Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana

Kinh nghiệm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” KINH NGHIỆM: XÂY DỰNG “TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN- HỌC SINH TÍCH CỰC” Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN KRÔNG ANA I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1- Lý do chọn đề tài: Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở (PTDTNT THCS) huyện Krông Ana được sự quan tâm của Đảng và nhà nước đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị để nuôi, dạy, ăn, ở tại trường, điều kiện học tập, thời gian học tập rất thuận lợi. Song trong thời gian vừa qua chất lượng học tập vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo, một bộ phận học sinh học xong lớp 9 ở trường không vào được trường PTDTNT THPT tỉnh đã bỏ học ở nhà làm nông hoặc đi học nghề ngắn hạn tại địa phương hoặc vào trường THPT ở huyện rồi bỏ học giữa chừng. Bởi vậy việc nâng cao chất lượng học tập ở trường PTDTNT THCS là vấn đề hết sức nan giải bản thân luôn trăn trở để tìm ra giải pháp. Một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng học tập là thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả học tập chưa cao là khả năng nói và hiểu tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số còn yếu, nhất là lớp đầu cấp, phần lớn các em còn thiếu tự tin, nhút nhát trong giao tiếp, không biết ghi chép, không biết cách sử dụng tài liệu, sách giáo khoa... Nhưng các em lại không dám mạnh dạn đề xuất, không dám mạnh dạn hỏi thầy, hỏi bạn. Học sinh của trường 95% là người dân tộc thiểu số được tuyển từ các buôn làng trong toàn huyện, thành phần dân tộc lại khác nhau, phong tục tập quán khác nhau, nên các em rất khó gần gũi nhau, giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống. Bởi vậy thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một trong những biện pháp để các em hiểu nhau hơn, gần gũi nhau hơn, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Bởi vậy tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu và thực hiện. 2- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: a. Mục tiêu: Lương Đức Thuận- Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana - 1 Kinh nghiệm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” chức chính trị, xã hội tham gia hỗ trợ thực hiện phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Tham mưu với các cấp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho học sinh, bảo đảm về cơ sở vật chất cho nhà trường, đáp ứng các tiêu chí của trường học thân thiện, học sinh tích cực. b.2- Đối với các tổ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên: - Xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể của bộ phận nhằm đổi mới hình thức thực hiện năm nội dung trọng tâm của phong trào thi đua; -Tổ chức triển khai kế hoạch, giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch để cán bộ, giáo viên, học sinh thực hiện tốt phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo kế hoạch bộ phận mình đề ra. - Kết thúc học kỳ I và cuối năm học báo cáo cụ thể kết quả hoạt động của phong trào về Ban chỉ đạo nhà trường, bình xét cá nhân xuất sắc đề nghị khen thưởng. 3- Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana. 4- Giới hạn của đề tài: Môi trường, phạm vi nghiên cứu được thực hiện tại trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana. Khả năng áp dụng: Các trường PTDTNT THCS. 5- Phương pháp nghiên cứu: a.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Bản thân đã nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tất cả các tài liện, văn bản chỉ đạo của ngành để áp dụng vào thực tế tại trường. - Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập: Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã xây dựng thành hai mảng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực ” ; “Phòng ở thân thiện, học sinh tích cực ” để học sinh dễ hiểu và dễ thực hiện, phù hợp với đặc điểm riêng của trường. b.