SKKN Hiệu trưởng với một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Dray Sáp

doc 31 trang skquanly 13/12/2024 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hiệu trưởng với một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Dray Sáp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Hiệu trưởng với một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Dray Sáp

SKKN Hiệu trưởng với một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Dray Sáp
 Hiệu trưởng với một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài 
 giờ lên ở trường tiểu học Dray Sáp
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài 
 Như chúng ta đã biết, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận 
quan trọng không thể thiếu được trong toàn bộ quá trình giáo dục của các trường phổ 
thông nói chung và trường tiểu học nói riêng.
 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động giáo dục được tổ 
chức ngoài giờ học các môn văn hoá. Đây là chiếc cầu nối giữa công tác giảng dạy 
trên lớp với công tác giáo dục học sinh ngoài lớp; là sự tiếp nối và thống nhất hữu cơ 
với hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lí thuyết với thực hành, góp phần quan trọng 
vào sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh.
 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự hợp tác giữa các lực lượng trong và 
ngoài trường, là điều kiện, là phương tiện để phát huy sức mạnh của cộng đồng 
cùng tham gia vào quá trình giáo dục của nhà trường. Thông qua hoạt động giáo 
dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh củng cố, khắc sâu và phát triển những kiến thức 
đã học trên lớp; phát triển sự hiểu biết trong các lĩnh vực về đời sống, xã hội; phát 
triển các kỹ năng, năng lực cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng 
ra quyết định, kỹ năng thích ứng, năng lực tự hoàn thiện, năng lực tổ chức quản lý, 
năng lực hợp tác,... và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động tập thể; phát huy cao 
độ tính chủ động, tích cực, hứng thú; bồi dưỡng tình cảm yêu trường lớp, thầy cô, 
bạn bè, yêu lao động;.... 
 Trong nhiều năm qua, các trường tiểu học huyện Krông Ana nói chung và 
trường TH Dray Sáp nói riêng đã chú trọng công tác giáo dục hoạt động ngoài giờ 
lên lớp cho học sinh. Ngoài việc giảng dạy kiến thức, lãnh đạo nhà trường đã chỉ 
đạo sát sao các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, bước đầu đã đạt được những 
kết quả nhất định. Song là trường nằm trên địa bàn khó khăn, có thể nói khó khăn 
nhất nhì huyện nhà, trường có phân hiệu buôn Kuôp cách xa điểm chính. Học sinh 
nhà trường đa số là đồng bào dân tộc thiếu số nên kỹ năng sống của các em còn rất 
nhiều hạn chế so với học sinh các trường thuận lợi. Các em còn rụt rè, e ngại, sống 
khép mình, thiếu tự tin, thiếu năng động, thiếu nhạy bén; thiếu tính hợp tác, tích 
cực, chủ động; khả năng ứng xử với những người khác, với xã hội và khả năng ứng 
phó trước các tình huống của cuộc sống còn hạn chế; vv..Một số hoạt động giáo 
dục ngoài giờ lên lớp nội dung còn đơn điệu, chưa thực sự phong phú, đa dạng, thu 
hút được học sinh; chưa có tính hấp dẫn, lôi cuốn. Chính vì vậy hiệu quả mang lại 
chưa cao.
 Vậy nguyên nhân do đâu? Cần phải có những biện pháp, giải pháp gì để khắc 
phục những tồn tại, hạn chế đối với công tác giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Thái Thị Mai Trường Tiểu học Dray Sáp
 1 Hiệu trưởng với một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài 
 giờ lên ở trường tiểu học Dray Sáp
 4. Giới hạn của đề tài
 - Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ 
lên lớp.
 - Giáo viên, học sinh trường Tiểu học Dray Sáp - xã Dray Sáp - huyện Krông 
Ana - tỉnh Đắk Lắk.
 - Thời gian nghiên cứu: Năm học 2016 - 2017. 
 5. Phương pháp nghiên cứu 
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu,...
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp hỏi đáp, phỏng vấn
 - Phương pháp thống kê, phân tích 
 - Phương pháp đánh giá, tổng kết
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận 
 Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự 
phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ 
bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” (điều 27, Luật giáo dục – 2005).
 Trong chương trình giáo dục cấp Tiểu học, Ban hành kèm theo Quyết định 
số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục 
và Đào tạo có quy định: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là 
những hoạt động giáo dục được tổ chức theo các chủ đề giáo dục từng tháng với 
thời lượng 4 tiết/tuần. 
