SKKN Kinh nghiệm triển khai học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM để nâng cao hiệu quả GD đạo đức cho HS của GVCN lớp ở trường THPT Ba Đình

doc 21 trang skquanly 14/05/2025 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm triển khai học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM để nâng cao hiệu quả GD đạo đức cho HS của GVCN lớp ở trường THPT Ba Đình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm triển khai học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM để nâng cao hiệu quả GD đạo đức cho HS của GVCN lớp ở trường THPT Ba Đình

SKKN Kinh nghiệm triển khai học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM để nâng cao hiệu quả GD đạo đức cho HS của GVCN lớp ở trường THPT Ba Đình
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
 TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH
 ----------------******-------------------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI HỌC TẬP VÀ LÀM 
THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH ĐỂ 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO 
 HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở 
 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BA ĐÌNH”
 Người thực hiện: Trần Thị Huệ
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chủ nhiệm
 THANH HÓA NĂM 2016
 0 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài 
 Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tâm niệm: " Có đức mà không có tài thì 
làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng, gia đình có đạo 
đức là gia đình hạnh phúc, xã hội có đạo đức là xã hội bền vững, phát triển". 
Đức và tài có mối quan hệ biện chứng, trong đó đức là gốc của tài, là điểm xuất 
phát và cũng là đích cuối cùng của các giá trị văn hóa mà con người đạt được. 
Giáo dục đạo đức là 1 trong 4 mặt của công tác giáo dục toàn diện. Con người 
với tư cách là sản phẩm tích cực của giáo dục phải là chủ thể của hệ thống các 
giá trị, chuẩn mực, trong đó chuẩn mực đạo đức đóng vai trò là nền tảng, định 
hướng cách thức, mục tiêu cho mỗi người lựa chọn, tiếp nhận các giá trị văn hoá, 
thẩm mỹ và cuối cùng sẽ quay trở lại giúp mỗi người sống đẹp hơn, hoạt động có 
hiệu quả hơn vì lợi ích của cá nhân và cộng đồng xã hội. Giáo dục đạo đức là 
mục tiêu xuyên suốt chỉ đạo toàn bộ quá trình giáo dục.
 Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay luôn tồn tại đan xen giữa 
thời cơ, thuận lợi với những khó khăn, thách thức khó lường. Đây là chủ đề 
“nóng” của giáo dục, bởi vấn đề này không chỉ có giáo dục nói tới, bàn tới mà đã 
len lỏi ngay trên diễn đàn của Quốc hội. “Nóng” là bởi, công tác giáo dục đạo 
đức chưa đạt được sự kỳ vọng của nhân dân. “Nóng” vì giáo dục đạo đức gặp 
nhiều lực cản mà lực cản lớn nhất, gay go nhất là tư tưởng tiểu nông, các hủ tục 
lạc hậu cùng với trào lưu sống gấp, thói quen hưởng thụ, đua đòi, ích kỷ, lối sống 
bất cần đã ăn sâu, bén rễ trong ý thức của một bộ phận lớn xã hội, trong đó có 
thanh niên. Khó khăn còn được xác định, gia đình ít quan tâm, để tâm, chăm lo 
đến con cái, nhà trường nhiều khi chỉ chú trọng giáo dục kiến thức văn hóa, giáo 
dục đạo đức chỉ dừng lại kiểu giáo dục nhồi sọ, giáo điều của Nho gia. Các cơ sở 
giáo dục đã có nhiều giải pháp, song các giải pháp đó xem ra chưa thích ứng với 
tâm lý, sự thay đổi đến chóng mặt trong suy nghĩ và hành động của thanh niên, 
chưa đủ sức cản lại sự tiêm nhiễm, lây nhiễm của thói hư, tật xấu trong xã hội.
 Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương để định hướng 
giá trị sống cho nhân dân, học sinh. Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 06-CT/TW về 
thực hiện cuộc vận động học tập tư tưởng, phong cách, làm theo tấm gương đạo 
đức Hồ Chí Minh năm 1996. Đến 2011, học tập và làm theo tư tưởng, phong 
cách, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không còn là cuộc vận động mà là nhiệm 
vụ cấp bách, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân. Sau 12 năm thực hiện Chỉ 
thị của Bộ Chính trị, tấm gương đạo đức của Bác đã ngấm sâu, thấm vào hành 
động của mỗi cán bộ, đảng viên và học sinh và được xác định là nền tảng tinh 
thần của xã hội. Với ý thức, một trăm bài diễn thuyết không bằng một việc làm 
cụ thể, một tấm gương đời thường, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã trở thành 
biểu tượng sống trong công tác giáo dục học sinh. Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị 
03-CT/TW của Bộ Chính trị, công tác giáo dục đạo đức học sinh của trường 
THPT Ba Đình đã thực sự đi vào thực chất, có sức thuyết phục. Nhà trường đã 
được Chủ tịch UBND tỉnh, Thủ tướng Chính phủ biểu dương, tặng Bằng khen 
năm 2016. Kết quả đó phản ánh tập trung công sức của tập thể cán bộ, giáo viên 
 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận 
 Đạo đức là hệ thống các nguyên tắc, phép tắc, giá trị chuẩn mực do xã hội 
đặt ra để điều chỉnh hành vi của mỗi cá thể phù hợp yêu cầu của cộng đồng. Giáo 
dục đạo đức là hệ thống các biện pháp tác động có đích hướng vào tư tưởng, tình 
cảm, hình thành động cơ, thái độ và hành vi hợp chuẩn mực của xã hội. Hiệu quả 
của công tác giáo dục đạo đức phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh sống, môi 
trường xã hội. Môi trường toàn cầu hóa hôm nay bung nở nhiều hệ giá trị sống, 
đặt ra phải có định hướng đúng để góp phần xây dựng và phát triển văn hóa Việt 
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trước yêu cầu đó, Đảng ta đã phát động 
toàn Đảng, toàn dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xem 
tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tinh thần của xã hội. Chỉ thị 03-CT/TW ngày 
14/5/2011 và Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị ra đời đáp ứng 
yêu cầu đó.
 Mục đích của việc triển khai Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị trong các 
trường học là làm cho phong cách, giá trị cốt lõi của tấm gương đạo đức Hồ Chí 
Minh thấm sâu, ngấm vào nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, giáo viên và 
các em học sinh. Tư tưởng đạo đức của Bác là hệ thống các giá trị toàn diện, là 
sự hội tụ, đúc kết truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa 
của nhân loại. Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng là hiện thân của các giá trị sống 
sinh động, là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng. Thông qua triển khai 
học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác nhằm giúp các em hiểu được 
các giá trị chuẩn mực đạo đức, giá trị chân, thiện, mỹ, thuần phong mỹ tục của 
dân tộc từ con người Bác, từ đời sống giản dị, khiêm nhường, thanh cao của 
Người. Đây là việc làm thường xuyên, lâu dài, suốt đời và có giá trị bền vững.
 Phong cách là cách làm, cách thực hiện nhiệm vụ của mỗi người. Phong 
cách Hồ Chí Minh là việc suy nghĩ, hành động của Bác trong suốt cuộc đời hoạt 
động cách mạng. Đó là phương pháp tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, thận trọng, 
làm việc hết mình, cống hiến suốt đời; là phương pháp làm việc khoa học, bài 
bản, có kế hoạch; là cách ứng xử gần gũi, thân thiện, cởi mở, chân thành; là cách 
diễn đạt bình dị, trong sáng, dễ hiểu; là cách sống giản dị, thanh cao, chừng mực, 
điều độ, ngăn nắp, yêu lao động, quý trọng thời gian. Phong cách ấy không phải 
là mọi người gán ghép cho Bác mà là kết quả của quá trình rèn luyện công phu, 
khổ công của một nhân cách lớn- “nhà văn hóa của tương lai”.
