SKKN Biện pháp chỉ đạo một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh góp phần duy trì sĩ số, tỉ lệ chuyên cần và nâng cao chất lượng giáo dục
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp chỉ đạo một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh góp phần duy trì sĩ số, tỉ lệ chuyên cần và nâng cao chất lượng giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp chỉ đạo một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh góp phần duy trì sĩ số, tỉ lệ chuyên cần và nâng cao chất lượng giáo dục

T PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN QUỐC TOẢN BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH GÓP PHẦN DUY TRÌ SĨ SỐ, TỈ LỆ CHUYÊN CẦN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Thuộc lĩnh vực: Quản lý Họ và tên: Võ Văn Tính Chức danh: Hiệu trưởng Trình độ chuyên môn: Đại học Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục Tiểu học Krông Ana, tháng 3 năm 2019 II. Mục đích nghiên cứu - Trên cơ sở đánh giá thực trạng kết quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường Tiểu học Trần Quốc Toản, từ đó đề ra những giải pháp nhằm chỉ đạo hoạt động trải nghiệm sáng tạo của nhà trường đạt hiệu quả. - Từ việc chỉ đạo tốt hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một đi lên. - Góp phần củng cố, khắc sâu và phát triển những kiến thức đã học trên lớp qua các hoạt động thực tế. - Giúp các em phát triển sự hiểu biết trong các lĩnh vực đời sống, xã hội, từng bước làm phong phú hơn vốn tri thức của học sinh, tạo nên sự cân đối hài hòa của quá trình giáo dục toàn diện. - Phát triển ở học sinh các kỹ năng cần thiết, phù hợp với sự phát triển lứa tuổi như : kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng hợp tác, và sẵn sàng tham gia các hoạt động của tập thể... - Tạo cho học sinh lòng ham thích, tự tin, mạnh dạn và hứng thú khi tham gia các hoạt động. - Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Tóm lại, qua thực tế các hoạt động trải nghiệm, giáo dục các em yêu thiên nhiên, con người, yêu cuộc sống lao động, gìn giữ các di sản, bản sắc văn hóa của dân tộc; biết bảo vệ môi trường, tiếp thu những tiến bộ của nhân loạigóp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. SKKN- Võ Văn Tính- Tiểu học Trần Quốc Toản 2 rất coi trong đưa các hoạt động trải nghiệm vào chương trình giáo dục. Cụ thể trong chương trình của mỗi khối lớp, các hoạt động trải nghiệm 105 tiết/lớp/năm học. Từ đó cho thấy rằng đây là một nội dung được Ngành giáo dục và các cấp rất quan tâm. II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 1. Đặc điểm tình hình Trường Tiểu học Trần Quốc Toản là một trường nằm trên địa bàn xã Bình Hòa cách trung tâm huyện khoảng 5km. Nhân dân trên địa bàn từ địa bàn Quảng Nam đến đây xây dựng kinh tế mới. Trường được thành lập năm 1989 đến nay đã trải qua 30 năm xây dựng và phát triển. Ngay từ những ngày đầu thành lập trường đã gặp không ít những khó khăn. Cơ sở vật chất nói chung, sự quan tâm của các tổ chức, xã hội, của cha mẹ học sinh đến công tác giáo dục còn nhiều hạn chế. Chưa chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh. Thời gian gần đây, kinh tế địa phương có phần phát triển nên trường lớp đã được xây dựng tương đối khang trang. Sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự phối hợp của cha mẹ học sinh đến công tác giáo dục của nhà trường được tốt hơn. Chính vì thế việc tổ chức các hoạt động phong trào cũng được