Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường tại trường THCS Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường tại trường THCS Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường tại trường THCS Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk

PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA TRƯỜNG THCS BĂNG ADRÊNH -------------------o0o------------------- NGUYỄN ANH TUẤN ĐỀ TÀI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG THCS BĂNG ADRÊNH, HUYỆN KRÔNG ANA, TỈNH ĐĂK LẮK SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Krông Ana – 2019 1 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Với tác động của xu thế toàn cầu hóa và quá trình hội nhập, đặc biệt là sự chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường đã dẫn tới những biến động về kinh tế, văn hóa, xã hội. Cùng với sự phát triển bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã du nhập những tinh hoa văn minh, hiện đại của nền các nền văn hóa tiên tiến của các nước khác vào nước ta, kèm theo đó không những mặt trái, tiêu cực đang dần xâm nhập vào dời sống xã hội gây ra rất nhiều hệ lụy, nhất là đối với lứa tuổi thanh, thiếu niên. Chỉ trong một thời gian ngắn, ngành giáo dục liên tiếp xảy ra những vụ việc khó tin gây bức xúc dư luận. Đó là một thầy giáo ở trường Tiểu học Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang bị tố dâm ô với nhiều học sinh gái, ở Quảng Bình giáo viên cho cả lớp tát bạn tổng cộng 230 gây xôn xao. Và ngay sau đó, dư luận lại bàng hoàng với việc xảy ra nhiều vụ phụ huynh, học sinh đánh đập giáo viên đến mức họ phải nhập viện, . Qua thời gian gần đây tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng một cách nghiêm trọng. Liên tiếp những vụ việc đau lòng như ở Hưng Yên, Nghệ An, Quảng Ninhđang gióng lên một hồi chuông cảnh báo về những lỗ hổng trong tư duy, tính cách của giới trẻ hiện nay. Dưới tác động của sự phát triển về khoa học kỹ thuật và từ những dư luận bức xúc của ngành giáo dục trong thời gian qua. Có thể cho chúng ta thấy nguyên nhân căn bản ở đây là do xuất phát từ văn hóa, mà củ thể đó là mối quan hệ giữa ba thành tố: Gia đình – Nhà trường – Xã hội. Để xây dựng tốt các mối quan hệ như: giữa thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò, tôi mạnh giạn chọn đề tài: “Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường tại trường THCS Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk” II. Mục tiêu nghiên cứu: Động lực làm việc trong nhà trường - thường được gọi là động lực sư phạm - được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó văn hoá là một động lực vô hình nhưng có sức mạnh kích cầu nhiều khi hiệu quả hơn cả các biện pháp kinh tế. Cụ thể: - Văn hoá nhà trường (VHNT) giúp giáo viên, nhân viên, học sinh thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm; - VHNT phù hợp, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong tập thể sư phạm, giữa giáo viên và học sinh; đồng thời, tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh. Đó là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo – điều vô cùng quan trọng đối với hoạt động sư phạm mà đối tượng là tri thức và con người; - VHNT tích cực giúp cho người dạy, người học và mỗi cá nhân trong lực lượng xã hội xung quanh có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì những mục tiêu cao cả của nhà trường. 3 thành hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử, được xem là tốt đẹp và được mỗi người trong nhà trường chấp nhận. Hệ thống giá trị của văn hóa nhà trường bao gồm cả những giá trị vật chất và giá trị tinh thần, nó tồn tại dưới dạng thức khác nhau như: những tồn tại vật lý, bao gồm cấu trúc, những nét hoa văn trang trí của các phòng học, khung cảnh nhà trường, đồng phục của nhà trường, những biểu tượng, khẩu hiệu, các lễ nghi; các hoạt động văn hóa và học tập của nhà trường, trong đó nó mang các giá trị tinh thần, những tồn tại tinh thần – phi vật thể: như truyền thống, ý thức, tình cảm, niềm tin của các thành viên đối với nhà trường, bầu không khí tâm lý. Kent. D. Peterson cho rằng: Văn hóa nhà trường là tập hợp các chuẩn mực, giá trị và niềm tin, các lễ nghi và nghi thức, các biểu tượng và truyền thống tạo ra “vẻ bề ngoài” của nhà trường. Như vậy, Văn hóa nhà trường bao hàm những cái có thể nhìn thấy được, những cái có thể sử dụng được và bầu không khí làm việc (biểu tượng, phương châm, khẩu hiệu, quy tắc, những mong đợi, ). II. Thực trạng vấn đề: Như chúng ta đã biết lực lượng giáo dục cơ bản là nhà trường - gia đình - cộng đồng. Tuy nhiên trong những năm học trước đây VHNT tại