SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện Chuyên đề xây dựng “Trường học hạnh phúc” tại trường MN Hương Mạc 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện Chuyên đề xây dựng “Trường học hạnh phúc” tại trường MN Hương Mạc 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện Chuyên đề xây dựng “Trường học hạnh phúc” tại trường MN Hương Mạc 1

Phần 1. MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến Tháng 4/2019, Công đoàn giáo dục Việt Nam cùng Bộ giáo dục và Đào tạo phát động “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”. Tại đây, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã kêu gọi đội ngũ cán bộ quản lý, các thầy giáo, cô giáo chung tay xây dựng trường học hạnh phúc với các giá trị cốt lõi: Yêu thương, an toàn và tôn trọng. “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” là một tiêu chí quan trọng mà bất kỳ trường học nào cũng mong muốn đạt được. Để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì trường học đó phải là trường học hạnh phúc. Muốn xây dựng được trường học hạnh phúc thì phải bắt đầu từ cấp học đầu tiên là cấp học mầm non. Bởi lẽ giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ. Trong bối cảnh toàn ngành đang triển khai Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thì việc đổi mới để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non sẽ tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và quá trình học tập suốt đời. Vậy “Trường học hạnh phúc” là gì? Trường học hạnh phúc là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập - vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng trường học hạnh phúc với sự phát triển và thành công của trẻ, trước thực trạng của nhà trường, tôi luôn băn khoăn trăn trở để tìm ra giải pháp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên chung tay xây dựng trường học hạnh phúc một cách 3 tốt sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái về cả thể chất lẫn tinh thần để thể hiện hết bản thân của mình, từ đó trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc, trẻ hạnh phúc thì cô giáo cũng hạnh phúc, trường học sẽ hạnh phúc và phụ huynh sẽ hạnh phúc. 3.Đóng góp của sáng kiến đối với đơn vị và ngành học. Xây dựng một trường học hạnh phúc sẽ giúp các trẻ có một môi trường học tập tốt nhất. Trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ và hứng thú với việc đến trường hằng ngày, với những hoạt động học, vui chơi, những bài giảng. Niềm đam mê vào tạo hứng thú trong học tập rất quan trọng đến kết quả học tập của trẻ. Giúp trẻ có thêm động lực, sự chủ động và tích cực, và không ngừng sáng tạo ra những giá trị mới, tiếp thu được những bài học mới. Đồng thời, việc học sinh có hứng thú với các hoạt động học sẽ giúp giáo viên có thêm động lực giảng dạy và sáng tạo những phương pháp dạy học mới để các em hứng thú với việc học hơn nữa. Sáng kiến đề cập thực trạng về xây dựng trường học hạnh phúc, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng mô hình trường học hạnh phúc hiện nay. Hành trình xây dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc không hề đơn giản, dễ dàng mà đó là một hành trình dài, nhiều khó khăn, trở ngại và thậm chí nhiều thử thách. Nhưng với tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu, cùng với sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp chính quyền; sự đồng lòng, hỗ trợ của phụ huynh học sinh và xã hội, đặc biệt với sự quyết tâm, nỗ lực vượt khó của đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động trong ngành, tôi tin tưởng rằng sẽ có nhiều trường học hạnh phúc ở các cấp học trong toàn ngành đáp ứng mong cầu của học sinh và phụ huynh học sinh, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi Nghị quyết 29/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 5 1.Thuận lợi Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Từ Sơn, đặc biệt của tổ Mầm non về chuyên môn cũng như về đồ dùng trang thiết bị dạy học. Cán bộ, giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng, kiến tập về xây dựng trường học hạnh phúc. Được sự hỗ trợ tích cực, nhiệt tình của Ban đại diện cha mẹ học sinh, của phụ huynh, các đoàn thể trong địa phương. 2. Khó khăn Một vài giáo viên có tuổi, giáo viên mới còn ngại khó, ngại đổi mới, chưa thực sự lắng nghe và hiểu trẻ để trao cơ hội, niềm tin cho trẻ. Khu lẻ Vĩnh Thọ đang xây dựng, 2 lớp mẫu giáo của khu phố Vĩnh Thọ đang học nhờ phòng chức năng khu trường Hương Mạc, nên ít nhiều ảnh hưởng tới công tác nuôi dưỡng CSGD trẻ của nhà trường Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát thực tế tại thời điểm tháng 8/2022 như sau: * Đối với đội ngũ giáo viên, nhân viên với 49 đồng chí tại thời điểm tháng 8/2022 STT Nội dung khảo sát Số lượng đạt Tỷ lệ % 1 CBGV,NV yêu nghề, tâm huyết với nghề 47/49 95.9 2 Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng 39/49 79.5 nghiệp, với trẻ và phụ huynh. 3 Giáo viên đạt GVDG cấp Tỉnh 1/49 2.0 * Đối với trẻ tại thời điểm tháng 8 năm 2022 STT Nội dung khảo sát Số lượng đạt Tỷ lệ % 1 Tỷ lệ huy động trẻ so với kế hoạch 378/410 92.2% 2 Tự tin giao tiếp với mọi người xung quanh 355/378 94% 3 Kỹ năng tham gia các hoạt động 357/378 94.4% 7 Tiếp đó là tôn trọng sự sáng tạo, giao quyền chủ động cho giáo viên, tạo ra môi trường để giáo viên dám đổi mới, hỗ trợ lẫn nhau, không chạy theo thành tích. Học sinh đến trường bên cạnh việc học tập phải được vui chơi, trải nghiệm, sáng tạo. Khi không phải chịu áp lực của bài tập, không bị phân biệt đối xử, các em sẽ cảm thấy hạnh phúc khi đến trường. Vì vậy với vai trò là Hiệu trưởng tôi luôn khích lệ, động viên CBGV, NV kịp thời tạo động lực cho CBGV,NV phấn khởi, từ đó lại khích lệ kịp thời học sinh. Cần khen chê đúng và loại bỏ những hình phạt, thay vào đó là kỉ luật tích cực. Mỗi sáng đến trường, gặp hiệu trưởng với làn môi nở nụ cười hiền hậu và ánh mắt thân thiện sẽ tạo ra những xúc cảm tâm lý, giúp học sinh và đồng nghiệp thoải mái và tự tin để bắt đầu ngày học mới. 2.Biện pháp 2: Thay đổi nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhằm xây dựng “Trường học hạnh phúc”. Bản chất của mỗi con người thực sự là rất khó để thay đổi. Người xưa có câu “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” quả không sai. Mỗi người được sinh ra và lớn lên trong hình hài, hoàn cảnh gia đình, cuộc sống khác nhau, từ đó bản tính, tính cách của mỗi người cũng hoàn toàn khác nhau. Hiển nhiên, có người tốt, kẻ xấu, có người khuyết tật, có người lành lặn... Vậy việc thay đổi không phải một sớm một chiều, cần kiên trì và có lộ trình thời gian, đặc biệt thay đổi nhận thức để mang lại niềm vui, mang lại niềm hạnh phúc sẽ là mong ước của tất cả mọi người. Trường học sẽ hạnh phúc khi các mối quan hệ được tạo nên và thực hiện dựa trên sự tôn trọng, tình yêu thương. Yêu thương bắt đầu từ sự thấu hiểu, lắng nghe và chia sẻ với người khác. Để xây dựng nhà trường trong tình yêu thương đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi người, trong đó cần nhất là sự chuyển biến về công tác lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu. Để đội ngũ thay đổi, hơn ai hết người đứng đầu phải thay đổi, hơn nữa thay đổi để mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc, sự hứng khởi, chất lượng công việc tốt hơn thì không lý gì lại không thay đổi. Bên cạnh đó đối với bản thân tôi nhận 9 tổ chuyên môn cùng thảo luận với nhau, những gì hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương, phù hợp với trẻ, phù hợp với chương trình khung của Sở, Phòng giáo dục đưa ra thì áp dụng thực hiện. Thống nhất với hiệu phó không áp đặt giáo viên phải theo ý mình. Với nhân viên cũng vậy, các cô là người trực tiếp chế biến các món ăn, các cô có kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ nên thấy rõ nhất cần kết hợp các thực phẩm thế nào là hợp lý. Mọi người cùng nhau trao đổi, bàn bạc để tìm ra phương án tối ưu nhất rồi cùng thống nhất thực hiện. Muốn mọi việc được suôn sẻ, tôi cũng đã trao đổi hằng ngày, cá nhân mỗi người cần nhìn theo thực tế công việc để đưa ra những quan điểm của mình cho đúng. Cùng thay đổi một chút về tính cách trong cư xử, bớt đi một chút nóng giận, bớt đi một chút than vãn, nhìn mọi việc tích cực hơn để hài hòa với mọi người, từ đó khiến mọi người có thiện cảm với mình hơn, đó cũng là cách tự mình mở ra cơ hội tốt hơn. 3.Biện pháp 3: Chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên tôn trọng, trao cơ hội cho trẻ. a. Nắm bắt đặc điểm cá nhân, tôn trọng cảm xúc của trẻ Mỗi người sinh ra đều mang một tính cách riêng, tôi vẫn thường suy ngẫm và thấy rằng: “Giáo viên mầm non thật giỏi!”. Ở nhà bố, mẹ, ông, bà hết hơi, mỏi mồm mà trẻ cứ thờ ơ, không chịu nghe lời, nhưng ở lớp một cô đảm nhiệm chăm sóc, dạy dỗ cả gần hai mươi trẻ mà cứ răm rắp. Bởi thế mới gọi là “chuyên môn, nghiệp vụ”. Tôi thường nhắc nhở và giao nhiệm vụ để giáo viên hằng ngày phải để ý từng động thái của trẻ, ghi vào sổ những bất thường, những khám phá mới về trẻ, những biểu hiện tích cực cũng như tiêu cựcđể hiểu trẻ. Từ việc hiểu trẻ, cô dễ dàng cảm hóa trẻ theo chiều hướng tích cực, giúp trẻ thay đổi những ý nghĩ, việc làm chưa tốt, nhân lên những bản tính tốt, lan tỏa gương trẻ làm việc tốt cho các bạn cùng học theo. Tôn trọng là một cảm giác hoặc hành động tích cực thể hiện đối với ai đó, còn cảm xúc hay xúc cảm là một hiện tượng trải nghiệm cơ bản của con người về thái độ của chính mình đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, 11 những thách thức mới, luôn mong muốn được yêu quí, được đón nhận và đó chính là khởi đầu tuyệt vời để trẻ gần gũi hơn với bạn bè, cô giáo và mọi người. Khi cô giáo đã mang lại sự tự tin cho trẻ thì việc trao cơ hội cho trẻ là việc trong tầm tay. Đây cũng là cách để cô giáo được khám phá, thưởng thức những điều tuyệt vời từ trẻ, bởi chỉ có trao cơ hội mới thấy được hết khả năng của trẻ. Tôi còn thường xuyên dự các hoạt động cô tổ chức, cùng trao đổi và nhắc nhở giáo viên cần công bằng với trẻ, quan tâm đến trẻ như nhau, những trẻ còn kém hay hoàn cảnh khó khăn cô phải quan tâm, gần gũi nhiều hơn. Trong các hoạt động, thay vì như trước đây cô chỉ tập trung gọi hai đến ba trẻ trả lời câu hỏi, thì nay tất cả trẻ được cô cho nêu ý kiến của mình. Càng những trẻ ngồi ỳ hoặc hiếu động cô lại càng hay gọi để từ đó hướng trẻ vào nội dung hoạt động cô đang tổ chức. Chính vì cô giáo đã hiểu được mình cần quan