SKKN Kinh nghiệm quản lý, sắp xếp khoa học thiết bị, đồ dùng dạy học hiệu quả tại trường Tiểu học A Thị Trấn Văn Điển
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm quản lý, sắp xếp khoa học thiết bị, đồ dùng dạy học hiệu quả tại trường Tiểu học A Thị Trấn Văn Điển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm quản lý, sắp xếp khoa học thiết bị, đồ dùng dạy học hiệu quả tại trường Tiểu học A Thị Trấn Văn Điển

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Chúng ta đã và đang bước đi trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển”. Giáo dục và đào tạo muốn phát triển tốt thì đòi hỏi phải phát triển cơ sở vật chất nói chung và thiết bị dạy học nói riêng cả về chất và lượng. Để quá trình dạy học có chất lượng và hiệu quả cao, từ xa xưa con người đã tìm ra và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau cho mục đích này. Theo đó, cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục phục vụ cho phương pháp dạy học cũng ra đời và phát triển. Mục tiêu và nội dung dạy học trong nhà trường phụ thuộc vào mục tiêu kinh tế xã hội vĩ mô, còn cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục một mặt phụ thuộc vào mục tiêu kinh tế xã hội, mặt khác còn chịu nhiều ảnh hưởng của khoa học công nghệ đương thời. Ngày nay, khi khoa học và công nghệ trong xã hội tiến bộ vượt bậc thì sự tiến bộ đó cũng được phản ánh vào hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục của nhà trường. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho quá trình dạy học. Bởi vì, có thiết bị dạy học tốt thì chúng ta mới có thể tổ chức được quá trình dạy học khoa học, huy động được tối đa số người học tham gia thực sự vào quá trình này. Họ phải tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dạy một cách tích cực. Vì vậy, thiết bị dạy học phải đủ và phù hợp mới triển khai được các phương pháp dạy học một cách hiệu quả, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là bộ phận quan trọng của nội dung và phương pháp giảng dạy. Chúng có thể vừa là phương tiện để nhận thức, vừa là đối tượng chứa nội dung cần nhận thức. 2. Cơ sở thực tiễn Sự nghiệp giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với mục tiêu giáo dục của tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản khác để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở. Câu hỏi đặt ra là: Mỗi người trong chúng ta phải làm gì? Làm thế nào để các hoạt động của nhà trường có chất lượng, để “sản phẩm” của mình có nền móng thật vững chắc? Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục cấp tiểu học nói chung và trong nhà trường nói 3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: năm học 2021 - 2022 - Đối tượng nghiên cứu: kết quả học tập của học sinh trước và sau khi sử dụng thiết bị dạy học. - Phạm vi nghiên cứu: học sinh lớp 5B, 5E trường Tiểu học A Thị Trấn Văn Điển. tầm đa dạng các loại tranh ảnh, đồng thời tự làm một số đồ dùng phục vụ cho chính tiết giảng dạy và học tập của bản thân và tổ khối. Trên tinh thần giảng dạy và học tập trong bối cảnh dịch bệnh, giáo viên và học sinh vẫn luôn luôn tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học vào nhiệm vụ của mình. Học sinh được tiếp thu tri thức, được thực hành với máy tính, với điện thoại, đặc biêt với bộ đồ dùng thực hành đã khiến các em vui hơn, hứng thú hơn trong mỗi buổi học. Tiết học thực hành lắp ghép mô hình kĩ thuật lớp 5B 1.2. Khó khăn: Nhiều thiết bị dạy học được cấp phát qua nhiều năm sử dụng nên hư hỏng, mất mát chi tiết. Một số thiết bị dạy học không còn sử dụng được. Một số trang thiết bị dạy học chưa đảm bảo về chất lượng, độ chính xác chưa cao đã ảnh hưởng đến hiệu quả của một số bài thực hành. Ví dụ: - Cân đĩa Robecvan - Toán lớp 3 không còn chính xác. - Mô hình bánh xe nước dễ vỡ, gãy. - Bộ Lắp ghép mô hình kỹ thuật thiếu nhiều ốc, vít,...; lẫy tấm mặt cabin dễ bị gãy. Chưa có đầy đủ các phòng học chức năng để học sinh học tập, thực hành và phát triển năng khiếu nghệ thuật. Sử dụng thiết bị dạy học đòi hỏi giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu bài, phải kết hợp khéo léo trong giờ dạy và phân bố thời gian hợp lý. Chính vì vậy, một số giáo viên ngại sử dụng đồ dùng dạy học. 2. Các giải pháp, biện pháp tổ chức quản lý, bảo quản và sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học. 2.1. Tổ chức hoạt động và quản lý phòng thiết bị, đồ dùng dạy học Phòng thiết bị, đồ dùng dạy học được trang bị đầy đủ tủ, giá để bảo quản tranh ảnh, thiết bị, đồ dùng dạy học. Hệ thống ánh sáng, hệ thống cửa đảm bảo thông thoáng. Phòng có bảng nội qui qui định và yêu cầu giáo viên, học sinh thực hiện tốt qui định phòng Đồ dùng. Phòng có đầy đủ phương tiện thiết bị phòng chống cháy nổ, mối mọt. Đầu năm học, bàn giao chìa khóa tủ, thiết bị, đồ dùng dạy học của giáo viên và học sinh tới từng lớp để thuận tiện cho công tác giảng dạy và học tập. Thường xuyên kiểm tra thiết bị, đồ dùng dạy học để tại tủ lớp và có trách nhiệm nhắc nhở giáo viên bảo quản thiết bị, đồ dùng dạy học. Với mỗi lần mượn - trả thiết bị, đồ dùng dạy học, nhân viên quản lý thiết bị, đồ dùng dạy học yêu cầu giáo viên phải ký mượn và