trường THCS Băng Adrênh chưa có sự kết nối chặt chẽ của ba thành tố trên. Trong bối cảnh xã hội luôn thay đổi chóng mặt, cùng với tác động xã hội nhanh và trực tiếp đến người học qua các kênh thông tin đại chúng, đặc biệt là mạng xã hội với nhiều ảnh hưởng xấu, cổ xúy cho các hành vi tiêu cực, phản cảm, trái quy chuẩn đạo đức nên càng làm phức tạp hơn diễn biến tâm lý bên trong mỗi HS. Tuy nhiên, nhiều thầy cô, cha mẹ, người lớn không hiểu được điều này, đặc biệt là sự phát triển phức tạp và đầy biến động của lứa tuổi THCS; cùng với đó còn chưa nhận thức đúng ảnh hưởng tiêu cực của bạo lực học đường đến sự phát triển của người học, con em mình, do đó có hành vi bao che, bỏ qua cho các đối tượng có liên quan. Học sinh thường là đối tượng bị bạo lực, hay đối tượng gây ra bạo lực, ... Năng lực và điều kiện để thực hiện thành công chức năng quản lý lớp học của giáo viên chủ nhiệm còn yếu. Coi nhẹ công tác chủ nhiệm lớp; chọn giáo viên trẻ và ít giờ, không được đào tạo để làm công tác chủ nhiệm, ít khi bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng về công tác chủ nhiệm lớp. Giao trách nhiệm chưa đi đôi với quyền hạn và chế độ đãi ngộ. Thiếu hành lang pháp lý để phòng ngừa, xử lý nhanh và giải quyết hiệu quả vấn đề bạo lực học đường tại nhà trường và địa phương. chưa cập nhật đầy đủ nội dung, quy định, hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng xử phạt trong cơ sở giáo dục; thiếu sự phân công, phân quyền cho cá nhân cụ thể; thiếu quy trình xử lý các tình huống cấp bách như bạo lực học đường. Cùng với đó, cách xử lý hậu quả của bạo lực học đường còn khá lúng túng và chưa có căn cứ pháp lý phù hợp; thiếu lực lượng hỗ trợ cho HS giải quyết các vấn đề khó khăn. Lực 5 Hình thành ở cán bộ, giáo viên, học sinh những ấn tượng sâu sắc, những giá trị tình cảm tốt đẹp khi đến công tác và học tập tại trường. 1.2. Nội dung và cách thức thực hiện Nâng cao nhận thức kết hợp với giáo dục chính trị tư tưởng là hai mặt của một vấn đề phát triển VHNT. Đây là biện pháp có ý nghĩa then chốt cho việc phát triển VHNT. i) Xây dựng bầu không khí dân chủ, cởi mở, hợp tác, cùng chí sẻ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhà trường. - Trong nhà trường THCS có nhiều thành viên, hoạt động theo những cách thức khác nhau. Vì vậy, cần nắm vững cách thức hoạt động của từng thành viên để tổ chức hợp lí hoạt động phát triển VHNT của họ. - Mọi thành viên trong nhà trường đều được tôn trọng, luôn được coi trọng và có cơ hội để thể hiện, phát triển khả năng của mình, quan tâm đến nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của GV và HS, có biện pháp giúp họ giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong công tác giảng dạy và giáo dục; - Huy động các nguồn lực đảm bảo các hoạt động, công việc phát triển VHNT, bao gồm: nhân lực, vật lực, tài lực. Các nguồn lực này thường không có sẵn mà phải huy động từ các đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội, đoàn thể, các nhà hảo tâm, phụ huynh HS. Hay nói cách khác ta phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. - Khuyến khích tinh thàn làm việc hợp tác, kĩ năng làm việc nhóm; xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, khen thưởng hợp lí thúc đẩy mọi người nỗ lực làm việc; - Thúc đẩy sự đối thoại, tăng cường trao đổi chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm với cán bộ, GV và nhân viên trong trường trên tinh thần lắng nghe và thấu hiểu, ... Tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên. ii) Xác định trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, học sinh đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường. Để xây xây dựng kế hoạch phát triển VHNT, Ban giám hiệu, trước hết Hiệu trưởng THCS phải xác định mục tiêu, thiết lập chương trình hành động và các bước đi củ thê để phát triển VHNT, để hình thành các chuẩn mực, các giá trị cốt lõi, niềm tin của nhà trường. - Xây dựng , chia sẻ tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường với tất cả cán bộ, GV, nhân viên và HS trong trường; - Chia sẻ quyền lực, mạnh dạn trao quyền cho GV, trong đó đề cao vai trò lãnh đạo hoạt động dạy và học của mỗi GV; - Xây dựng và ban hành quy định hành vi ứng xử của mọi thành viên trong nhà trường theo các giá trị và chuẩn mực đã xác định. 7 2.2. Nôi dung và cách thức thực hiện giải pháp i) Xác định rõ các yêu cầu đối với một kế hoạt xây dựng văn hóa nhà trường Việc xây dựng kế hoạch xây dựng VHNT cần đáp ứng yêu cầu sau: Đảm bảo hướng đến và thực hiện được mục tiêu hình thành văn hóa mới của nhà trường; đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi và phù hợp với thực tiễn của nhà trường. Hiệu trưởng cần làm cho giáo viên, học sinh hiểu rõ văn hóa tổ chức, VHNT, tầm nhìn, giá trị của nhà trường. Phổ biến nhu cầu thay đổi, viễn cảnh tương lai để mọi người cùng chia sẻ. Từ đó, động viên tinh thần, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường có sự đồng thuận, hiểu rõ vai trò, vị trí, quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc nỗ lực tham gia xây dựng và phát triển VHNT. Cách thức xây dựng VHNT. Kế hoạch cần củ thể, chi tiết tới từng việc, từng người, phù hợp với điều kiện thời gian và nguồn lực khác để có thể thực thi được kế hoạch đó. ii) Tổ chức xây dựng kế hoạch Việc xây dựng kế hoạch VHNT cần thực hiện theo quy trình sau: Bước 1: Tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược phát triển VHNT. - Để đánh giá thực trạng tình hình nhà trường, sử dụng các mô hình: + Phân tích SWOT (Strengths – điểm mạnh, Weaknesses – điểm yếu, Opportunities – cơ hội, Threats – thách thức) được sử dụng nhằm phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà nhà trường phải đối mặt (các cơ hội và thách thức) cũng như các yếu tố thuộc về nội bộ nhà trường. + Nguyên tắc SMART (Specifi - Cụ thể, dễ hiểu; Measurable - Đo lường được; Attainable - Có thể đạt được; Relevant - Thực tế; Time-Bound - Thời gian hoàn thành) Bước 2: Xác định giá trị cốt lõi, xây dựng tầm nhìn của nhà trường không phai nhòa theo thời gian mà là trái tim và là linh hồn của nhà trường. Tầm nhìn là một bức tranh lý tưởng trong tương lai mà nhà trường sẽ vươn tới. Đây là định hướng để xây dựng VHNT, thậm chí có thể tạo lập một nền VH tương lai cho nhà trường khác hẳn trạng thái hiện tại. Bước 3: Xác định hệ thống nhiệm vụ, chương trình hành động, hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường. Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hóa nào cần thay đổi. Văn hóa thường tiềm ẩn, khó thấy nên việc đánh giá là cực ký khó khăn, dễ gây nhầm lẫn vì các chủ thể văn hóa vốn đã hòa mình vào nền văn hóa đương đại, khó nhìn nhận một cách khách quan sự tồn tại của những hạn chế và những mặt trái, mặt tiêu cực cần thay đổi. 9 xây dựng khung cảnh bên ngoài như cổng trường, khuôn viên, cây xanh, sân chơi, bãi tập tạo thành môi trường làm việc có văn hóa. Tạo không gian phù hợp, thoáng mát, nhẹ nhàng mang tính giáo dục cao; xây dựng môi trường học đường an toàn, xanh, sạch, đẹp, vui tươi lành mạnh; tích cực giáo dục truyền thống “Tiên học Lễ, hâu học Văn” trong các nhà trường giúp cho học sinh thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của việc học “Lễ”, học làm người, cùng với việc tiếp thu tri thức tiên tiến của nhân loại. - Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ , giáo viên, nhân viên và học sinh đối với việc tạo cảnh quan môi trường, ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh trường, lớp, môi trường sống xung quanh. Thông qua đó Tạo được những thay đổi quan trọng trong nhà trường về ý thức bảo môi trường và tích cực làm cho nhà trường ngày càng Xanh – Sạch – Đẹp hơn. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cây xanh trong trường - lớp. Thực hiện nội dung lồng ghép, tích hợp về giáo dục môi trường trong các môn học chính khóa cho các em học sinh, tăng cường giáo dục học sinh bằng một số hình thức khác như : pano, áp phít bằng những câu khẩu hiệu hành động. Phối kết hợp với y tế học đường thực hiện chuyên đề “Rửa tay bằng xà phòng”. Qua đó giáo dục các em thực hiện đúng các quy tắc rửa tay và giữ gìn vệ sinh cá nhân hàngVà thường xuyên theo dõi kiểm tra trong các giờ sinh hoạt lớp. Phân công cho đội sao đỏ hàng ngày có nhiệm vụ kiểm tra và thúc nhắc các lớp làm vệ sinh đúng thời gian quy định, nếu chi đội nào thực hiện chưa tốt sẽ trừ điểm thi đua của chi đội đó. Từ đó đã giúp nhà trường quản lý tốt phong trào xanh, sạch, đẹp được thường xuyên. Ngoài ra Liên đội khoán công trình măng non cho các chi đội tự chăm sóc và bảo quản, tổ chức chấm công trình mỗi lớp 2 đợt/học kỳ. Tổ chức cho các lớp thi trang trí trong và ngoài lớp học, thi ý tưởng và thiết kết các vật dụng vệ sinh để bảo vệ môi trường. Ban chỉ đạo tổ chức kiểm tra ,đánh giá về việc thực hiện giữ gìn trường, lớp sạch – đẹp, trồng và chăm sóc cây xanh của từng khối, lớp và các bộ phận trong trường học để động viên khen thưởng kịp thời. Mỗi nhà trường để thực hiện tốt phong trà trên cần đảm bảo các tiêu chí sau: i) Tiêu chí xanh: + Tiếp tục trồng thêm cây xanh có bóng mát, bố trí phù hợp với cảnh quan sân trường. 11
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_va_phat_trien_van_hoa_nha_tru.doc