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra: Điều tra tình hình thực hiện và các nội dung mà học sinh đã thực hiện để đưa ra các nội dung thực hiện “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực ” ; “Phòng ở thân thiện, học sinh tích cực ”. Lương Đức Thuận- Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana - 3 Kinh nghiệm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” một cách toàn diện, tạo điều kiện để nhà trường thực hiện tốt phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Đội ngũ CB, GV, NV nhà trường đoàn kết, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp. Luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Đa số học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, biết vâng lời thầy cô giáo, có ý thức tham gia phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” - Cơ sở vật chất trang thiết bị nhà trường được đầu tư ngày càng khang trang, đáp ứng cơ bản nhu cầu dạy và học, thực hiện tốt phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà năm học đề ra. a.2. Khó khăn: - Trình độ học sinh chưa đồng đều, năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh còn nhiều hạn chế; khả năng nói và hiểu tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số còn yếu, nhất là lớp đầu cấp, phần lớn các em còn thiếu tự tin, nhút nhát trong giao tiếp, không biết ghi chép... - Việc học tập trao đổi kinh nghiệm, đổi mới phương pháp giảng dạy trong chuyên môn còn gặp nhiều khó khăn vì mỗi bộ môn chỉ có 1-2 giáo viên. - Cơ sở vật chất đã được đầu tư song còn thiếu phòng học bộ môn; - Hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh còn nhiều bất cập vì học sinh ở rải rác các buôn, các xã trong toàn huyện nên việc phối hợp giáo dục với nhà trường gặp nhiều khó khăn. b. Thành công, hạn chế: Thành công: Sau khi áp dụng đề tài vào thực tế ở trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana, đa số học sinh đã hưởng ứng nhiệt tình, khí thế thi đua sôi nổi hơn, hiệu quả của phòng trào đã thực tế hơn, rõ ràng hơn; các em đã nắm vững những nội dung cơ bản của phong trào để áp dụng và thực hiện. Hạn chế: Việc theo dõi, đánh giá, xếp loại hiện đang giao cho Tổ trưởng tổ quản lý nội trú và Tổng phụ trách đội có sự phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và đội cờ đỏ ở các lớp; chưa giao cho HS tự theo dõi, đánh giá, xếp loại được. c. Mặt mạnh, mặt yếu: Mặt mạnh: Đã rèn luyện và tạo cho HS tính tự giác, tích cực tham gia phong trào; HS đã nắm vững hơn về nội dung của phong trào để thực hiện; phong trào có hiệu quả hơn, chất lượng cao hơn và thiết thực hơn. Lương Đức Thuận- Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana - 5 Kinh nghiệm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” - Đối với từng lớp, để phát huy quyền dân chủ của HS trong các hoạt động học tập và rèn luyện, GVCN phải thật thân thiện để hỗ trợ, định hướng giúp HS bầu chọn được Ban cán sự lớp là những thành viên thực sự thân thiện và tích cực. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để làm nên sự thành công của cả tập thể lớp học. Phân chia các tổ, nhóm học tập trên lớp và tại ký túc xá. GVCN cần nắm chắc sở trường, trình độ tiếp thu của từng HS để làm cơ sở cho việc chia lớp thành các tổ, nhóm học tập trên lớp và ở ký túc xá. Chú ý chia tổ nhóm học tập theo các đối tượng HS giỏi, khá, trung bình, yếu, kém... học sinh ngoan và chưa ngoan... để các em giúp nhau học tập, rèn luyện; GVCN quy định cụ thể thời gian HS học tập và sinh hoạt tổ - nhóm ở ký túc xá mỗi ngày và kiểm tra việc học tập, sinh hoạt của các tổ nhóm này bằng các hình thức khác nhau như thông qua mạng lưới cán sự lớp, giáo viên, nhân viên trực và bản thân GVCN trực theo dõi... Đồng thời, ở trên lớp, GVCN cần duy trì thật tốt và có chất lượng tất cả các buổi truy bài đầu giờ của HS. Bên cạnh hoạt động học tập theo tổ - nhóm, chúng tôi cũng rất chú trọng phong trào “đôi bạn cùng tiến” – nhằm hỗ trợ thêm cho các em HS có lực học còn yếu, giúp đỡ giáo dục mọi mặt cho các em học chưa ngoan tiến bộ hơn. - Đối với các lớp chúng tôi phát động các phong trào thi đua “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” và “Phòng ở thân thiện, học sinh tích cực” ở từng tuần, từng tháng, từng đợt với các nội dung cụ thể, có sơ kết vào cuối mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi học kỳ; hàng tháng có tổng kết, tặng cờ luân lưu, phát thưởng cho các lớp, các phòng ở đạt danh hiệu “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” và “Phòng ở thân thiện, học sinh tích cực”. Lương Đức Thuận- Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana - 7 Kinh nghiệm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” huấn và triển khai đại trà giáo dục kỹ năng sống