SKKN Giải pháp Xây dựng quy trình và nội dung quản lý phát âm chuẩn Tiếng Việt để sửa lỗi phát âm lệch chuẩn cho giáo viên và học sinh trường Tiểu học Vĩnh Phong

doc 11 trang skquanly 30/08/2024 590
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp Xây dựng quy trình và nội dung quản lý phát âm chuẩn Tiếng Việt để sửa lỗi phát âm lệch chuẩn cho giáo viên và học sinh trường Tiểu học Vĩnh Phong", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp Xây dựng quy trình và nội dung quản lý phát âm chuẩn Tiếng Việt để sửa lỗi phát âm lệch chuẩn cho giáo viên và học sinh trường Tiểu học Vĩnh Phong

SKKN Giải pháp Xây dựng quy trình và nội dung quản lý phát âm chuẩn Tiếng Việt để sửa lỗi phát âm lệch chuẩn cho giáo viên và học sinh trường Tiểu học Vĩnh Phong
 1
 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: “Giải pháp Xây dựng quy trình và nội dung quản lý 
phát âm chuẩn Tiếng Việt để sửa lỗi phát âm lệch chuẩn cho giáo viên và học 
sinh trường Tiểu học Vĩnh Phong – Tiền Phong ” 
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lí giáo dục 
 3. Tác giả
 Họ và tên: Phạm Thị Hương 
 Ngày tháng năm sinh: 22/4/1976
 Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng, Trường Tiểu học Vĩnh Phong 
– Tiền Phong – huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng.
 Điện thoại: 0962969558
 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến
 Tên đơn vị: Trường Tiểu học Vĩnh Phong – Tiền Phong
 Địa chỉ: xã Vĩnh Phong – huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phòng. 
 Điện thoại: 
 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT 
 Trong quá trình dạy và học vấn đề rèn kĩ năng phát âm chuẩn Tiếng Việt, 
đặc biệt là cặp phụ âm đầu l/n đã được nhiều đơn vị triển khai. Đối với cá nhân 
tôi, ngay từ những năm tháng dưới mái trường sư phạm, khi ra trường đứng trên 
bục giảng và đến nay vẫn luôn quyết liệt, thường xuyên tự rèn luyện cho mình 
phát âm chuẩn Tiếng Việt, đặc biệt là với cặp phụ âm l/n. Đối với các trường 
Tiểu học, đa số trong nhiều năm gần đây cũng đã triển khai việc rèn kĩ năng phát 
âm chuẩn Tiếng Việt theo những giải pháp sau:
 1. Giải pháp 1. Triển khai vấn đề rèn kĩ năng phát âm chuẩn Tiếng Việt 
đặc biệt chú trọng đến cặp phụ âm đầu l/n xuống đơn vị Tổ Khối, giao cho các 
đồng chí Khối trưởng, Tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo thông qua buổi sinh hoạt 
chuyên môn ngay từ đầu năm học; nghe, sửa trong các tiết dạy, các tiết dự giờ.
 * Ưu điểm:
 Ban giám hiệu không mất nhiều thời gian theo dõi chỉ đạo mà giao cho 
các đồng chí Khối trưởng, Tổ trưởng theo dõi động viên các đồng chí trong tổ 
khối cùng thực hiện.
 Tạo điều kiện cho giáo viên tự rèn luyện cho bản thân, cho học sinh trong 
quỹ thời gian của riêng mình.
 Giáo viên không có áp lực khi được uốn nắn và sửa lỗi khi phát âm.
 * Hạn chế: 3
 1.1. Bước 1: X©y dùng quy tr×nh chỉ đạo công tác rèn phát âm chuẩn cho 
cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường
 1.1. 1. Thành lập Ban chỉ đạo: 
 - Ban chỉ đạo gồm có thành phần: 2 đ/c trong Ban giám hiệu, 5 đ/c Tổ, 
khối trưởng và một số đ/c giáo viên có kỹ năng phát âm chuẩn nhất của nhà 
trường.
 - Các đ/c BGH, Khối trưởng, Tổ trưởng biên soạn tài liệu, tiêu chí đánh giá,..
 - Khẳng định rõ tầm quan trọng của việc rèn phát âm chuẩn Tiếng Việt, 
đặc biệt là cặp phụ âm l/n trong toàn thể giáo viên tại các cuộc họp chuyên môn 
và trong các tiết dự giờ. Giáo viên phát âm chuẩn mới rèn cho học sinh mình 
phát âm chuẩn được.
