SKKN Đồng hành cùng học sinh chưa ngoan, học sinh đồng bào DTTS trong học tập trực tuyến để làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh lớp chủ nhiệm

docx 16 trang skquanly 12/06/2025 310
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đồng hành cùng học sinh chưa ngoan, học sinh đồng bào DTTS trong học tập trực tuyến để làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Đồng hành cùng học sinh chưa ngoan, học sinh đồng bào DTTS trong học tập trực tuyến để làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh lớp chủ nhiệm

SKKN Đồng hành cùng học sinh chưa ngoan, học sinh đồng bào DTTS trong học tập trực tuyến để làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh lớp chủ nhiệm
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi:
- Hội đồng sáng kiến Trường THCS Lộc Tấn;
- Hội đồng sáng kiến huyện Lộc Ninh.
 Tôi ghi tên dưới đây:
 Tỉ lệ (%) 
 Ngày Trình độ Đóng góp 
Số Nơi công tác Chức 
 Họ tên tác giả tháng năm chuyên vào việc 
TT (hoặc nơi ở) vụ
 sinh môn tạo
 r
 Trường Đại học a
 1 Nguyễn Thị Bảo Trang 04/04/1985 THCS Lộc GV sư phạm sáng100% kiến
 Tấn Địa lý
- Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Đồng hành cùng học sinh chưa ngoan, 
học sinh đồng bào dân tộc thiểu số trong học tập trực tuyến để làm tốt công tác duy trì 
sĩ số học sinh lớp chủ nhiệm”
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường THCS Lộc Tấn.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm lớp.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 9/2021
* Mô tả bản chất của sáng kiến:
 1. Tình trạng của giải pháp đã biết
 Một trong những vấn đề trăn trở của ngành giáo dục cũng như của giáo viên có tâm 
huyết với nghề, đó là vấn đề học sinh bỏ học ngày có chiều hướng gia tăng. Đây là vấn đề 
không những sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất đào tạo chung của ngành, trình độ trí lực của xã 
hội mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của trường. Nghỉ bỏ học quá sớm tương 
lai của các em sẽ đi về đâu? Các em sẽ làm gì khi tuổi đời còn quá trẻ? Các em bỏ học 
sớm sẽ trở thành những đứa trẻ không ngoan, trong số đó có em lại vướng vào tệ nạn xã 
hội hoặc bị lạm dụng sức lao động. Bên cạnh đó là chất lượng nguồn nhân lực, là trình độ 
dân trí của quê hương trong tương lai chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
 Năm học 2021-2022, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 8A5 có sĩ số 
42 học sinh, một lớp chủ nhiệm với muôn vàn khó khăn. Khó khăn lớn nhất là trong lớp 
có nhiều em học sinh chưa ngoan, rất nhiều em thường xuyên vi phạm nội quy như hay 1 Em Trương Học yếu, hay vi phạm nội quy, Gia đình ít có sự quan tâm đến 
 Thành Luân tham gia học trực tuyến nhưng việc học, không thuờng xuyên 
 không đều, bữa học bữa nghỉ, hay nhắc nhở con em mình. Bản 
 nghỉ học giữa chừng trong buổi thân học sinh ý thức học tập 
 học. chưa tốt, ham chơi, hay lấy lý 
 do học để chơi game.
2 Em Lê Quốc Thường xuyên vi phạm nề nếp, tác Bố mẹ đi làm ăn xa, ở với ông 
 Nguyên phong, vào học trễ, học yếu, không bà lớn tuổi, gia đình ít quan tâm 
 tham gia học trực tuyến hoặc bữa việc học. Hay chơi với bạn bè 
 học bữa nghỉ. Hay gây gỗ với bạn, trong xóm nhiều em đã nghỉ 
 thái độ không lễ phép với thầy, cô. học, hay quậy phá tại địa 
 Gia đình không tham gia họp phụ phương.
 huynh, số điện thoại không liên lạc 
 được.
3 Em La Anh Học yếu, hay chơi game, hay nghỉ Mồ côi cha, mẹ đi làm ăn xa, ở 
 Tuấn bỏ học, vi phạm nề nếp, tác phong nhà với bà ngoại. Bà già yếu, 
 khi đến lớp, thường xuyên đi học gia cảnh khó khăn, ít được gia 
 trễ, nguy cơ bỏ học cao. Không đình quan tâm nhắc nhở việc 
 tham gia học trực tuyến. Không có học.
 số điện thoại của người thân vì chưa 
 bao giờ gia đình đi họp phụ huynh. 
