SKKN Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường TH Đinh Tiên Hoàng

doc 22 trang skquanly 03/04/2025 90
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường TH Đinh Tiên Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường TH Đinh Tiên Hoàng

SKKN Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường TH Đinh Tiên Hoàng
 Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số 
 trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA
 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH TIÊN HOÀNG
 KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN 
 DẠY KỸ NĂNG ĐỌC THÀNH TIẾNG CHO HỌC SINH 
 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH TIÊN HOÀNG
 Thuộc bộ môn hoặc lĩnh vực: Quản lý
 Họ và tên tác giả: Hồ Thị Mỹ Hạnh
 Chức danh: Hiệu trưởng
 Trình độ chuyên môn cao nhất: Đại học
 Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục Tiểu học
 Krông Ana, tháng 3 năm 2017
 Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 1
 Krông Ana, tháng 1 năm 2013 Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số 
 trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng
môn học khác rèn luyện các thao tác tư duy cơ bản cho học sinh tiểu học, 
cung cấp những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người... Từ đó bồi 
dưỡng cho học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, yêu cái thiện, yêu lẽ 
phải và sự công bằng. Có ý thức nói đúng, đọc đúng, nghe đúng tiếng Việt. 
“Đọc” trở thành đòi hỏi đầu tiên của học sinh khi đi học. Đọc là kĩ năng sẽ 
giúp học sinh phát triển khả năng cảm thụ ngôn ngữ. Chúng giúp học sinh 
phát hiện và ghi nhớ rất nhiều câu nói, nhiều từ vựng. 
 Trong kỹ năng đọc thì có đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc diễn cảm,.. 
nhưng với học sinh trường mình, điều tôi cần nhất đó là kỹ năng đọc thành 
tiếng. Bởi lẽ, trong các kỹ năng trên thì kỹ năng đọc thành tiếng là kỹ năng cơ 
bản nhất đối với các em.
 Rèn kỹ năng đọc thành tiếng đối với một số trường tất nhiên sẽ là 
không quan trọng bỡi lẽ đa số học sinh đã đọc tốt, có cần chăng thì chỉ quan 
tâm cho việc rèn học sinh cách cảm thụ văn bản, cách đọc sao cho hay, diễn 
cảm các văn bản đó nhưng đối với thực tế học sinh trường mình công tác, đây 
là một vấn đề to lớn mà bản thân tôi thấy cần phải giải quyết, cần có kế hoạch 
và phương pháp đồng bộ để giúp giáo viên giải quyết bài toán khó, giải quyết 
một thực tế là học sinh đứng lên đọc bài mà cô và bạn không nghe, không 
hiểu được văn bản.
 Với học sinh mình, môn Tiếng Việt là môn phải ưu tiên, phân môn tập 
đọc là phân môn phải ưu tiên, kỹ năng đọc là kỹ năng phải ưu tiên nhưng bản 
thân tôi chọn một kỹ năng mà tôi thấy quan trọng nhất, cần thiết nhất cho các 
em đó là kỹ năng Đọc thành tiếng.
 Quan nhiều năm chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp, tôi đã rút ra 
nhiều kinh nghiệm để bổ sung, hoàn thiện dần trong công tác quản lý hoạt 
động dạy học của mình đặc biệt là hoạt động dạy các kỹ năng đọc thành tiếng 
cho học sinh. Vì thế, lần này tôi chọn nội dung đọc thành tiếng cho học sinh 
để làm bài viết trao đổi kinh nghiệm của bản thân với đồng nghiệp với đề tài 
Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân 
tộc thiểu số trường TH Đinh Tiên Hoàng.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 Mục tiêu: 
 Đọc thành tiếng là một kỹ năng cần thiết, kỹ năng công cụ để các em học 
môn Tiếng Việt. Các biện pháp, giải pháp sau đây nhằm giúp người dạy giải 
quyết được những khó khăn trong hoạt động dạy đọc cho các em nhất là hoạt 
động đọc thành tiếng. Đó là giải quyết khó khăn trong việc dành thời gian cho 
hoạt động đọc trong quỹ thời gian hạn hẹp của 40 phút/ 1 tiết với quá nhiều 
yêu cầu cần phải đạt được đối với học sinh dân tộc. 