 1.1.2. Xây dựng tiêu chí thi đua có yêu cầu nói chuẩn phụ âm đầu l/n. 
 - Trong các đợt lên lớp chuyên đề, hội thi giáo viên giỏi các cấp, viết đề 
tài, sáng kiến, trong các giờ dự đột xuất, kiểm tra toàn diện giáo viên và học 
sinh,... yêu cầu đầu tiên trong biểu điểm chấm của nhà trường là luôn quan tâm 
đến đến phát âm chuẩn, viết đúng phụ âm l/n và coi đây là một trong những tiêu 
chí bắt buộc đối với những giáo viên tham gia. Tuyệt đối không chọn những 
giáo viên nói chưa chuẩn cặp phụ âm l/n được tham gia các cuộc thi giáo viên 
dạy giỏi bậc Tiểu học cấp Huyện và Thành phố.
 - Tuyên dương, khích lệ các cá nhân, Khối, Tổ thực hiện tốt phong trào 
rèn phát âm chuẩn Tiếng Việt. Với những cá nhân chưa thực hiện tốt công tác 
rèn phát âm chuẩn sẽ trừ điểm trong xếp loại thi đua, tạo động lực phấn đấu rèn 
luyện tiếp. 
 1.1.3. Xây dựng kế hoạch rèn kĩ năng nói chuẩn l/n cho giáo viên và học sinh
 Thông qua chuyên đề của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và 
Đào tạo, nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện trong từng tháng, từng học 
kỳ và cả năm. Kế hoạch bao gồm:
 + Kế hoạch chung của nhà trường, tổ chức chuyên đề.
 + Kế hoạch của từng Tổ chuyên môn.
 1.2. Bước 2: Thực hiện khảo sát thực trạng giáo viên phát âm phụ âm đầu 
l/n vào đầu năm học, cuối kì, cuối năm học.
 1.3. Bước 3: Xây dựng nội dung, tài liệu rèn kĩ năng nói chuẩn Tiếng 
Việt, đặc biệt tập trung đến cặp phụ âm l/n: 
 + Đưa ra các bài luyện rất gần gũi và nằm trong chương trình giảng dạy 
của các khối lớp. 
 + Xây dựng tiểu phẩm, sưu tầm tuyển tập các bài thơ, đoạn văn, bài hát, 
câu chuyện, bài đồng dao, ca dao, có chứa nhiều tiếng, từ có phụ âm đầu l/n.
 1.4. Bước 4: Tổ chức thực hiện rèn kĩ năng nói chuẩn Tiếng Việt thường 
xuyên và định kì. 5
 Mục đích luyện phát âm là để cho bộ máy phát âm hoạt động thuần thục, 
nhất là luyện đầu lưỡi thẳng khi phát âm N (nờ) và cong khi phát âm L (lờ) cho 
quen, mềm mại, linh hoạt. Tương tự với cặp âm: tr/ch, nhóm gi/r/d.
 Cách luyện: được phát âm nhiều lần, lúc đầu phát âm với tốc độ chậm, sau 
nhanh dần. Lúc đầu phát âm từng âm vị, sau phát âm đổi chỗ xen kẽ,tốc độ chậm 
rồi nhanh, mục đích làm tăng thêm sự linh hoạt của đầu lưỡi. 
 Tiếp theo là luyện phát âm tiếng, từ có chứa phụ âm dễ lẫn. 
 *Phần 2: Luyện phát âm các tiếng, từ có phụ âm đầu dễ lẫn kết hợp với 
tìm hiểu nghĩa của các từ bằng cách tra Từ điển Tiếng Việt.
 Mục đích rèn luyện ở đây có gắn với việc hiểu nghĩa của từ. 
 Cách luyện: 
 + Mở từ điển Tiếng Việt đọc lần lượt các từ của mục từ có phụ âm đầu dễ 
lẫn kết hợp xem nghĩa của từ, từ loại của từ.
 + Đọc mục từ có phụ âm nào trước cũng được.
 + Đọc, so sánh nghĩa của những từ có phụ âm đầu dễ lẫn mà vần giống 
nhau
 Ví dụ: lên/nên; gia/da/ra; tre/che
 Lên: lên án, lên bờ, lên cao, lên cân, lên chức, lên lớp, lên núi, lên lão, lên 
đèn,..