trong các môn học và hoạt động giáo dục ở trường. b.6) Tiếp tục tổ chức và phát huy tác dụng của Lễ tri ân cho học sinh lớp 9 nhằm để lại dấu ấn tốt đẹp, sâu sắc cho các em khi ra trường. Xây dựng và phát triển quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học (Đối với CB,GV,NV và đối với HS) hướng tới xây dựng văn hóa học đường ở trường học. b.7) Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian với nhiều hình thức phong phú và đa dạng như: sáng tác thơ văn tuổi học trò, “Liên hoan đàn và hát dân ca”, “Liên hoan các trò chơi dân gian”; tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao nhân các ngày lễ lớn. Hàng năm vào dịp tết nguyên đán tổ chức cho HS gói bánh chưng, chế biến thức ăn, tổ chức tất niên trước khi về nghỉ tết. b.8) Tổ chức cho toàn thể CB, GV, NV và HS viếng và chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ của huyện. Thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, với tấm lòng biết ơn các anh hùng đã ngã xuống để chúng em được sống trong hoà bình, được tung tăng cắp sách đến trường, hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc; giáo dục cho các em học sinh hiểu sâu sắc hơn về truyền thống yêu nước, anh dũng, hy sinh của các thế hệ cha, anh để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Trong buổi viếng thầy cô cùng các em đã dâng hương kính viếng hương hồn các Liệt sỹ và dẩy cỏ, quét dọn phần mộ của các anh hùng liệt sĩ. Các em học sinh đều thể hiện niềm tự hào được góp phần nhỏ bé của mình vào việc làm sạch nơi an nghỉ của các anh hùng Liệt sỹ; càng tự hào hơn, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc hơn đối với các Liệt sỹ và tích cực hơn trong học tập và các hoạt động của trường. Lương Đức Thuận- Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana - 9 Kinh nghiệm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” b.9) Xây dựng, cập nhật hệ thống các bài học kinh nghiệm, sáng kiến của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để làm tài liệu phổ biến cho CB,GV và HS. c. Mối quan hệ giữa các giải pháp Các giải pháp nêu trên đều nhằm mục đích thực hiện có hiệu quả 5 nội dung của phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, khi tách phong trào thành các phong trào riêng biệt như vậy để HS dễ hiểu, dễ thấy được việc làm cụ thể của mình để thực hiện; động viên, khích lệ được toàn thể HS tham gia nhiệt tình; việc kiểm tra, đánh giá kết quả của ban chỉ đạo cũng thuận lợi hơn, chính xác hơn. Các giải pháp trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, khi thực hiện phải đồng thời áp dụng các giải pháp đó thì mới đạt hiệu quả cao; trong đó giải pháp 1 là tiền đề, giải pháp 2 là quan trọng và then chốt, các giải pháp còn lại là giải pháp hỗ trợ; trình tự thực hiện các giải pháp theo thứ tự từ 1 đến 9. d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng Khi tách 5 nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ra thành hai phong trào riêng biệt: “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực ” và “Phòng ở thân thiện, học sinh tích cực ”; kết quả thu được cao hơn; việc thực hiện các nội dung của phong trào ngày càng thực chất hơn; khí thế thi đua giữa các lớp, các phòng ở sôi nổi hơn; tính tích cực, tự giác, tự quản của học sinh được thể hiện rõ nét hơn. Phong trào được triển khai thực hiện xuyên suốt cả năm học nên hiệu quả cao hơn. Kết quả cụ thể của năm học 2016-2017 và học kỳ I năm học 2017-2018: Nội dung 1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn 1.1. Bảo đảm trường học an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh; tham mưu cải tạo sân trường với tổng trị giá gần 1,4 tỷ đồng. 1.2. Tổ chức để học sinh trồng cây và chăm sóc cây thường xuyên. - Đã tổ chức cho học sinh trồng cây trong khuôn viên trường vào cuối tháng 5 với tổng số cây trồng mới là 12 cây; tổ chức ngoại khóa về vai trò của cây xanh, rừng trong việc hạn chế lũ lụt, khắc phục hiệu ứng nhà kính và sự biến đổi khí hậu trên trái đất. Cải tạo sân trường theo mô hình hoa viên, trồng mới 120 m 2 bồn hoa, 10 chậu cảnh, vườn cây thuốc nam (100m2); với tổng kinh phí gần 400 triệu đồng. - Đã tổ chức cho học sinh chăm sóc cây bóng mát, bồn hoa, cây cảnh hàng tuần. Lương Đức Thuận- Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana - 11
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_truong_hoc_than_thien_hoc_sin.doc