quan tâm và tổ chức đạt quả tốt. 2. Những ưu điểm của công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo của nhà trường từ năm học 2015- 2016 trở về trước - Về công tác chỉ đạo của nhà trường : + Nhà trường đã thực hiện chỉ đạo của Phòng Giáo dục để xây dựng kế hoạch cho năm học. Đã có kế hoạch tổ chức hoạt động mang tính chất trải nghiệm. + Đã phân công trách nhiệm chỉ đạo cho từng thành viên trong Ban Giám hiệu trong việc tổ chức các hoạt động. - Việc thực hiện của giáo viên : Giáo viên đã bám sát kế hoạch nhà trường để lồng ghép xây dựng kế hoạch hoạt động trong kế hoạch chủ nhiệm từng năm học. SKKN- Võ Văn Tính- Tiểu học Trần Quốc Toản 4 + Khảo sát, đánh giá kết quả các hoạt động đã tổ chức, tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế và tìm hướng khắc phục. + Đánh giá tầm ảnh hưởng của hoạt động đến kết quả học tập của học sinh, đến việc thu hút học sinh đi học chuyên cần và việc duy trì sĩ số. b) Các tổ khối : Đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi tổ chức chỉ đạo hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong tổ và báo cáo kết quả về nhà trường. c) Giáo viên : + Đánh giá những ưu điểm và tồn tại của các hoạt động mà lớp đã tham gia, tổ chức. + Tìm ra nguyên nhân của tồn tại để có hướng tham mưu với Ban Giám hiệu nhà trường khắc phục, chỉ đạo các hoạt động sau tốt hơn. d) Đối với giáo viên Tổng phụ trách Đội Ngoài việc thực hiện kế hoạch hoạt động của Hội đồng Đội huyện, cần bám sát tình hình thực tế của nhà trường để tham mưu với Ban Giám hiệu để tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phù hợp và đạt hiệu quả. 2. Xây dựng kế hoạch a) Nhà trường Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện các nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngay từ đầu năm học của tổ. Xây dựng kế hoạch phải dựa vào thực tế nhà trường, bám sát sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và được sự thống nhất cao của Ban Giám hiệu, các đoàn thể, tổ khối và giáo viên. Trước khi xây dựng kế hoạch phải họp ban đại diện cha mẹ học sinh để có sự đóng góp ý kiến cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Từ đó có sự phối hợp, hỗ trợ tốt từ phía cha mẹ học sinh nhà trường. Đó là yếu tố rất quan trọng góp phần cho sự thành công của các hoạt động. b) Các tổ chuyên môn Dựa vào kế hoạch của nhà trường, các tổ khối xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch chủ nhiệm. c) Giáo viên chủ nhiệm SKKN- Võ Văn Tính- Tiểu học Trần Quốc Toản 6 Nam. Hoạt động phải tạo được không khí sôi nổi, vui tươi và mang tính giáo dục cao. Chính vì vậy ban tổ chức, Ban chỉ đạo phải là người am hiểu nội dung để chỉ đạo, tổ chức và đánh giá kết quả. Dưới đây là một số hình ảnh hoạt động trải nghiệm qua các trò chơi dân gian mà trường tổ chức trong các hoạt động chủ điểm Học sinh trải nghiệm trò chơi kéo co được tổ chức vào giờ ra chơi SKKN- Võ Văn Tính- Tiểu học Trần Quốc Toản 8 Học sinh của trường nhảy vũ điệu chacha vào giờ ra chơi Học sinh đồng diễn thể dục bài Tay sạch bé ngoan - Tổ chức tìm hiểu lịch sử đấu tranh của dân tộc Đây là một hoạt động rất ý nghĩa và mang tính giáo dục cao. Chính vì vậy, nhà trường thường xuyên thăm tặng quà cho các gia đình chính sách, thăm và tìm hiểu các di tích lịch sử. v.vĐây có thể coi là một hình thức giáo dục mang lại kết quả cao nhất. Bởi từ trải nghiệm thực tế làm cho các em khắc ghi sâu sắc trong tâm trí những gì mà các em được nghe, được