 Nên: nên chăng, cho nên, tạo nên, nên thơ, gây nên, không nên, ăn nên 
làm ra, nên vợ nên chồng,...
 - gia đình, gia tộc, gia phả, da thịt, da dẻ, da cá, da dê, ra vào, đi ra,...
 - cây tre, chẻ tre, che mưa che nắng...tra đỗ, tra ngô, cha mẹ,...
 + Nhớ nghĩa viết từ, tạo câu có nghĩa và nhẩm đọc.
 + Phối hợp luyện phát âm đúng các tiếng, từ có phụ âm đầu dễ lẫn trong 
giờ dạy học tất cả các bộ môn.
 *Phần 3: Luyện đọc các câu văn, đoạn văn, đoạn thơ có các từ ngữ có phụ âm 
đầu dễ lẫn.
 Mục đích để nhớ phát âm và từ ngữ mang âm được phát gắn với nghĩa đi 
vào hoạt động giao tiếp bằng văn tự (chữ viết). Lúc này chữ viết nhắc nhớ lại 
nghĩa, nhớ lại âm và bật ra âm đúng.
 Cách đọc và cách luyện:
 + Chọn câu văn, thơ, đoạn văn có nghĩa hấp dẫn, hay, vui vẻ, hài hước.
 Ví dụ: 
 1. Phụ nữ Việt Nam vốn hay lam hay làm.
 2. Nói năng là một nét đẹp làm nên nhân cách con người. 7
 Con mong Mẹ khỏe dần dần
 Ngày ăn ngon miệng , đêm nằm ngủ say
 Rồi ra đọc sách, cấy cày
 Mẹ là đất nước, tháng ngày của con.
 5.4: 
 Tôi muốn dệt những vần thơ về Mẹ
 Để đọc lên cho nước mắt trào rơi
 Vì có gì đẹp đẽ nhất trên đời
 Thiêng liêng nhất phải chăng là tình Mẹ
 5.5: 
 Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay
 Con bỗng thấy tóc Thầy bạc trắng
 Cứ tự nhủ đó là bụi phấn
 Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi?...
 5.6:
 Thầy chính là những vì sao thắp sáng
 Là đèn đường soi rạng lối em đi
 Còn Cô là người mẹ hiền phú quý
 Mà Trời dành để dạy dỗ chúng em...
 5.7:
 Trưa nay bà mệt phải nằm
 Thương bà cháu đã giành phần nấu cơm
 Bà cười: vừa nát vừa thơm
 Sao bà ăn được nhiều hơn mọi lần?
 + Đọc nhiều lần, thuộc lòng để nhẩm đọc bất cứ lúc nào.
 + Chọn câu dễ đọc trước, câu khó,khổ thơ dài đọc sau.
 + Đọc câu tốt rồi chuyển sang đọc đoạn văn, khổ thơ, đọc toàn bài.
 + Giáo viên và học sinh có ý thức rèn luyện đọc đúng ở tất cả các bộ môn 
dạy và học trong chương trình trước, tùy theo quỹ thời gian có thể tham khảo 
thêm để rèn thêm. Giáo viên luôn có ý thức đọc đúng và chú ý rèn sửa lỗi phát 
âm triệt để cho học sinh khi các em mắc.
 *Phần 4. Luyện phát âm qua các câu chuyện có chứa nhiều từ ngữ chứa 
phụ âm đầu dễ lẫn. 9
 Những băng zôn, khẩu hiệu, các bảng tuyên truyền và bảng rèn phát âm 
chuẩn có hình thức bắt mắt, hấp dẫn, cuốn hút người đọc, được treo ở các phòng 
học, ở bảng tin và ở những nơi dễ nhìn, dễ thấy, dễ đọc.
 1.5. Bước 5: Tổ chức đánh giá thường xuyên cả giáo viên và học sinh 
trong các giờ dự, sinh hoạt chuyên môn, tổng kết chuyên đề khen các đơn vị, cá 
nhân rèn luyện tốt.
 - Các tổ khối đánh giá thường xuyên mức độ nói chuẩn Tiếng Việt, đặc 
biệt là cặp phụ âm đầu l/n qua các tiết dự giờ, giao tiếp hàng ngày.
 - Kịp thời tuyên dương khen thưởng các cá nhân và tập thể làm tốt việc 
rèn phát âm chuẩn Tiếng Việt trong các buổi Hội thảo, chuyên đề; sáng tác, sưu 
tầm tài liệu rèn phát âm chuẩn dễ nhớ, dễ luyện.
