SKKN Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS, THPT Phan Châu Trinh

docx 20 trang skquanly 28/04/2025 300
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS, THPT Phan Châu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS, THPT Phan Châu Trinh

SKKN Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS, THPT Phan Châu Trinh
 Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học
 MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU Trang
 1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................2
 2. Mục đích xây dựng sáng kiến .......................................................................3
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................3
B. NỘI DUNG
Chương I: Những cơ sở khoa học của vấn đề nâng cao chất lượng 
dạy học ở các trường bậc trung học phổ thông
 1.1. Cơ sở lý luận...............................................................................................4
 1.2. Cơ sở pháp lý..............................................................................................4
 1.3. Cơ sở thực tiễn............................................................................................5
Chương II: Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở 
trường THCS,THPT Phan Châu Trinh
 2.1. Khái quát về đặc điểm nhà trường..............................................................6
 2.2. Thuận lợi, khó khăn, thế mạnh và hạn chế .................................................6
 2.3. Nhận định chung.........................................................................................8
Chương III: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng 
dạy học ở trường THCS,THPT Phan Châu Trinh
 3.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ từ cán bộ lãnh đạo đến giáo 
 viên,nhân viên về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học...................10
 3.2. Kiện toàn tổ chức các tổ chuyên môn trong nhà trường,phân 
 công lao động hợp lý dưới sự điều hành chỉ đạo của Hiệu trưởng..................10
 3.3 Tổ chức, tăng cường kiểm tra củng cố xây dựng nề nếp dạy học. ............11
 3.4 Công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học,đẩy mạnh phong 
 trào thi đua “2 tốt” trong nhà trường. ..............................................................12
 3.5 Quan tâm bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ...........15
 3.6 Có kế hoạch cụ thể thực hiện các biện pháp hỗ trợ,huy động các 
 nguồn lực phục vụ cho việc dạy và học...........................................................16
 3.7. Hiệu quả áp dụng các biện pháp...............................................................17
C. KẾT LUẬN
 1. Kết luận........................................................................................................19
 2. Một số kiến nghị ..........................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................20
Người thực hiện: Hà Văn Vy Trang 1 Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học
nhiều giải pháp.Trong đó có vấn đề tăng cường và đổi mới công tác quản lý,đổi 
mới phương pháp dạy học.
 Bắt nguồn từ một số vấn đề nêu trên, với kinh nghiệm thực tế trong giảng dạy 
và quản lý,đồng thời kết hợp với kiến thức khoa học đã được trang bị trong quá 
trình được ngành cho đi bồi dưỡng, cũng như trong quá trình nghiên cứu qua sách 
báo.Tôi xin trình bày đề tài: “Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình 
đổi mới công tác quản lý,chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường 
THCS,THPT Phan Châu Trinh”.
2) Mục đích xây dựng sáng kiến kinh nghiệm:
 Đúc rút một số kinh nghiệm và đề xuất một số biện pháp quản lý,chỉ đạo nhằm 
nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS,THPT Phan Châu Trinh.
3) Nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1 Phân tích cơ sở lý luận pháp lý và cơ sở thực tiễn của việc quản lý hoạt động 
 dạy học ở các trường bậc trung học phổ thông.
3.2 Phân tích thực trạng tình hình quản lý và quá trình dạy học ở trường 
 THCS,THPT Phan Châu Trinh.
3.3Đề xuất một số biện pháp đổi mới quản lý,chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng 
 dạy học ở trường THCS,THPT Phan Châu Trinh
 B-PHẦN NỘI DUNG
 Chương I
 NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
 DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1Cơ sở lý luận
1.1.1. Hoạt động dạy học là một quá trình thống nhất giữa người dạy và người học 
dưới vai trò chủ đạo (tổ chức và điều phối) của người dạy.Người học tự giác,năng 
động,tích cực tự điều chỉnh hoạt động để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ dạy học 
được đặt ra.
-Quá trình dạy học có mục tiêu cơ bản:
+Thứ nhất,quá trình dạy học nhằm hình thành tri thức cho người học
+Thứ hai, dạy học nhằm rèn luyện các kỹ năng cho hoạt động nhận thức
+Thứ ba, quá trình dạy học hướng tới xây dựng thái độ và tính tích cực.
1.1.2. Công tác quản lý quá trình dạy học chính là quá trình điều chỉnh và điều 
khiển quá trình dạy học,làm cho quá trình đó vận hành một cách có kế hoạch,có tổ 
chức và được thường xuyên chỉ đạo,kiểm tra,giám sát nhằm từng bước hướng tới 
việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ dạy học đặt ra.