ký trả vào sổ Sổ đăng ký và sử dụng đồ dùng dạy học. Cập nhật Sổ nhập thiết bị, đồ dùng dạy học kịp thời, số liệu chính xác. Sắp xếp, trưng bày tranh ảnh, thiết bị, đồ dùng dạy học đảm bảo tính khoa học. Các thiết bị là tranh ảnh, bản đồ, biểu bảng được treo vào giá, treo theo từng môn học cụ thể của từng khối lớp. dùng dạy học các tủ, giá, kệ để tranh ảnh, thiết bị dạy học. Ngoài những bộ đồ dùng dạy học, trang thiết bị cấp phát, trang bị cho giáo viên sử dụng ngay từ đầu năm học, còn có những bộ thiết bị, đồ dùng dạy học dự trữ dùng để làm mẫu, trưng bày và sử dụng khi cần. Phòng Đồ dùng dạy học * Phòng Đồ dùng dạy học phải đảm bảo an toàn và có tính thẩm mỹ Phòng Đồ dùng dạy học, phòng học Thông minh phải là nơi an toàn về điện và chống cháy, đảm bảo loại trừ nguy cơ chập điện, cháy nổ. An toàn còn phải đảm bảo yếu tố an ninh, khi ra khỏi phòng phải kiểm tra, tắt điện, dập cầu dao và khóa cửa cẩn thận. 2.3. Trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh khi sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học ❖ Trách nhiệm của cán bộ quản lý phụ trách công tác thiết bị Để việc sử dụng phòng học chức năng, sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả cao, cán bộ quản lý phụ trách công tác thiết bị sắp xếp thời khóa biểu hợp lý, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học và việc sử dụng phòng học Thông minh trong công tác giảng dạy của giáo viên; dự giờ, thăm lớp để kiểm tra đánh giá khả năng tiếp thu và kỹ năng thực hành của học sinh. ❖ Đối với giáo viên và học sinh Thực hiện đúng nội quy phòng Đồ dùng dạy học. Khi sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, giáo viên phải kí vào sổ theo dõi, kiểm tra hiện trạng đồ dùng dạy học khi nhận và trước khi trả lại. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh có ý thức giữ gìn tài sản của nhà trường. ❖ Đối với nhân viên phụ trách phòng Đồ dùng, thiết bị dạy học Cần nhận thức đúng về hiệu quả và tầm quan trọng của thiết bị, đồ dùng dạy học trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Phối hợp tốt với giáo viên chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học có sẵn và hỗ trợ tự làm đồ dùng dạy học. Nhân viên thiết bị phụ trách công tác thiết bị, đồ dùng dạy học chịu trách nhiệm trước nhà trường về việc quản lý tài sản, tham mưu mua sắm và sửa chữa nhỏ các thiết bị dạy học. Thường xuyên vệ sinh, sắp xếp tranh ảnh, trang thiết bị hợp lý, gọn gàng, ngăn nắp, đảm bảo tính khoa học thuận tiện cho việc sử dụng. Kiểm tra đồ dùng dạy học đã cấp phát cho giáo viên nhằm đảm bảo ý thức giữ gìn đồ dùng, thiết bị dạy học của mỗi cá nhân. Hàng tháng, tổng kết số lượt mượn đồ dùng, thiết bị dạy học của giáo viên. 3. Kết quả đạt được 3.1. Đối với giáo viên Qua quá trình tổ chức quản lý và sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, tôi nhận thấy giáo viên luôn khai thác và sử dụng hiệu quả thiết bị, đồ dùng dạy học trong các hoạt động giáo dục. Giáo viên có tinh thần trách nhiệm, có ý thức giữ gìn và nhắc nhở học sinh bảo quản tốt thiết bị, đồ dùng dạy học. 3.2. Đối với học sinh Các tiết học có sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học giúp học sinh hình thành năng lực tìm tòi, khám phá kiến thức thông qua quan sát, vận dụng vào thực tế cuộc sống; phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh và việc tiếp thu kiến thức trở nên nhẹ nhàng, tự nhiên hơn, không gò ép, nhàm chán. Quá trình học tập và thực hành với những thiết bị, đồ dùng dạy học giúp cho tâm thế của người học thay đổi, học tập không còn là công việc “khổ sai” PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Công tác quản lý thiết bị dạy học có khó khăn nhưng việc sử dụng thiết bị trong công tác giảng dạy và học tập mới thật sự là quan trọng. Chất lượng sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học có vai trò quyết định đến hoạt động dạy học. Đứng trước nhu cầu thực tế của tình hình xã hội hiện nay thì thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học của trường chúng tôi vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ, kịp thời với yêu cầu. Bản thân tôi đã tự xác định cho mình phải luôn học hỏi kinh nghiệm của những đồng nghiệp đi trước, tích cực tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý và sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học. 2. Những ý kiến khuyến nghị - Đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. - Cấp bổ sung các thiết bị giáo dục đảm bảo chất lượng, độ bền mà nhà trường không có khả năng trang bị để thay thế cho các thiết bị hư hỏng. - Có chính sách quan tâm hơn tới các đối tượng học sinh, tạo điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi về việc quản lý, sắp xếp khoa học thiết bị, đồ dùng dạy học hiệu quả trong trường Tiểu học. Tôi rất mong nhận được sự góp ý tận tình của cấp trên và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Thanh Trì, ngày 12 tháng 4 năm 2022 Người viết sáng kiến Nguyễn Thị Bích Lệ
File đính kèm:
skkn_kinh_nghiem_quan_ly_sap_xep_khoa_hoc_thiet_bi_do_dung_d.docx
SKKN Kinh nghiệm quản lý, sắp xếp khoa học thiết bị, đồ dùng dạy học hiệu quả tại trường Tiểu học A.pdf