 2. Tính mới, tính sáng tạo
 2.1. Tính mới
 - 100% thành viên trong nhà trường đều nhận thấy rõ mục tiêu, tiêu chí thi 
đua, nhiệm vụ và vai trò của mình trong việc thực hiện phát âm chuẩn Tiếng 
Việt.
 - Tạo ra môi trường rèn luyện để cùng nhau nói chuẩn Tiếng Việt cho học 
sinh, giáo viên và cán bộ công nhân viên nhà trường. Giáo viên, học sinh rèn 
luyện mọi lúc, mọi nơi, tự rèn phát âm chuẩn cho nhau: nhóm rèn phát âm lẫn từ 
/l/ sang /n/, nhóm rèn phát âm lẫn từ /n/ sang/l/, nhóm lẫn lộn l/n, /d/ và/r/, /gi/, 
/ch/ và /tr/,/s/ và /x/... với nhiều nội dung và hình thức phong phú.
 - Tạo ra được phong trào rèn luyện sâu, rộng trong tập thể cán bộ giáo 
viên công nhân viên và học sinh nhà trường và còn lan tỏa đến cả các bậc Cha 
mẹ học sinh. Những buổi rèn phát âm chuẩn Tiếng Việt trở thành những buổi 
sinh hoạt chuyên môn sôi nổi, vui vẻ, thoải mái, đầy ắp tiếng cười, tạo dấu ấn 
cho học sinh, giúp các em mau nhớ và khắc ghi, tạo kỹ năng, thói quen phát âm 
chuẩn Tiếng Việt. Giáo viên say sưa rèn luyện cho mình và cho học sinh. Học 
sinh không những tự rèn luyện cho mình mà còn có ý thức nhắc nhở, chỉnh sửa 
cho cả người thân trong gia đình để cả cộng đồng cùng nhau nói chuẩn Tiếng 
Việt, có thể nói:” Người người,nhà nhà cùng nói chuẩn Tiếng Việt”.
 2.2. Tính sáng tạo:
 Xây dựng trong nhà trường, lớp học những pa - nô, khẩu hiệu, bảng đọc 
bắt mắt, dễ nhìn, hấp dẫn, những tiểu phẩm,bài thơ,câu thơ,câu đố với nội 
dung phong phú, sáng tạo cuốn hút học sinh và giáo viên tự giác rèn luyện, cộng 
đồng yêu thích đọc và cùng phát âm chuẩn Tiếng Việt.
 3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến
 Thông qua việc dạy đọc người giáo viên giúp học sinh phát âm đúng, việc 
ghi nhớ cách phát âm diễn ra thường xuyên. Người giáo viên tổ chức xây dựng 
môi trường ngôn ngữ, tổ chức các hoạt động để học sinh được nghe, được bắt 
chước và được nói một cách chuẩn mực nhất. Học sinh thích đọc, đọc thành 11
Việt cho các em là rất quan trọng. Đây cũng là khối lớp có phong trào rèn luyện 
sôi nổi, tích cực, được giáo viên tổ chức rất bài bản và thường xuyên, liên tục. 
 Trên đây là những kết quả rất khả quan, tôi sẽ tiếp tục rèn luyện trong 
những năm học tiếp theo để góp phần nhỏ bé tạo thành công lớn trong phong 
trào nói chuẩn Tiếng Việt mà Huyện và Thành phố đã triển khai.
 Từ những phân tích trên cho thấy, sáng kiến của tôi tuy không trực tiếp 
mang lại lợi ích về kinh tế nhưng lại đem đến những lợi ích xã hội to lớn không 
thể đo đếm và so sánh được. Nhưng phần nào đã tạo ra được môi trường giao 
tiếp, sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt chuẩn mực, trong sáng và lành mạnh.
 * Hiệu quả, lợi ích khác:
 Việc phát âm chuẩn Tiếng Việt góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng 
Việt. Khi nói chuẩn, được nghe Tiếng Việt chuẩn mỗi người chúng ta lại thêm 
thêm tự hào về ngôn ngữ tinh tế của dân tộc Việt Nam, thêm yêu Tổ quốc hơn.
 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG Hải Phòng, ngày 10 tháng 01 năm 2023
 SÁNG KIẾN Tác giả sáng kiến
 Phạm Thị Hương

File đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_xay_dung_quy_trinh_va_noi_dung_quan_ly_phat_a.doc