 Nguy cơ bỏ học cao.
4 Em Nguyễn Học yếu, nghiện game, hay nghỉ Mồ côi Mẹ, ở với Ba. Gia đình 
 Phúc Vinh học, vi phạm nề nếp, tác phong khi khó khăn, ba em lớn tuổi, sức 
 đến lớp, thường xuyên đi học trễ, khỏe yếu đi làm nuôi 2 anh em 
 nguy cơ bỏ học cao. Gia đình khôngnên không thường xuyên nhắc 
 tham gia họp phụ huynh, số điện nhở việc học của con.
 thoại không liên lạc được. Học sinh 
 không tham gia học trực tuyến,.
5 Em Thị Nguyệt Năm học trước nhiều lần có ý định Học sinh đồng bào dân tộc phụ 
 nghỉ học, học yếu. Không tham gia huynh ít quan tâm đến việc học 
6 Em Thị Phương học trực tuyến đầu năm. Phụ huynhcủa con em. Môi trường xung 
 đã thay đổi số điện thoại. quanh tại khu vực Bù Núi A 
 nhiều em nghỉ bỏ học sớm nên 
 phần nhiều • Tìm hiểu mối quan hệ bạn bè và phổi hợp với những bạn học thân thiết của các em để 
 tác động thuyết phục các em tham gia học tập đầy đủ:
 Tôi đã tìm hiểu qua học sinh, qua thầy cô dạy năm trước xem các em học sinh 
không ra lớp, có nguy cơ bỏ học thường chơi với em nào, sau đó giáo viên tìm cách liên 
hệ với em đó, nhờ xin số điện thoại hoặc nhờ em đó liên hệ trực tiếp với học sinh đó qua 
zalo, facebook... hỏi về thời gian đi làm, ở nhà của gia đình học sinh để giáo viên có thể 
vào nhà ở thời điểm thích hợp có thể gặp gia đình. Bên cạnh đó, sự thuyết phục của bạn bè 
đôi khi mang lại hiệu quả rất cao.
 Ví dụ ở địa bàn ấp 5a, lớp tôi có 2 học sinh không ra lớp đầu năm phải đi vận động 
là em Nguyên và em Tuấn, tôi tìm hiểu được như sau :
 Địa bàn ấp 5a Học sinh có thể liên hệ BĐH ấp Hàng xóm
Em Lê Quốc Nguyên Em Bích, Em Huệ Chú Lệ, Cô Tuyền bảo vệ, Mẹ yến 
 Chú Thoa Nhi
Em La Anh Tuấn Em Yến Nhi Chú Lệ, Cô Linh bán bún, Cô 
 Chú Thoa Hoài
 Đầu tiên, tôi nhờ em Bích và em Huệ cố gắng liên hệ với em Nguyên và
thuyết phục em Nguyên tiếp tục đi học, nhờ các em nhắn lich học cho Nguyên biết. Sau 
đó, tôi đã nhờ các chú bên Ban điều hành ấp giúp đỡ đi cùng vào nhà thuyết phục gia đình. 
Qúa trình học, nhờ các Cô hàng xóm cố gắng động viên, vì sợ em hôm học, hôm nghỉ.
 Đối với em Tuấn, em ở với Ngoại, nhưng đến không có nhà, tôi phải nhờ Cô Linh, Cô 
Hoài hàng xóm quan sát hộ Bà thường ở nhà lúc nào và đến nhà để thuyết phục. Nhờ cả 
em Nhi ở gần thường xuyên nhắc bạn vào học chuyên cần. Đôi khi em lại quên mất cách 
đăng nhập, thì em Nhi thường hay giúp đỡ em thực hiện lại thao tác.
 Để kết nối được vào google meet, GVCN đã mang máy đến tận nhà, hướng dẫn cách 
đăng ký email, cách thức vào link để kết nối với lớp học, hướng dẫn sử dụng điện thoại an 
toàn trong quá trình học, tránh cháy nổ... vì những em này thường tiếp thu rất chậm, rất 
hay quên nên tôi thường phải rất kiên nhẫn để chỉ bảo.
 • Liên hệ học sinh cũ là đồng bào dân tộc thiểu số ở cùng thôn ấp với học sinh dân tộc 
 thiểu số của lớp chưa ra lớp, nguy cơ bỏ học.