tâm đến tất cả các trẻ nên hoạt động học hay hoạt động vui chơi...cũng rôm rả hơn nhiều. Trẻ có nhiều ý tưởng hay vì mỗi trẻ mỗi ý nghĩ khác nhau, được nêu ra quan điểm của mình thì sẽ có vô vàn điều thú vị. Đối với việc đánh giá cũng chỉ đánh giá sự tiến bộ của trẻ so với bản thân trẻ, không so sánh với trẻ khác. Kiên nhẫn với trẻ, chờ đợi trẻ, khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt bằng lời. Luôn động viên trẻ tự tin vào bản thân, ví như: “Cô tin con sẽ làm được”, hoặc “Lần sau con sẽ làm tốt hơn” Bên cạnh đó thường xuyên cổ vũ, khích lệ, tìm những tiến bộ của trẻ dù nhỏ để trao cho trẻ lời khen ngợi. Khuyến khích trẻ trao đổi, hợp tác thực hiện ý tưởng chơi, cùng hoạt động và giúp đỡ lẫn nhau). Động viên trẻ tham gia thảo luận xây dựng nội quy lớp học, xây dựng quy tắc hoạt động trong các góc. Trao cơ hội để trẻ hợp tác trong việc chuẩn bị nguyên vật liệu, làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí, sắp xếp, vệ sinh môi trường sau khi tham gia các hoạt động. Từ đó, trẻ thấy mình được cô tin tưởng, mình đã làm được nhiều việc cùng các bạn giúp cô để lớp sạch sẽ, gọn gàng hơn. Chính vì vậy trẻ cũng sẽ có ý thức, trách nhiệm hơn về giữ gìn môi trường lớp học của mình. 13 trẻ niềm vui sướng, sự hào hứng, điều này tác động tích cực đến sức khoẻ tinh thần của trẻ. Mặt khác cần phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh để tổ chức tốt, đồng thời cũng là hình thức tuyên truyền các hoạt động của nhà trường tới phụ huynh. Tôi đã cùng các đồng chí hiệu phó xây dựng kế hoạch về việc triển khai, phổ biến chi tiết tới đội ngũ giáo viên, nhân viên, giao nhiệm vụ và đặc biệt khi bắt tay vào làm bản thân tôi đã thường xuyên nhắc nhở, khích lệ, động viên, gợi ý những công việc cần thực hiện. Các đồng chí được giao nhiệm vụ trong các buổi tổ chức như: Ngày hội đến trường của bé; Đêm hội trăng rằm; Hội thi nấu ăn giỏi, tổ chức noel cho trẻ..., tôi cũng trực tiếp chọn người để giao nhiệm vụ cho phù hợp với khả năng từng đồng chí. Khi tập luyện tôi thường ra động viên kích cầu cô và trò để truyền cảm hứng. Điều mà năm học này tôi đã rất yên tâm vì sự thay đổi của ban giám hiệu được thể hiện rõ nét, luôn sẵn sàng lắng nghe các ý kiến, hỗ trợ mọi nguồn lực để các cô hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Gửi gắm niềm tin của mình cho đội ngũ với câu nói mang lại niềm tin như: “Chị tin tưởng ở em”; “Cô rất yên tâm khi giao nhiệm vụ này cho cháu”; “Cố gắng lên, có gì chưa hiểu hãy gặp chị trao đổi để mình cùng tìm cách giải quyết”; “Chỉ cần nghe tiếng em nói đã thấy đáng yêu rồi”. Được nghe và thấy từ lời nói đến hành động với tất cả sự chân thành, đội ngũ đã luôn tự tin, dám nghĩ, dám làm, chia sẻ những điều còn khó khăn chưa hiểu. Qua việc tổ chức các ngày hội, ngày lễ trong năm học này, mặc dù có nhiều khó khăn vì dịch covid-19 nên phần lớn phải tổ chức trong lớp, nhưng tất cả đều thành công ngoài mong đợi. 5.Biệp pháp 5: Xây dựng môi trường, lớp học hạnh phúc. Để có được niềm hạnh phúc thì không chỉ tâm tính mọi người thay đổi là đủ, việc xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học, khuôn viên cảnh quan tạo cho tất cả mọi người có thêm các thông điệp để mỗi khi nhìn thấy cũng thêm phần nhắc nhở chúng ta cần làm tốt, cần lưu tâm cùng nhau cố gắng gây dựng. Khi trẻ đến trường, cảm nhận được môi trường, lớp học là nơi hằng
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_doi_ngu_can_bo_giao_vien_nhan.docx