SKKN Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ

docx 15 trang skquanly 27/04/2025 310
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ

SKKN Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ
 UBND HUYỆN AN LÃO
 TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHUYÊN MỸ
 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác
 bồi dưỡng học sinh giỏi trong trường THCS
 Nguyễn Chuyên Mỹ.
 Tác giả: Trịnh Đức Đô
 Trình độ chuyên môn: Cử nhân
 Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
 Nơi công tác: Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ
 An Lão, tháng 02 năm 2023 đánh giá được hiệu quả công tác quả lí, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà 
trường. Chính vì vậy, trong việc quản lý chuyên môn của mình tôi luôn chú trọng chất 
lượng mũi nhọn là điều khẳng định năng lực chuyên môn trong nhà trường, tạo niềm tin 
với nhân dân. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi đã triển khai các giải 
pháp sau:
 - Xây dựng kế hoạch chỉ đạo và chương trình bồi dưỡng.
 - Công tác bồi dưỡng đội ngũ và bồi dưỡng về phương phương ôn học sinh giỏi 
cho giáo viên.
 -Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và khen thưởng công tác bồi dưỡng học sinh 
giỏi và học sinh năng khiếu.
 - Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường và xã hộỆCông tác 
tuyên truyền cũng vô cùng quan trọng, làm sao để các cấp, các ngành và đặc biệt là phụ 
huynh học sinh nắm được mục tiêu, ý nghĩa của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Phối 
hợp với cha mẹ học sinh: Giáo viên cần biết kết hợp giữa 3 yếu tố: Nhà trường- gia đình 
- xã hội
11.2. Tính mới, tính sáng tạo:
 Đề tài này tôi đưa ra một cách nhìn mới về biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng 
học sinh giỏi không trùng với các công trình nghiên cứu của những cán bộ quản lý khác, 
nó được triển khai liên tục thường xuyên nhưng mang lại hiệu quả cao.
 Những giải pháp mà tôi đưa ra khá phong phú về nội dung và hình thức, đồng 
thời cũng là những giải pháp mới mẻ, bắt nhịp với yêu cầu hiện đại đang thu hút giáo 
viên tích cực tham gia.
11.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp.
a) Hiệu quả kinh tế:
 Đây là hình thức giáo viên tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục sẽ tiết kiệm được 
cả về thời gian, sức lực và chi phí tài chính. Vì cùng trong nhà trường có thể huy động 
được nhiều giáo viên giàu kinh nghiệm tham gia. Cán bộ quản lý chỉ giữ vai trò là người 
tổ chức giáo viên thực sự giữ vai trò chủ động.
 Chi phí cho công tác tự bồi dưỡng nâng cao nhiệp vụ tay nghề cho giáo viên dạy 
đội tuyển không nhiều.
 b) Hiệu quả về mặt xã hội:
 Đề tài này không chỉ giúp cho cán bộ quản lý nhà trường xây dựng được đội ngũ 
giáo viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn giúp giáo viên phát huy hết khả năng BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
 Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong 
Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lí- Nâng cao chất lượng học sinh giỏi trong nhà 
trường.
3. Tác giả:
 Họ và tên: Trịnh Đức Đô
 Ngày/tháng/năm sinh: 10/12/1976
 Chức vụ, đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng - Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ- 
An Lão- Hải Phòng.
 Điện thoại: 0936 545 976
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
 Tên đơn vị: Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ
 Địa chỉ: An Thái - An Lão - Hải Phòng
 Điện thoại:
II. Mô tả giải pháp đã biết:
 Nói đến chất lượng giáo dục trong toàn trường thì có nhiều đề tài nghiên cứu một 
các nghiên cứu bàn luận, có nhiều ý kiến khác nhau nhưng phần lớn các đề tài chưa tìm 
hiểu đi sâu vào chưa bám sát thực tế đội ngũ giáo viên, học sinh của từng đơn vị trường 
THCS.
