnh đến việc đưa các kỹ năng dạy trẻ tập làm một số 
công việc tự phục vụ, chú ý yếu tố cá nhân của trẻ.
 Muốn nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, trước tiên 
giáo viên phải có nhận thức về những nội dung dạy trẻ. Để giúp giáo viên có vốn 
kinh nghiệm nhận thức sâu sắc về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ thì cần xây 
dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên bao gồm những nội dung cụ thể sau:
 - Cung cấp tài liệu cho giáo viên tham khảo về những hoạt động dạy trẻ kỹ 
năng sống. Cho giáo viên tham khảo một số giáo án hay, những kinh nghiệm 
dạy trẻ có nội dung về giáo dục kỹ năng sống của các giáo viên giỏi và trên các 
tạp chí.
 - Tập trung bồi dưỡng cho giáo viên về lý thuyết những nội dung mà trẻ 
còn yếu để giáo viên có kiến thức dạy trẻ. Bồi dưỡng cho giáo viên hiểu rõ thế 
nào là dạy kỹ năng sống. Dạy kỹ năng sống là dạy cho trẻ những kỹ năng gì. 
Dạy kỹ năng sống cho trẻ vào thời điểm nào là hiệu quả nhất. Đặc biệt nhấn 
mạnh đến những kỹ năng: lao động tự phục vụ; hợp tác, chia sẻ; giao tiếp, lễ 
giáo; khám phá, học hỏi; mạnh dạn tự tin.
 + Kỹ năng sống tự tin: Ngay từ khi đến lớp giáo viên nên khuyến khích 
động viên trẻ giới thiệu tên của mình với các bạn trong lớp. Nghĩa là giúp trẻ 
cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những 
người khác. Kỹ năng này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở 
mọi nơi, mọi lúc. Thể hiện khả năng, năng khiếu của bản thân trước tập thể như: 
Biết tự giới thiệu về bản thân, tham gia các chương trình văn nghệ, biểu diễn 
thời trang Ví dụ: Trẻ tự tin đứng trước mọi người giới thiệu tên của mình và 
hát 1 bài hát yêu thích.
 + Kỹ năng lao động tự phục vụ: Trẻ ở lứa tuổi MN còn rất vụng về, khi để 
trẻ tự xúc ăn có thể bố, mẹ hoặc cô giáo thấy trẻ lúng túng thì lại đút cho trẻ ăn 
để tránh rơi vãi, hoặc là khi đến lớp bố mẹ không để cho con cất giầy dép, cởi 
bớt áo khoác, cất ba lô mà lại làm giúp cho con. Nhưng giáo viên phải xác định 
rằng đó là cách trẻ học làm người lớn, để cho trẻ tự cần thìa xúc cơm ăn, lúc đầu 
có thể chưa quen nhưng sau đó dần dần trẻ sẽ thành thục trong việc tự phục vụ 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam 9 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống 
 cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh
người lớn cho quà trẻ phải biết nhận bằng hai tay và nói lời “cảm ơn”, hoặc khi 
không may lỡ làm bạn ngã thì phải biết dùng lời “xin lỗi” đối với bạn.
 - Bồi dưỡng về thực hành cho giáo viên: 
 Muốn giáo viên dạy được trẻ các kỹ năng sống thì đòi hỏi thao tác của giáo 
viên phải chuẩn mực và có sự thống nhất, những kỹ năng này phải được các cô 
giáo hướng dẫn giống nhau không có sự lệch lạc mỗi lớp hướng dẫn một kiểu thì 
sẽ rất khó cho việc kế thừa từ lớp nhỏ đến lớp lớn. Hướng dẫn cho giáo viên 
cách xây dựng các tiết học theo chủ đề, cách lồng ghép nội dung giáo dục kỹ 
năng sống trong các hoạt động chung, nhất là cách tạo ra các tình huống để trẻ 
giải quyết.
 Chỉ đạo 100% các lớp có kế hoạch giáo dục kỹ năng sống. Ghi rõ những 
yêu cầu cần giáo dục trẻ trong năm và những biện pháp sẽ thực hiện như thế 
nào.
 Hàng tháng tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm trao đổi về 
chuyên môn, về cách lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Từ đó 
tìm ra những mặt tích cực và khắc phục những mặt còn tồn tại.
 Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ dạy và các hoạt động của giáo viên có 
lồng ghép nội dung này, từ đó đánh giá được đúng mức trình độ của từng giáo 
viên để có kế hoạch bồi dưỡng, góp ý. Với những giáo viên khá, giỏi cần hướng 
cho giáo viên cách tổ chức các tiết dạy và các hoạt động có lồng ghép nội dung 
giáo dục kỹ năng sống với nhiều hình thức sáng tạo, hấp dẫn. Cách làm đồ dùng, 
đồ chơi, sáng tác thơ ca, truyện kể có nội dung về giáo dục kỹ năng sống. Với 
những giáo viên mới và có chuyên môn trung bình, Ban giám hiệu đã tập trung 
bồi dưỡng về chuyên môn, tác phong sư phạm khi lên lớp, cách tổ chức các giờ 
dạy theo chủ đề, cách lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ sao cho 
phù hợp và có hiệu quả. Với việc tổ chức các hoạt động mẫu và dự giờ giáo viên 
thường xuyên, bổ sung góp ý cho giáo viên theo đúng khả năng, chất lượng của 
giáo viên trong trường đã được nâng lên một cách rõ rệt. Việc lồng ghép nội 
dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cũng được thực hiện thường xuyên hơn ở 
trong tất cả các hoạt động.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam 11

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_lam_tot_cong_tac_gia.doc