 Đây là mối liên hệ rất hiệu quả vì các em học sinh đã từng học và có mối liên hệ, có 
tình cảm yêu mến trường lớp, thầy cô và hiện nay đã đi làm, đã lập gia đình hoặc lên cấp 
3, mức độ nhận thức đã cao hơn rất nhiều nên sẽ là nguồn hỗ trợ rất tích cực cho thầy cô 
khi vận động các em nhỏ hơn ra lớp tham gia học tập. Các em lại là những người quen biết 
trong khu vực thôn ấp, lại có cùng ngôn ngữ là tiếng Stiêng, có thể quen cả với gia đình 
dòng họ, thậm chí em nhờ cả bố mẹ mình nói hộ gia đình học sinh có ý định nghỉ bỏ học. 
Thế nên, trong quá trình vận động học sinh bỏ học ra lớp, tôi thường hay nhờ các em học 
sinh cũ của trường hỗ trợ giúp đỡ. Nhiệm vụ:
 Nhóm trưởng : Thường xuyên theo dõi tình hình chuyên cần, theo dõi quá trình học 
nếu có tình trạng vào học rồi ra giữa chừng thì gọi bạn vào hoặc không gọi được thì nhắn 
cho giáo viên chủ nhiệm. Thường xuyên hỏi han và động viên thành viên của nhóm.
 Nhóm phó : hỗ trợ nhắc nhở việc soạn bài và làm bài tập, tiến độ thực hiện các 
nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của Thầy Cô. Hướng dẫn giúp đỡ các bạn trong việc giảng 
giải những bài tập khó. Hướng dẫn cách soạn Tiếng Anh, soạn Văn...
 Thành viên còn lại : Gửi các bài soạn của mình cho nhóm trưởng và nhóm phó theo 
dõi. Chia sẽ những khó khăn trong học tập mà mình đang gặp phải để các bạn hỗ trợ.
+ Liên hệ chặt chẽ với Ban cán sự lớp, GVBM để theo dõi tình hình học tập.
 Để có sự theo dõi chặt chẽ tình hình học tập của các em, GVCN cần thông qua ban 
cán sự lớp và GVBM để theo dõi quá trình học tập hàng ngày. Đối với ban cán sự lớp, 
GVCN lập nhóm ban cán sự lớp để các em theo dõi tình hình học tập của các bạn và báo 
cáo ngay cho GVCN khi có sự thay đổi về sĩ số online, về thái độ học của mỗi học sinh. 
Vì nhiều em chỉ vào học 1 hoặc 2 tiết đầu rồi thoát ra không học những tiết sau, hoặc học 
nhưng giáo viên gọi không trả lời. Điều này, ngay từ đầu GVCN cần quán triệt, nắm bắt 
và xử lý triệt để không được để xảy ra thường xuyên, đặc biệt với các em học sinh chưa 
ngoan, học sinh đồng bào dân tộc. Đối với đối tượng học sinh bình thường thì có thể răn 
đe, nhắc nhở, gọi về cho gia đình để gia đình để hỏi rõ nguyên nhân và nhắc các em vào 
tiếp tục tham gia học. Còn đối với các em học sinh chưa ngoan và học sinh dân tộc thiểu 
số thì GVCN nên động viên và nhắc nhở nhẹ nhàng, thuyết phục khéo léo để các em cố 
gắng tham gia đầy đủ các tiết học, để hiểu bài và học tốt hơn.
 Anh chụp màn hình về việc thường xuyên theo dõi tình hình học tập của nhóm ban cán sự lớp đổi. Từ nội dung câu chuyện, các em rút ra được những bài học có giá trị sâu sắc giúp các 
em thay đổi suy nghĩ bản thân.
Ví dụ : Tôi thường kể cho các em nghe về việc tự học của Bác khi Bác làm phụ bếp trên 
con tàu Đô đốc Lautusơ tơrevin hoặc khi đến nước Anh.. .trong hoàn cảnh vừa phải làm 
việc vất vả như vậy nhưng Bác vẫn cố gắng học, mỗi ngày ghi một vài từ mới lên tay để 
xem và nhẩm lại cho tiện. Sau đó tôi liên hệ việc học tập từ vựng Tiếng Anh của các em 
hiện nay, hãy noi theo sự cần cù và chịu khó của Bác để học tập tốt hơn.