 Nhiệm vụ: Nêu được cách thức để người dạy thực hiện nhằm tháo gỡ được 
những khó khăn vướng mắc cho giáo viên trong hoạt động dạy học, cho việc 
 Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 3 Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số 
 trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng
đảm mối liên hệ giữa lời nói và tư duy. Phải thường xuyên luyện tập cho HS 
khả năng diễn đạt tư tưởng của mình bằng những hình thức ngôn ngữ khác 
nhau. Lời nói cần có nội dung, đó chính là tư duy.
 Dạy tiếng phải dựa trên kinh nghiệm sống và kinh nghiệm lời nói của 
HS. Những quan sát và ấn tượng sống của trẻ em phải là cơ sở cho bài học 
tiếng Việt. HS sẽ đi từ việc quan sát tiếng nói trong đời sống của nó, thông 
qua việc phân tích tổng hợp đến những khái quát hóa, những định nghĩa lí 
thuyết, những quy tắc và từ đó lại quay về thực tiễn giao tiếp lời nói sống 
động trong dạng nói và dạng viết. Kết quả là các em tiếp nhận được những 
mẫu lời nói và quy tắc ngôn ngữ một cách có ý thức. 
 Trong Phương pháp dạy học Tiếng Việt có thể tìm thấy các nguyên tắc cơ 
bản của Lí luận dạy học: nguyên tắc giáo dục và phát triển của dạy học, 
nguyên tắc vừa sức, nguyên tắc khoa học, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc 
gắn liền lí thuyết với thực hành, nguyên tắc trực quan, nguyên tắc tiếp cận cá 
thể và phân hóa trong dạy học... Phương pháp dạy học Tiếng Việt vận dụng 
những nguyên tắc này theo đặc trưng riêng của mình. Ví dụ nguyên tắc gắn 
liền lí thuyết và thực hành trong phương pháp dạy học Tiếng Việt đòi hỏi một 
hoạt động lời nói thường xuyên, biểu hiện ý nghĩ bằng lời nói, viết, cùng với 
việc thường xuyên vận dụng những hiểu biết lí thuyết trong bài tập. Nhiệm vụ 
phát triển lời nói đã quy định việc xây dựng chương trình Tiếng Việt mà tất cả 
các phân môn đều có mục đích phát triển bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. 
 Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia và là ngôn ngữ chính thức dùng trong 
nhà trường nên phải xác lập việc dạy tiếng Việt có "quán triệt đặc điểm dân 
tộc" Việc tính đến đặc điểm dân tộc đòi hỏi coi trọng biện pháp quy nạp, biện 
pháp trực quan, biện pháp giao tiếp, đặc biệt là biện pháp được nâng lên như 
một phương pháp "biện pháp đối chiếu” (PGS.Trương Dĩnh). Có thể đối chiếu 
trên tất cả cấp độ ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách,... theo 
hướng đối chiếu tương đồng để việc dạy học có hiệu quả.
 Các căn cứ để thực hiện là Công văn 896/BGDĐT-GDTH ngày 13-2-
2006 về Hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học; Công 
văn số 9832/ BGDĐT-GDTH ngày 1-9-2006 về Hướng dẫn thực hiện chương 
trình các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5; Công văn số 1015/SGDĐT-GDTH 
“Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông cấp tiểu học” 
 Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg củaThủ tướng 
Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học 
sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số”. ngày 17/8/2016. 