 Tấm gương đạo đức sáng ngời của bậc “đại trí, đại nhân, đại dũng” được toát 
lên từ việc làm cụ thể, hàng ngày của Bác. Đó là nói đi đôi với làm, đã nói là làm 
và quyết tâm làm bằng được; là tấm gương tận tụy với công việc, suốt đời lo cho 
nước, cho dân; là tình cảm yêu mến con người, gần gũi với thiên nhiên; là lối 
sống tiết kiệm, thẳng thắn, trung thực, giản dị, quý trọng thời gian, công sức của 
bản thân, của nhân dân; là đức vị tha, bao dung, độ lượng, là tinh thần đoàn kết, 
tinh thần học tập suốt đời...
 Giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình tác động có chủ đích của nhà 
trường nhằm làm cho các em hiểu đúng, hiểu đầy đủ và hành động hợp chuẩn 
 4 trong các mối quan hệ xã hội, trước hết là quan hệ thầy trò, bạn bè, anh em. Khi 
đó, tự các mối quan hệ đó lên tiếng đánh giá, nhận xét, được dư luận phán xét, cá 
nhân học sinh sẽ tự nhận chân được bản thân để điều chỉnh hành vi cho phù hợp. 
Hơn nữa, đây là lứa tuổi đang vươn ra bên ngoài để tự khẳng định mình, trong đó 
danh dự cá nhân và lòng tự trọng luôn được đề cao. Điều đó đòi hỏi khi triển 
khai phải linh hoạt, khéo léo, tránh làm tổn thương đến tâm lý cá nhân.
 Tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện ở nhiều nội 
dung, song có thể vận dụng những nội dung sau đây để giáo dục học sinh:
 Một là: Tinh thần ham học, học suốt đời, học ở mọi nơi, lấy tự học làm cốt. 
Mỗi cá nhân phải tự nhận thấy và đánh giá được mức độ hiểu biết của mình, 
không tự cao, tự đại, không bằng lòng với cái hiện tại, có ước mơ và hoài bão 
vươn lên. Tri thức của nhân loại là biển cả mênh mông, hiểu biết của mỗi cá 
nhân như là một giọt nước, do đó nếu chỉ trông chờ vào những kiến thức được 
trang bị trong nhà trường thì những hiểu biết đó sẽ mai một, bốc hơi dần dần. 
Bác đã từng nói: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn 
liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết 
hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên 
chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”. Học trong nhà 
trường cũng như học ở ngoài đời phải “Lấy tự học làm cốt”, khi đã có niềm đam 
mê thì tự mình sẽ chủ động học hỏi, nghiên cứu không ngừng nghỉ.
 Hai là : Học tập Bác, trước hết chúng ta học tập đạo đức trong sáng, suốt đời 
phấn đấu vì nhân dân của Bác. Bác luôn coi đạo đức là cái gốc của người cách 
mạng. Cái lớn nhất trong đạo đức của Bác là hy sinh tất cả vì độc lập dân tộc, vì 
hạnh phúc của nhân dân. Cả cuộc đời Bác chỉ có một ham muốn tột bậc là “làm 
sao cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng 
bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”
 Ba là: Học tập Bác chúng ta học phong cách lãnh đạo, phương pháp làm việc, 
học cách xử thế, ứng xử với bạn bè, đồng chí, với người thân, với cán bộ, với 
nhân dân... Có những chi tiết về cuộc sống đời thường của một vị Chủ tịch nước 
để lại cho mỗi người ấn tượng khó quên. Ở mỗi con người nếu không biết yêu 
quý, hiếu thảo với cha mẹ, anh em mình thì làm sao có tình thương yêu và sự 
cảm thông đối với nhân loại. Bác đã cống hiến cả đời cho cách mạng, tới lúc đi 
xa chỉ tiếc một điều là không được phục vụ nhân dân nhiều hơn nữa. Trong trái 
tim bao la của Người, chúng ta hiểu, vẫn có góc riêng dành cho gia đình, quê 
hương
 Bốn là: Học đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, học đức giản dị khiêm 
tốn của Người. Cuộc sống của Người giản dị, thanh bạch. Một ngôi nhà sàn nho 
nhỏ ẩn giữa lùm cây, bên ao cá. Những bữa cơm đơn giản, thanh đạm, bên cạnh 
vài người giúp việc. Đó là cuộc sống thanh tao, lịch lãm, văn hóa. Nhưng đó 
không phải là cuộc sống khắc khổ, theo kiểu tu hành. Đứng ở cương vị cao nhất 
của Đảng, của đất nước nhưng Bác đến với mọi người một cách rất bình dị, tự 
nhiên, không nghi thức, màu mè. Và chính tác phong quần chúng bình dị ấy như 
 6 Thứ tư: Học tập và làm theo Bác chưa gắn với nhiệm vụ học tập, với cuộc 
sống thường ngày của các em. Thành thử, khi triển khai chỉ nêu chung chung tấm 
gương đạo đức của Bác mà không tìm ra được mối liên hệ giữa học tập, làm theo 
Bác với nhiệm vụ học tập của mỗi học sinh.