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với các lực lượng giáo 
dục ngoài nhà trường tổ chức, bao gồm các hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn 
học, nghệ thuật, thể dục thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh 
và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, các hoạt động vui chơi, tham quan du lịch, 
giao lưu văn hóa... các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, môi trường, các hoạt động lao 
động công ích, các hoạt động xã hội, các hoạt động từ thiện phù hợp với đặc điểm 
tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học (Tại điều 27 chương III trong Điều lệ trường 
Tiểu học).
 Như vậy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có một vị trí rất quan trọng 
trong hoạt động giáo dục học sinh, nó là một bộ phận cấu thành chủ yếu trong hoạt 
động giáo dục trẻ em một cách toàn diện. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là 
Thái Thị Mai Trường Tiểu học Dray Sáp
 3 Hiệu trưởng với một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài 
 giờ lên ở trường tiểu học Dray Sáp
 Cán bộ quản lý và giáo viên cũng đã không ngừng đổi mới công tác quản lý 
chỉ đạo và phương pháp dạy học để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn 
diện cho học sinh. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục 
đã nâng lên rõ rệt, hiệu quả các phong trào, hội thi đã có nhiều khởi sắc, hoạt động 
giáo dục ngoài giờ lên lớp bước đầu đã đạt được hiệu quả nhất định, kỹ năng sống 
của học sinh đã có sự tiến bộ. Một số em đã có được hành vi, thói quen, kĩ năng tốt. 
Có em đã mạnh dạn tự tin khi tham gia thảo luận nhóm, tự tin bày tỏ ý kiến của 
mình trước tập thể, tự giác, tự tin tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp, có em 
nói năng lưu loát, biết hợp tác, biết tự bảo vệ bản thân mình, biết nói lời xin lỗi, 
cảm ơn, biết phòng tránh các tai nạn học đường,vv. Một số giáo viên đã có sự thay 
đổi về nhận thức, đã chịu khó nghiên cứu, tìm tòi và đầu tư trong việc thiết kế với 
nội dung phong phú hơn, hình thức tổ chức cũng đa dạng, hấp dẫn hơn, các hoạt 
động được giáo viên tổ chức đã có sức lôi cuốn hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những 
kết quả đạt được thì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường, đặc biệt là phân 
hiệu buôn Kuôp vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định như sau:
 - Một bộ phận giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa và tầm 
quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc hình thành và phát 
triển toàn diện nhân cách học sinh.
 - Nhà trường có phân hiệu buôn Kuôp cách điểm chính gần 10 cây số, chính 
vì vậy việc tập trung học sinh tại một điểm để sinh hoạt tập thể không thể thực 
hiện. Tất cả các hoạt động đều được thực hiện 2 lần/1 nội dung với thời gian khác 
nhau, dẫn đến chiếm nhiều thời gian, công sức.
 - Hiệu quả nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa thật sự cao.
 - Một số em người kinh và đa số học sinh đồng bào dân tộc thiểu số tại phân 
hiệu buôn Kuôp kỹ năng sống còn hạn chế, các em thiếu mạnh dạn, thiếu tự tin, rụt 
rè, e ngại trước tập thể, thiếu tính hợp tác, chưa biết cách bảo vệ bản thân,...
 * Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan:
 + Đối với đội ngũ giáo viên
 - Đội ngũ giáo viên mặc dù đạt chuẩn trên 75%, tuy nhiên trình độ chuyên 
môn không đồng đều, một số giáo viên đã lớn tuổi, số giáo viên trẻ chưa có nhiều 
kinh nghiệm trong công tác tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, khả năng linh 
hoạt, nhạy bén, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động có tính lôi cuốn, hấp dẫn 
còn hạn chế; một số giáo viên còn lúng túng trong việc tiếp thu và hướng dẫn học 
sinh thực hiện nên chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt được chưa 
cao.
Thái Thị Mai Trường Tiểu học Dray Sáp
 5 Hiệu trưởng với một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài 
 giờ lên ở trường tiểu học Dray Sáp
ngoài giờ lên lớp trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho con em nên 
thiếu sự quan tâm, tạo điều kiện cho con em, thậm chí có bậc cha mẹ học sinh (kể 
cả người kinh) không cho con em tham gia một số hoạt động của nhà trường.
 - Cơ sở vật chất chưa đáp ứng, nhà trường chưa có sân chơi, bãi tập theo 
đúng quy định.