 Công văn số 8114/BGDĐT-GDTH về việc nâng cao chất lượng dạy học 
tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 
 Dạy học tiếng Việt, trong đó có hoạt động rèn cho học sinh kỹ năng 
 Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 5 Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số 
 trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng
Khối 1 66 3 26 26 8 3
 4,5% 39,4% 39,4% 12,1% 4,5%
Khối 2 78 4 28 39 5 2
 5,1% 35,9% 50% 6,4% 2,5%
Khối 3 63 5 14 37 6 1
 7,9% 22,2% 58,7% 9,5% 1,6%
Khối 4 66 7 25 30 4
 10,6% 37,9% 45,5% 6,0%
Khối 5 66 9 20 34 3
 13,6% 30,3% 51,5% 4,5%
 Cuối năm học 2015-2016: Chất lượng đọc của học sinh như sau:
Khối lớp Tổng HS đọc HS đọc HS đọc HS đọc HS chưa 
 số học diễn to, rõ, đạt yêu còn đọc 
 sinh cảm tốt trôi chảy cầu( Đạt chậm, được
 Chuẩn nhỏ, sai 
 KT-KN) nhiều
Khối 1 50 1 22 19 6 2
 2,0% 44,0% 38,0% 12,0% 4,0%
Khối 2 67 6 15 41 4 1
 8,9% 22,4% 61,2% 5,9% 1,5%
Khối 3 78 7 27 40 4
 8,9% 34,6% 51,3% 5,1%
Khối 4 59 8 27 21 3
 13,5% 45,8% 35,6% 5,1%
Khối 5 65 11 29 23 2
 16,9% 44,6% 35,4% 3,1%
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp
 Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 7 Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số 
 trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng
 Thư viện 1 1
 Tổng 32
 Số tiết theo 
Khối
 Môn học Tiết quy định Số tiết tăng thêm
 Tiếng Việt 14 8 6
 Toán 7 5 2
 2 Mĩ Thuật 1 1
 Đạo đức 1 1
 Thủ công 1 1
 Thể Dục 2 2
 SHTT 2 2
 Tiếng Anh 1 1
 Thư viện 1 1
 TNXH 1 1
 Tổng 32
 Số tiết theo 
Khối
 Môn học Tiết quy định Số tiết tăng thêm
 Tiếng Việt 9 8 1
 Toán 6 5 1
 TNXH 2 2
 Âm Nhạc 1 1
 3 Mĩ Thuật 1 1
 Đạo đức 1 1
 Thủ công 1 1
 Thể Dục 2 2
 SHTT 2 2
 Tiếng Anh 4 4
 Thư viện 1 1
 Tin học 2 2
 Tổng 32
 Số tiết theo 
Khối
 Môn học Tiết quy định Số tiết tăng thêm
 Tiếng Việt 8 8
 Toán 5 5
 Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 9 Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số 
 trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng
 dạy phân hóa đối tượng học sinh. Tổ chức cho học sinh năng khiếu, học sinh 
 người Kinh, học sinh đã đọc tốt, học sinh đã đạt chuẩn làm các loại bài tập 
 khác hoặc luyện đọc các nội dung mới. Với học sinh chưa đọc tốt, giáo viên 
 dành thời gian đến tận nơi hướng dẫn đọc. Các em cần được rèn phát âm 
 chuẩn, cần được hướng dẫn cách đọc cho to, rõ ràng, cách đọc đúng.
 Việc tăng thời lượng dạy cho môn Tiếng Việt không chỉ là tăng thêm số 
 tiết để dạy mà còn tăng thời gian trong các tiết dạy. Vận dụng công văn số 
 5842/BGD-ĐT, Công văn 896/BGD-ĐT và các hướng dẫn khác. Căn cứ tình 
 hình thực tế của học sinh, giáo viên có thể giảm thời lượng cho các tiết học 
 khác để tăng thời lượng cho môn tiếng Việt. Ví dụ: Ở tiết Thủ công, khi dạy 
 bài xé dán ngôi nhà, nếu đa số học sinh đã thao tác tốt hoạt động xé dán, giáo 
 viên có thể kết thúc tiết học sớm hơn 40 phút. Sau đó, ở tiết Tập đọc, giáo 
 viên chủ động tăng thời lượng lên phù hợp. Để thực hiện được điều này, việc 
 bố trí giáo viên dạy thay và giáo viên chủ nhiệm phải hợp lý, giáo viên cũng 
 cần có sự trao đổi, gắn kết và cộng đồng trách nhiệm trong việc đảm bảo chất 
 lượng học sinh.
 Trong mọi môn học, tiết học, giáo viên cần chú ý tăng hoạt động đọc 
thành tiếng cho học sinh. Học sinh cần nhiều thời gian để luyện kỹ năng đọc, 
do đó, tôi chỉ đạo toàn trường, bất kể là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy 
thay hay giáo viên dạy môn chuyên đều phải chú ý đến việc rèn kỹ năng đọc 
cho học sinh. Việc dành cho học sinh cơ hội đọc là điều không khó đối với giáo 
viên trong một tiết dạy nếu giáo viên chú ý. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc to 
thành tiếng trong hoạt động kiểm tra bài cũ, trong hoạt động đọc để khai thác 
chiếm lĩnh tri thức mới, đọc trong phần yêu cầu luyện tập, đọc trong các nội 
dung trò chơi, các nội dung củng cố,... Từ đó, các em được đọc to thành tiếng 
nhiều thay vì đọc thầm các yêu cầu và các nội dung. Đây cũng là một hoạt động 
góp phần to lớn trong việc rèn kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh. 
 Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 11

File đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_chi_dao_thuc_hien_day_ky_nang_doc_thanh_tie.doc