 Từ nhiều năm nay, nhà trường đã chú ý tới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Kế 
hoạch, nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi được ban giám hiệu cùng giáo viên xây dựng 
dựa trên công văn hướng dẫn của Phòng giáo dục - Đào tạo. Nhà trường chọn GV giỏi, 
nhiệt tình, giàu kinh nghiệm để phụ trách đội tuyển học sinh giỏi ở từng khối lớp. BGH 
thường xuyên dự giờ, kiểm tra giáo án, trao đổi góp ý giúp giáo viên nâng cao khả năng 
của mình. Nhà trường tạo đủ điều kiện về cơ sở vật chất như: Phòng học, tài liệu tham 
khảo, thiết bị dạy học cho các đội tuyển học tập. Khuyến khích giáo viên và học sinh sưu 
tầm, mua tài liệu nâng cao, lập tủ sách nâng cao của nhà trường. Học sinh trong đội tuyển 
được lựa chọn ngay từ đầu năm học và bồi dưỡng về kiến thức nâng cao. Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ 
chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức từ đồng nghiệp để đáp ứng với yêu cầu ngày càng 
cao của thời đại.
 Có những chế độ động viên, khuyến khích, khen thưởng đối với giáo viên và học 
sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi kịp thời.
 về chương trình bồi dưỡng:
 Chỉ đạo tổ chuyên môn biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng r õ ràng, cụ 
thể, chi tiết cho từng mảng kiến thức, rèn các kỹ năng làm bài.
 Luyện các kĩ năng làm bài ngay từ đầu chương trình, tìm tòi, sưu tầm, bổ sung dựa 
vào nội dung kiến thức trong các đề thi HSG, thông qua trao đổi chuyên môn giữa thầy 
cô trong trườn g và các GV có chuyên môn trong huyện,...
 Biên pháp 2: Công tác bồi dưỡng đội ngũ và bồi dưỡng về phương phương ôn 
học sinh giỏi cho giáo viên.
 Công tác bồi dưỡng đội ngũ
 Muốn công tác học sinh giỏi đạt hiệu quả cao phải chú ý bồi dưỡng đội ngũ giáo 
viên về chuyên môn và năng lực sư phạm.
 Việc bồi dưỡng chuyên môn đối với giáo viên trường chúng tôi thông qua việc học 
bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, qua các đợt thao giảng, qua các chuyên đề giảng 
dạy hàng tháng và qua dự giờ thăm lớp thường xuyên. Ngoài ra việc bồi dưỡng chuyên 
môn còn thể hiện ở nhiều hình thức: động viên và tạo điều kiện chuyên môn cho giáo 
viên nõng cao trỡnh độ, có kỹ năng dạy học sinh giỏi và học sinh năng khiếu.
 Bồi dưỡng năng lực sư phạm là rất cần thiết đối với mỗi giáo viên. Tri thức khoa 
học sâu và rộng là nền tảng của năng lực sư phạm. do đó người giáo viên cần không 
ngừng nâng cao kiến thức để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Một giáo viên 
năng lực chuyên môn tốt không phải đã có năng lực sư phạm tốt. Vỡ vậy cần bồi dưỡng 
năng lực sư phạm thường xuyên, đều đặn.
 * Một số hình thức bồi dưỡng
* Tổ chức hoạt động biên soạn tài liệu giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi
 Sau khi chọn được đội tuyển học sinh giỏi, phân công giáo viên dạy bồi dưỡng, 
công việc tiếp theo hết sức cần thiết và đem lại chất lượng giảng dạy cao đó là việc biên cho HS và cho mình một cách cụ thể tránh tình trạng thích đâu dạy đó. Dạy theo chuyên 
đề là biện pháp mà tổ chúng tôi thấy đó là hữu hiệu nhất mà tôi sử dụng.
 Cách tốt nhất bồi dưỡng cho học sinh là hướng dẫn dìu dắt cho các em đạt được 
những thành công từ thấp lên cao. Nhiều học sinh lúc đầu chưa bộc lộ rõ năng khiếu 
nhưng sau quá trình được dìu dắt đã trưởng thành rất vững chắc và đạt thành tích cao.