 Hình ảnh GVCN chiếu phim tài liệu, kể chuyện về Bác Hồ đầu giờ
 Bên cạnh những câu chuyện về Bác Hồ, tôi còn thường kể cho học sinh nghe về 
những câu chuyện của các anh hùng Liệt sĩ đã anh dũng hy sinh cho các em ngày hôm 
nay được sống trong hòa bình, độc lập, được đến trường và có một tương lai tươi sáng. 
Như những câu chuyện về Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, về Chị Hồ Thị Cúc hay về các Liệt sĩ 
đã hy sinh trên mãnh đất Lộc Ninh oai hùng rực lửa những chiến công mà cho đến hôm 
nay người đã tìm thấy hài cốt, người còn nằm dưới đất mẹ chưa được tìm thấy để trở về.... 
Thông qua đó, tôi muốn giáo dục những giá trị to lớn của Lịch sử, giá trị của độc lập và 
trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay. qua những câu chuyện tác động sâu sắc đến tâm tư 
tình cảm, suy nghĩ và nhận thức của các em, đặc biệt là các em học sinh chưa ngoan.
 Hình ảnh GVCN chiếu cho học sinh xem về sự hy sinh anh dũng của 10 Cô gái Thanh niên xung phong ở Ngã
 Ba Đồng Lộc nhau. Bên cạnh đó chính GVCN sẽ chia sẻ về bản thân với học sinh để học sinh cảm nhận 
được sự gần gũi.
+ Đồng hành và yêu thương
 Đây là yếu tố rất quan trọng, quyết định được tính hiệu quả lâu dài trong giáo dục 
học sinh. Trong quá trình chủ nhiệm, tôi rất quan tâm, đồng hành và yêu thương các em, 
đặc biệt với học sinh chưa ngoan, học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số thì việc này 
lại cần phải được thực hiện sâu sắc hơn, thường xuyên hơn. Vì đây là các đối tượng học 
sinh do hoàn cảnh nên rất thiếu thốn sự quan tâm và tình cảm. Với những người lớn xung 
quanh các em, đôi khi nhìn thấy các em học hành chậm tiến bộ, lại hay vi phạm nề nếp, ở 
địa phương cũng không ngoan nên hay xa lánh, không cho con em mình tiếp xúc và chơi 
chung, không gần gũi động viên mà thường có thái độ la mắng các em. Lúc này, sự quan 
tâm sâu sắc của Cô chủ nhiệm trở thành điểm tựa tinh thần, nguồn động viên sâu sắc và 
tác động to lớn đến tâm lý, tình cảm của các em. Với các em học sinh chưa ngoan của lớp 
mình, tôi thường rất quan tâm đến các em khi trao đổi trực tuyến, hỏi han vấn đề ăn uống, 
sức khỏe của các em, không nặng lời, không trách mắng mà luôn lắng
nghe các em.
 Với đời sống hàng ngày, tôi thường quan tâm học sinh bằng các tin nhắn hằng ngày, 
có thể ban đầu các em chưa mở lòng, chưa muốn trò chuyện nhưng với sự kiên nhẫn để 
có thể trở thành người bạn đồng hành của các em, tôi thường hỏi han về sức khỏe, nhắc 
nhở các em thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch, nhắc các em đừng ra các sông 
suối ao, hồ, đập để bơi lội để tránh nguy cơ đuối nước. Thường xuyên như thế thì học sinh 
sẽ thấy được sự quan tâm của giáo viên, khi các em có sự trao đổi lại, trò chuyện lại thì 
lúc ấy tôi đã có thể đạt được bước tiến và tính hiệu quả trong việc đồng hành của mình. 
Nếu đã có sử dụng zalo hay facebook, nếu có sự liên hệ bạn bè, tôi thường không ngần 
ngại thả tim cho chiếc ảnh đại diện xinh xinh của các em, điều này
giúp các em cảm thấy Cô thật gần gũi với mình và có quan tâm đến mình.
 Tin nhắn hỏi han về sức khỏe em Lâm Văn Quý khi thấy em mệt sau giờ học và động viên em vẽ bài Mĩ thuật

File đính kèm:

  • docxskkn_dong_hanh_cung_hoc_sinh_chua_ngoan_hoc_sinh_dong_bao_dt.docx
  • pdfSKKN Đồng hành cùng học sinh chưa ngoan, học sinh đồng bào DTTS trong học tập trực tuyến để làm tốt.pdf