 - Chịu sự tác động nhiều chiều của các nguồn thông tin khác nhau từ xã hội 
khiến cho giới trẻ, đặc biệt là học sinh đang đứng trước nhiều thách thức khi hòa 
nhập xã hội. Các kỹ năng sống đã bị xem nhẹ trong một thời gian dài.
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp 
 3.1. Mục tiêu của giải pháp
 - Xác định rõ thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; phân tích kết 
quả nghiên cứu thực trạng đầu năm (tháng 9/2016) nhằm tìm hiểu nguyên nhân làm 
cơ sở cần thiết để thực hiện đề tài đem lại hiệu quả bằng cách khảo nghiệm, xác 
định kết quả đạt được vào cuối năm học (tháng 5/2017). 
 - Đưa ra các biện pháp chỉ đạo dạy học phù hợp giúp đội ngũ giáo viên nâng 
cao nhận thức, hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ 
lên lớp, từ đó vận dụng vào thiết kế bài giảng và tổ chức thực hiện các hoạt động 
giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả.
 - Củng cố, khắc sâu kiến thức đã được học qua các môn học trên lớp; phát triển 
sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ đó làm 
phong phú thêm vốn tri thức của các em; hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác 
cho học sinh trong việc tham gia vào các hoạt động tập thể. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng 
cho học sinh thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, thái độ có trách 
nhiệm đối với công việc chung. 
 - Góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân 
thiện, học sinh tích cực" và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh 
trong nhà trường.
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp
 * Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên. 
 Việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên là vô cùng quan trọng, giúp 
giáo viên hiểu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không phải là hoạt động "phụ" 
hoạt động " bề nổi" mà giữ một vị trí rất quan trọng trong các hoạt động giáo dục 
của nhà trường. Vì vậy, giáo viên cần phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn và hiểu 
rõ vai trò trách nhiệm của mình mà không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vươn lên và 
Thái Thị Mai Trường Tiểu học Dray Sáp
 7 Hiệu trưởng với một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài 
 giờ lên ở trường tiểu học Dray Sáp
 Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo Bí thư đoàn thanh niên và đặc biệt là đồng chí 
Tổng phụ trách đội phối, kết hợp khá nhịp nhàng với giáo viên trong công tác tổ 
chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp (ngoài 4 tiết/tháng theo quy định), cụ thể như: 
tiết chào cờ đầu tuần, sinh hoạt chủ điểm, văn nghệ chào mừng ngày 20/11, sinh 
hoạt tập thể, trồng cây và chăm sóc cây hoa; lao động vệ sinh trường lớp; múa dân 
vũ, múa hát sân trường, thể dục buổi sáng, giữa giờ, tổ chức các trò chơi dân gian, 
tổ chức đi viếng tượng đài liệt sĩ tại xã Dray Sáp, tổ chức hoạt động đội thiếu niên 
..và các hoạt động tập thể khác cũng được tổng phụ trách đội phối hợp với giáo 
viên tổ chức thường xuyên, tạo ra được không khí vui tươi, phấn khởi cho học sinh 
trong toàn trường. 
 Tóm lại: Thông qua giải pháp 2 và 3 giúp học sinh nâng cao hiểu biết về các 
giá trị truyền thống của dân tộc, giá trị văn hóa của nhân loại; củng cố, bổ sung, 
nâng cao và mở rộng kiến thức, các kỹ năng cơ bản đã được rèn luyện; tiếp tục rèn 
luyện và phát triển một số năng lực chủ yếu như: năng lực giao tiếp, năng lực thích 
ứng, năng lực tự hoàn thiện, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hợp tác,... Ngoài ra 
giúp các em mạnh dạn bày tỏ ý kiến trước tập thể; tự tin, chủ động, tích cực tham 
gia vào các hoạt động, Bên cạnh đó cần làm tốt công tác đánh giá kết quả hoạt động 
GDNGLL của học sinh, đây là nội dung cực kỳ quan trọng mà giáo viên cần dựa 
vào để đánh giá năng lực học sinh Tiểu học theo Thông tư số 30/2014 và thông tư 
22/2016 của BGD&ĐT. Qua đó giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lòng biết ơn, lòng 
yêu nước, hình thành nhân cách cho học sinh, đồng thời thông qua các hoạt động 
ngoài giờ lên lớp giúp học sinh phát triển một cách toàn diện.
 Hình ảnh một số hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường
 Chào cờ đầu tuần
Thái Thị Mai Trường Tiểu học Dray Sáp
 9

File đính kèm:

  • docskkn_hieu_truong_voi_mot_so_bien_phap_chi_dao_nham_nang_cao.doc