 - Để đạt hiệu quả cao, cần phải tăng cường hướng dẫn học sinh tự tìm đọc các tài 
liệu có định hướng theo những chuyên đề. Giảng dạy theo các mảng kiến thức, kĩ năng, 
rèn cho HS kỹ năng làm bài ở từng dạng.
 - Giáo viên đầu tư đào sâu chuyên môn, đọc thêm tài liệu, tích lũy kinh nghiệm, 
nghiên cứu kỹ dạng thức đề thi về kỹ năng ở các đề thi đã qua.
 - Hướng dẫn học sinh các tài liệu, sách vở, băng đĩa phù hợp với trình độ của các 
em để tự rèn luyện thêm ở nhà.
 - Nắm vững phương châm: dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao - Thông qua những 
bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy - dạy kiểu dạng bài có quy luật trước, loại 
bài có tính đơn lẻ, đặc biệt sau.
 - Cuối cùng là công tác kiểm tra kiến thức sau mỗi chủ đề để nắm chắc khả năng 
tiếp thu, vận dụng của các em từ đó các em rút ra được những sai sót mà sửa chữa, GV 
cũng có kế hoạch bù đắp những lỗ hỏng (nếu có).
 Biên pháp 3: Đánh giá, phát hiện xây dựng đội tuyển học sinh giỏi
 Công tác phát hiện và xây dựng đội tuyển học sinh giỏi là một việc làm hết sức 
quan trọng. Việc lựa chọn không phải chỉ chú ý đến lực học của môn học mà còn phải 
quan tâm đến sở thích, sự say mê của các em đối với các môn học.Trong quá trình dạy 
học giáo viên phải chú ý đến các đối tượng học sinh. Định hướng cho các em biết được 
vai trò cần thiết của việc học, đồng thời khơi gợi cho các em có hứng thú học tập. - Học 
sinh phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của học tập.
 Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là quá trình đầu tư nhiều công sức, đòi 
hỏi năng lực và tâm huyết của các thầy cô giáo. Trong điều kiện thực tế của nhà trường, 
việc phát hiện học sinh giỏi chủ yếu thông qua đánh giá thường xuyên của giáo viên trực 
tiếp giảng dạy và kết quả các kì thi.
 Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần khơi gợi để học sinh tự khám phá, bộc lộ 
cách tiếp cận vấn đề mới, từ đó GV đánh giá được tư chất và năng lực của học sinh. Một 
số biểu hiện thường thấy ở những học sinh có tư chất thông minh là: Năng lực tư duy giỏi nhưng cần hết sức mềm dẻo và linh hoạt. Cần nắm chắc khả năng, tính cách của 
từng thành viên trong hội đồng sư phạm, qua đó để giao đúng người, đúng việc theo thế 
mạnh của từng giáo viên.
 Ban giỏm hiệu nhà trường duyệt kế hoạch, kiểm tra theo đúng kế hoạch và thời 
gian, nội dung giảng dạy, địa điểm dạy. Thường xuyên đôn đốc, bảo ban để giáo viên 
yên tâm, phấn khởi hoàn thành tốt công việc được giao.
 Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên theo dõi việc thực hiện chương trình, kế 
hoạch ôn tập bồi dưỡng theo nhiều góc độ khác nhau:
 + Về quỹ thời gian
 + Về tiến độ thực hiện
 + Về kế hoạch thực hiện
 Yêu cầu tổ trưởng chuyên môn có kế hoạch kiểm tra thường xuyên giáo án của 
giáo viên lên lớp dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, có góp ý để hoàn thiện. Tổ trưởng chuyên 
môn phải nắm được lịch dạy cụ thể của từng giáo viên bồi dưỡng các bộ môn.
 Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên kiểm tra, đánh giá và thông qua kết quả 
cụ thể để định mức khen thưởng sao cho phù hợp và động viên kịp thời giáo viên và học 
sinh. Cần sử dụng một số biện pháp tâm lý xã hội, động viên khuyến khích về tinh thần, 
quan tâm đến mọi hoàn cảnh để khơi dậy, huy động mọi khả năng tiềm ẩn vốn có của 
giáo viên, động viên để mọi người tiếp tục phấn đấu, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết 
điểm, có ý thức trách nhiệm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được phân công.