 Thứ năm: Chúng tôi tự kiểm điểm thấy trách nhiệm trong triển khai công tác 
này chưa cao. Cá nhân tôi chưa thật sự trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, chưa dồn hết 
tâm sức của mình để sống với từng em, với tập thể lớp. Từ đó, giáo viên chủ 
nhiệm chưa nắm hết được hoàn cảnh, tâm tư tư nguyện vọng, tâm lý và sự thay 
đổi tâm lý của học sinh. Trong quá trình triển khai còn có tư tưởn nóng vội, chủ 
quan, giáo điều. Có những lúc tưởng chừng như bế tắc khi tiếng nói của giáo 
viên chủ nhiệm và học sinh không tìm được sự đồng điệu.
2.3. Biện pháp giáo dục đạo đức học sinh qua tấm gương đạo đức Hồ Chí 
Minh
 2.3.1. Tìm hiểu tình hình lớp và phân loại đối tượng
 Đầu năm, giáo viên chủ nhiệm điều tra học sinh để nắm vững tình hình học 
sinh. Mỗi em viết 1 bản tự khai theo mẫu. Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm tìm 
hiểu đặc điểm tâm lý, ý thức thái độ, tư thế tác phong của các em qua giáo viên 
chủ nhiệm của các trường trung học cơ sở nơi các em học để nắm vững tâm sinh 
lý của từng em. Từ đó, phân chia đối tượng vào các nhóm để làm tốt công tác tổ 
chức lớp.
 1. Tình hình học sinh lớp 10C năm học 2015- 2016: Là một lớp học có 
chất lượng đầu vào không cao so với một số các lớp khác nên ý thức học, kết quả 
học tập và hạnh kiểm của các em cũng thấp.
 - Tổng số học sinh: 42 em, trong đó có 26 nữ và 14 nam
 - Chất lượng giáo dục 2 mặt năm học lớp 9:
 + Chất lượng văn hóa: Giỏi = 4,8%, khá = 59,5%,TB = 35,7%
 yếu, kém = 0%
 + Chất lượng hạnh kiểm:Tốt = 71,4%, khá = 21,4%, TB = 7,2%.
 - Hoàn cảnh gia đình.
 + Học sinh gia đình nghèo đói, khó khăn : 13 học sinh
 + Học sinh con chính sách: con liệt sỹ, thương bệnh binh: 2 học sinh
 + Học sinh sinh sống vùng khó khăn: 1 học sinh
 + Học sinh có bố mẹ là cán bộ công chức: 2 học sinh
 + Học sinh có bố mẹ làm các ngành nghề kinh doanh: 5 học sinh
 + Học sinh gia đình có bố mẹ làm nông nghiệp: 35 học sinh
 - Đặc điểm tâm sinh lý học sinh
 + Học sinh chăm ngoan, hiếu học: khoảng 20 học sinh
 + Học sinh chậm tiến bộ như: nghỉ học, bỏ tiết, đi chậm giờ, nói 
chuyện riêng, không đúng tư thế, tác phong, lười học: khoảng 15 học sinh
 + Học sinh có các biểu hiện tâm lý: ích kỷ, tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm, 
nói dối : khoảng 5 học sinh.
 + Học sinh bị bệnh tật, khuyết tật: 2 học sinh
 8

File đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_trien_khai_hoc_tap_va_lam_theo_tam_guong_da.doc