1.1.3. Hệ thống tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung của hoạt động dạy học gồm 
có các công việc:
+Kiện toàn bộ máy tổ chức hoạt động dạy học
+Xây dựng nề nếp công tác dạy học
Người thực hiện: Hà Văn Vy Trang 3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học
-“Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng,hiệu quả giáo dục,đào 
tạo;chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn 
diện năng lực và phẩm chất người học;chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục 
toàn diện,tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập;đẩy mạnh phong 
trào thi đua “Dạy tốt,học tốt”,thực hiện những giải pháp đột phá và những giải 
pháp lâu dài nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo” ( Kế hoạch năm học 
2015-2016 của Phòng giáo dục trung học-SGD&ĐT TP.HCM; mục “Mục tiêu 
định hướng” trang 7)
-“Tập trung đổi mới,nâng cao hiệu hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý đối với 
các cơ sở GDTrH theo hướng tăng cường phân cấp quản lý,thực hiện quyền tự chủ 
của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao 
năng lực quản trị nhà trường” (Kế hoạch năm học 2015-2016 của phòng trung 
học- SGD&ĐT TP.HCM mục nhiệm vụ trọng tâm trang 8).
1.3 Cơ sở thực tiễn
 Trong nhiều năm qua, kể từ khi Đảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới,ngành 
giáo dục đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước. Đặc biệt là bồi 
dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất 
nước.Tuy nhiên trong thời gian ấy ngành giáo dục và đào tạo cũng bộc lộ nhiều bất 
cập cả về quy mô, mục tiêu và chất lượng đào tạo.Vẫn còn đây đó một số cơ sở 
giáo dục chậm đổi mới, chậm phát triển không đáp ứng nổi yêu cầu của Đất nước. 
Một số vấn đề thi cử kiểm tra đánh giá,xơ cứng và tiêu cực không còn phù hợp với 
sự đổi thay của xã hội.
 Trường THCS,THPT Phan Châu Trinh từ 2012 trở lại đây đã có sự phát triển về 
chất lượng giáo dục,tỷ lệ học sinh lên lớp và xếp loại khá giỏi tăng đều hàng năm, 
học sinh tốt nghiệp THCS cũng như tốt nghiệp THPT ổn định (100%), Số học sinh 
đậu vào Cao Đẳng và Đại học ngày càng cao 68,6% (cao nhất từ trước tới 
nay).Tuy vậy, nhà trường vẫn còn đương đầu với nhiều khó khăn thách thức, còn 
nhiều vấn đề trong quản lý, chỉ đạo dạy và học cần phải cải tiến và nâng cao.
 CHƯƠNG II
 THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở 
 TRƯỜNG THCS,THPT PHAN CHÂU TRINH
2.1 Khái quát về đặc điểm của trường THCS,THPT Phan Châu Trinh
- Trường THCS,THPT Phan Châu Trinh là loại hình trường ngoài công lập dưới 
 sự đầu tư của một Hội Đồng Quản Trị gồm 5 người: 1 Chủ tịch,1 Phó chủ tịch 
 và 3 ủy viên
- Ban giám hiệu nhà trường có 3 người: 1 Hiệu trưởng và 2 Phó Hiệu trưởng
- Tổng số cán bộ,giáo viên,nhân viên: 72 người
- Trong đó giáo viên: 42 người (Cơ hữu là: 24 người)
- Nhân viên phục vụ: 30 người
- Mời giảng: 14 người
Người thực hiện: Hà Văn Vy Trang 5 Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học
xếp thời khóa biểu gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng một phần đến chất lượng 
dạy học của trường.
 -Việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém chưa được quan tâm 
đúng mức từ phía Hội đồng quản trị,vì thế kết quả không cao, không ổn định.
 - Khi tuyển sinh Ban Giám Hiệu hầu như không được lựa chọn đầu vào vì thế 
mà phần lớn học sinh của trường có học lực trung bình và yếu kém, ý thức và động 
cơ học tập chưa đúng, phương pháp học tập không phù hợp, dẫn đến kết quả học 
tập hạn chế.
 - Vì hoàn cảnh kinh tế gia xã hội khó khăn nhiều phụ huynh phải vất vả với 
công việc làm ăn, ít có sự quan tâm đúng mức cũng như phối hợp với nhà trường 
để giáo dục con cái.
2.2.3. Thế mạnh:
 -Quy mô cơ sở vật chất của nhà trường rộng lớn, có khung cảnh và không gian 
thoáng mát xanh, sạch, đẹp, phù hợp với môi trường giáo dục, phòng ốc kiên cố 
khang trang, phương tiện giảng dạy ngày càng được trang bị bổ sung đầy đủ, sân 
chơi bãi tập hợp lý, có thể tổ chức dạy 2 buổi / ngày.
 -Yếu tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với việc đổi mới quản lý chỉ 
đạo để nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường là: ý thức rèn luyện phấn đấu 
của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh ngày càng thể hiện rõ 
nét.Tinh thần trách nhiệm và sự cầu thị tiến bộ ngày càng cao, yêu trường yêu lớp, 
tự hào về nghề nghiệp cũng như truyền thống của trường ngày càng phát triển. 
Phần lớn là giáo viên trẻ nên năng động, dễ dàng tiếp thu và vận dụng linh hoạt các 
phương pháp dạy học nhằm phát huy tinh chủ động, tích cực của HS. Đồng thời 
tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác giảng dạy. Chất lượng 
giảng dạy ngày càng được nâng cao, rút dần khoảng cách với chất lượng chung của 
thành phố.
 - Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như Chi bộ, Công Đoàn, Đoàn thanh 
niên hoạt động đều tay và ngày càng chất lượng có tác động hỗ trợ tích cực đến 
công tác quản lý, chỉ đạo dạy và học của nhà trường.
 - Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quy định, có một số trên chuẩn (Thạc sỹ) giàu 
kinh nghiệm, nhiệt tình gắn bó với trường, có ý thức tổ chức kỷ luật và trách 
nhiệm trong lao động, giàu lòng thương yêu học sinh. Sẵn sàng nhận và hoàn 
thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.
2.2.4. Hạn chế:
 -Tuy cơ sở vật chất khang trang nhưng các trang thiết bị máy móc cũ kỹ lạc hậu, 
thư viện cũng như các phòng thí nghiệm, chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học 
của nhà trường cần phải đầu tư nâng cấp và bổ sung.
 - Đại đa số giáo viên là những người nhiệt tình giàu trách nhiệm,có chí tiến thủ 
có năng lực chuyên môn, kết quả giảng dạy rất ổn định. Tuy nhiên do đặc thù nhân 
sự không ổn định như đã nêu ở trên, một số sinh viên hoặc giáo viên mới tuyển 
Người thực hiện: Hà Văn Vy Trang 7 Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học
 e/ Khuyến khích dự giờ thăm lớp trong và ngoài trường,để trao đổi học tập kinh 
nghiệm lẫn nhau để nâng cao tay nghề. Đề ra những yêu cầu chính sách hợp lý để 
giáo viên tự bồi dưỡng chuyên môn.
 g/ Trang bị phương tiện và đồ dùng dạy học đặc biệt là máy vi tính,máy 
chiếu,màn hìnhđể hỗ trợ phục vụ công tác dạy học.
 Để giải quyết tốt các vấn đề nêu trên, nhà trường đã có một số biện pháp chỉ đạo 
cụ thể và mang tính chiến lược để phát huy những thành tích đã đạt được, khắc 
phục các mặt còn hạn chế để giữ vững và nâng cao chất lượng dạy học ở trường 
Phan Châu Trinh.
 CHƯƠNG III
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY 
 HỌC Ở TRƯỜNG THCS,THPT PHAN CHÂU TRINH
3.1 Nâng cao nhận thức của đội ngũ từ cán bộ lãnh đạo đến giáo viên,nhân 
 viên về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học.
3.1.1. Yêu cầu toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia học tập và thảo luận 
đầy đủ các văn kiện nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội trong giai 
đoạn hiện nay, do Quận ủy Quận Bình Tân tổ chức, nhằm làm cho mọi người nắm 
vững và thấm nhuần quan điểm đường lối của Đảng ta, quyết tâm đưa nước nhà trở 
thành một nước công nghiệp hiện đại.Trong đó, giáo dục giữ một vai trò vô cùng 
trọng đại: Đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế tri thức và được coi là quốc 
sách hàng đầu.
3.1.2. Kịp thời tuyên truyền phổ biến các chủ trương giải pháp giáo dục, các văn 
bản pháp quy, các văn bản hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo,giúp toàn thể cán 
bộ giáo viên, nhân viên thấy rõ thực trạng ngành giáo dục nước nhà có những ưu 
điểm gì? có những mặt yếu kém gì cần phải khắc phục hiện nay?... để từ đó đồng 
tâm hiệp lực với cán bộ quản lý đẩy mạnh công cuộc đổi mới ở nhà trường.
3.1.3. Phải phân tích đánh giá cụ thể thực trạng của nhà trường,để khẳng định vai 
trò quan trọng của nhà trường,đối với sự phát triển của giáo dục Quận Bình Tân, 
của Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng và giáo dục cả nước nói chung.
3.2 Kiện toàn tổ chức các tổ chuyên môn trong nhà trường,phân công lao 
 động hợp lý dưới sự điều hành chỉ đạo của Hiệu trưởng.
 -Nhiệm vụ chính trị của nhà trường là nhiệm vụ dạy và học, vì thế hoạt động 
chuyên môn là hoạt động trung tâm. Để nâng cao chất lượng dạy học, thì cần thiết 
phải có một bộ máy chuyên môn vận hành đồng bộ,thông suốt,hiệu quả,cùng 
hướng về mục tiêu chung. Chọn giáo viên có năng lực quản lý, có trình độ chuyên 
môn giỏi, có tinh thần trách nhiệm cao để làm cán bộ quản lý tổ bộ môn. Việc lựa 
chọn tổ trưởng và sắp xếp bộ máy cần phải đảm bảo tính dân chủ và tinh thần trách 
nhiệm cao.
Người thực hiện: Hà Văn Vy Trang 9

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bai_hoc_kinh_nghiem_rut_ra_tu_qua_trinh_doi_moi.docx