 Hàng năm nhà trường tổ chức hội nghị tổng kết công tác học sinh giỏi. Trong hội 
nghị có mời đại diện của địa phương, hội cha mẹ học sinh, học sinh có giải học sinh giỏi 
cấp Quận, cấp Thành phố, tất cả cán bộ giáo viên nhà trường, phụ huynh học sinh có con 
đạt giải học sinh giỏi. Qua hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm tìm ra các giải pháp tối ưu 
cho những năm học sau. Nhà trường đã khen thưởng xứng đáng cho các đồng chí giáo 
viên có học sinh đạt giải học sinh giỏi và các em học sinh. Qua đó tạo sự phấn khởi trong 
tập thể giáo viên và học sinh toàn trường, khẳng định được vị thế, uy tín của người thầy 
trước hội đồng sư phạm nhà trường, trước học sinh và phụ huynh học sinh.
 Biện pháp 5: Phối kết hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong nhà 
trường và ngoài xã hội. + về kinh phí: Cha mẹ học sinh có sự hỗ trợ kinh phí cùng nhà trường để bồi dưỡng, 
khen thưởng cho giáo viên và học sinh đạt giải.
 + Qua Hội cha mẹ học sinh còn là cầu nối để xây dựng uy tín cho nhà trường và 
giáo viên.
 - Xã An Thái có phong trào các dòng họ xây dựng quỹ khuyến học để hàng năm 
tổ chức tuyên dương khen thưởng cho những em học sinh có thành tích tốt trong học tập. 
Đó là một việc làm cần nhân rộng để động viên các em, tạo được một khí thế thi đua học 
tập giành kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi nói riêng và chất lượng học tập nói chung.
 Phối hợp với các đoàn thể , chính quyền địa phương để thực hiện mục tiêu:
 “ Nâng cao dân trí - đào tạo nhân lực — bồi dưỡng nhân tài” ở địa phương nhằm 
đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
 Chi bộ Đảng,Công đoàn nhà trường có kế hoạch, chỉ tiêu, biện pháp cụ thể để theo 
dõi và khen thưởng kịp thời về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
 Công tác Đội thiếu niên Tiền Phong ở trường THCS là hết sức cần thiết. Cần giáo 
dục cho các em ý thức truyền thống, ý thức đạo đức và đặc biệt là ý thức vươn lên trong 
học tập. Đội thiếu niên có những hình thức tuyên dương trước tập thể để các em cố gắng 
hơn, đạt kết quả cao hơn trong kỳ thi học sinh giỏi hàng năm
III.2. Tính mới, tính sáng tạo:
 Một số giáo viên mới bồi dưỡng học sinh giỏi, thường hay nôn nóng, bỏ qua bước 
làm chắc cơ bản, cho ngay bài khó, học sinh mới đầu đã gặp ngay một “mớ bòng bong”, 
không nhận ra và ghi nhớ được từng đơn vị kiến thức kỹ năng, kết quả là không định 
hình được phương pháp từ đơn giản đến phức tạp, càng học càng hoang mang.
 Khi thực hiện các biện pháp này trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi giáo viên 
đã nắm chắc cách thức thực hiện, cách ra đề và phương pháp bồi dưỡng rèn các kỹ năng 
làm bài, hệ thống kiến thức cho học sinh từ cơ bản đến nâng cao các em học sinh đã có 
sự yêu thích môn học, say mê trong học tập và ham học hỏi biết cách tích lũy kiến thức 
trong sách giáo khoa, sách tham khảo và tài liệu khác. Kết quả thi học sinh giỏi cấp 
trường cấp huyện có nhiều thành tích.
 Đề tài này tôi đưa ra một cách nhìn mới về một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi 
dưỡng học sinh giỏi trong trường THCS không trùng với các công trình nghiên cứu

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_cong_tac_boi_duon.docx
  • pdfSKKN Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong trường THCS Nguyễn.pdf