nhìn và được trải nghiệm. Từ đó, giáo dục các em lòng biết ơn các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, bổ sung vào cho các bài học thêm phong phú hơn. Giáo dục lòng yêu nước ở các em qua những hoạt động thực tế này. SKKN- Võ Văn Tính- Tiểu học Trần Quốc Toản 10 Hình ảnh hoạt động trải nghiệm làm sạch môi trường - Hoạt động trải nghiệm chăm sóc cây và vườn hoa Hoạt động này được tổ chức mỗi tuần 1 lần vào cuối tuần. sau 1 tuần học tập qua những tiết học trên lớp, các em được tham gia với những hoạt động thực tế tìm hiểu và thực hành trồng, chăm sóc. Các em được tự tay mình trồng, bón phân, nhổ cỏ, tưới nước cho cây, hoa ; biết được cách bón phân phù hợp để cây sinh trưởng tốt. Qua hoạt động này không chỉ góp phần vào kết quả cho các bài học trên lớp mà còn làm cho trường lớp xanh- sạch- đẹp hơn. Hiện nay trường có rất nhiều vườn hoa được các em học sinh trồng và chăm sóc. Để đạt kết quả cao trong hoạt động này, nhà trường giao cho Tổng phụ trách Đội chỉ đạo, phân công từng khu vực cho từng lớp chăm sóc. Thành lập tổ theo dõi gồm 5- 6 học sinh để SKKN- Võ Văn Tính- Tiểu học Trần Quốc Toản 12 IV. Tính mới của giải pháp - Các giải pháp được xây dựng và thực hiện một cách đồng bộ từ Ban Giám hiệu nhà trường cho đến các tổ chuyên môn, tổng phụ trách Đội cho đến giáo viên. Từ việc chỉ đạo tổ chức có khoa học và cụ thể nên kết quả hoạt động đạt cao, ảnh hưởng tốt đến việc nâng cao chất lượng giáo dục và góp phần duy trì sĩ số cũng như tăng tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần, tạo dựng môi trường học tập thân thiện thu hút học sinh đến trường. - Có sự phối hợp tốt với Ban Đại diện cha mẹ học sinh trong việc tổ chức các hoạt động. - Mở rộng các hoạt động trải nghiệm. Không chỉ tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường mà tổ chức cho các em hoạt động trải nghiệm ngoài cộng đồng, đặc biệt chú trọng các hoạt động mang tính giáo dục cao. V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm đã được thực hiện trong công tác tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học Trần Quốc Toản trong thời gian qua. Từ những giải pháp mới nêu trên đã khắc phục được những hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động trả nghiệm và đã mang lại kết quả tốt. Sau việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh những năm học gần đây, kết quả giáo dục của nhà trường tăng lên rõ rệt. Cụ thể: Tỉ lệ chuyên Ti lệ duy trì Tỉ lệ HS lên Tỉ lệ HS được Năm học cần sĩ số lớp khen thưởng 2015- 2016 93% 99,3% 98,0% 60% 2016- 2017 98% 100% 98,2 60,9 2017- 2018 98% 100% 98,5 61,1 SKKN- Võ Văn Tính- Tiểu học Trần Quốc Toản 14 Võ Văn Tính ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÂP TRƯỜNG .. ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÂP HUYỆN SKKN- Võ Văn Tính- Tiểu học Trần Quốc Toản 16 PHỤ LỤC PHỤ LỤC Trang Mở đầu 1 I. Đặt vấn đề 1 1. Lí do lí luận 1 2. Lí do thực tiễn 1 3. Đối tượng nghiên cứu 1 4. Phạm vi nghiên cứu 1 II. Mục đích nghiên cứu 2 Giải quyết vấn đề 2 I. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 2 II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 3 III. Các giải pháp 5 IV. Tính mới của giải pháp 13 V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 13 Kết luận, kiến nghị 13 Tài liệu tham khảo 16 SKKN- Võ Văn Tính- Tiểu học Trần Quốc Toản 18
File đính kèm:
skkn_bien_phap_chi_dao_mot_so_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao.doc