Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nhằm thích ứng với giai đoạn học sinh tạm dừng đến trường để phòng chống dịch Covid-19

docx 15 trang skquanly 30/08/2024 490
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nhằm thích ứng với giai đoạn học sinh tạm dừng đến trường để phòng chống dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nhằm thích ứng với giai đoạn học sinh tạm dừng đến trường để phòng chống dịch Covid-19

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nhằm thích ứng với giai đoạn học sinh tạm dừng đến trường để phòng chống dịch Covid-19
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 Như chúng ta đã biết, mục tiêu chung của giáo dục phổ thông là giúp học 
sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ 
bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân 
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm 
công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, 
tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đối với giáo dục tiểu học nói riêng thì 
nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn 
và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học 
sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Tại nhà trường tiểu học không những cung cấp 
cho học sinh những tri thức khoa học một cách có hệ thống mà còn rèn cho học 
sinh những kĩ năng, kĩ xảo, kĩ năng sống cần thiết vì vậy có thể nói trường tiểu 
học chính là chiếc nôi văn hóa. Ở đó các em được học, được đảm bảo quyền lợi 
và các nghĩa vụ của mình, được bảo vệ, chăm sóc, vui chơi, giải trí và phát triển. 
Đối với các em mái trường là chỗ dựa tinh thần bền vững, tin cậy và có sức hấp 
dẫn nhất. 
 Với tầm quan trọng như vậy nên ngày 22/7/2008 Bộ GD&ĐT đã ra Chỉ 
thị số 40/2008/CT-BGDĐT về việc phát động phòng trào thi đua “ Xây dựng 
trường học thân thiện, học sinh tích cực ” trong các trường phổ thông giai đoạn 
2008 - 2013. Đây là một trong những phong trào lớn, có tác động vô cùng tích 
cực đến việc xây dựng môi trường sư phạm, giáo dục khả năng tự ý thức, kĩ 
năng sống cho học sinh, thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì vậy 
đến nay phong trào đã được triển khai rộng rãi khắp ở tất cả các cơ sở giáo dục 
từ mầm non đến phổ thông trong cả nước và từng bước từng bước một đi vào 
chiều sâu. 
 Mọi hoạt động triển khai để xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh 
tích cực ” trong nhà trường đều được thực hiện với hình thức phong phú, đa 
dạng. Học sinh được tham gia các hoạt động cùng với thày cô, bạn bè trong một 
không khí vui vẻ, phấn khởi, có sự tương tác qua lại trực tiếp. Tuy nhiên năm 
học 2021 -2022 là một năm học khá đặc biệt bởi học sinh phải tạm dừng đến 
trường chuyển từ học trực tiếp sang hình thức học trực tuyến để phòng chống 
dịch bệnh Covid-19. Đây là một thách thức với đội ngũ cán bộ quản lý và giáo 
viên bởi học sinh không có được sự giao lưu trực tiếp như những năm học trước 
thì chất lượng cũng như hiệu quả của mọi hoạt động sẽ thế nào. Với cương vị là 
một cán bộ quản lý trong trường tiểu học tôi luôn trăn trở, băn khoăn cần phải 
triển khai các hoạt động như thế nào mà vẫn đem lại hiệu quả thiết thực để “Xây - Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự 
tham gia chủ động, tự giác của học sinh.
- Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác 
phù hợp với lứa tuổi của học sinh.
1.5 Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch 
sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương
- Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách 
mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn 
hơn; tuyên truyền, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè.
- Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và 
tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính 
quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, 
văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du 
lịch.
2. Căn cứ vào nội dung cụ thể của việc “Xây dựng trường học thân thiện, 
học sinh tích cực ” trong năm học 2021 -2022 
 Tại Hướng dẫn số 3761/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 31/8/2021 của Bộ 
GD&ĐT và Công văn số 3202/SGDBT-CTTT ngày 09/9/2021 của Sở GD&ĐT 
Hà Nội về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị công tác 
HSSV, hoạt động ngoài giờ lên lớp năm học 2021-2022 đã chỉ rõ các nhiệm vụ 
cụ thể của việc “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” gồm có: 
2.1Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thu hút học sinh đến 
 trường:
- Trường có khuôn viên cây xanh, cây cảnh được quy hoạch đảm bảo thoáng 
mát, luôn sạch đẹp. Tích cực trồng mới cây xanh. Xây mới và sửa chữa công 
trình vệ sinh đảm bảo vệ sinh. Trang bị đầy đủ bàn ghế, phù hợp với độ tuổi học 
sinh nhà trường.
- Các trường có nội dung, chương trình và thường xuyên tổ chức các hoạt động 
giáo dục học sinh về việc bảo vệ, xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp và an 
toàn.
2.2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp 
các em tự tin trong học tập
- Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh 
và ứng dụng nội dung được tập huấn vào thực tiễn nhà trường được học trực tiếp một thời gian dài còn năm học này học sinh các em phải 
ngừng đến trường ngay từ những ngày đầu năm học và kéo dài gần 7 tháng
 Nhà trường đã ra Kế hoạch số 20/KH-THNL ngày 10/9/2021 về việc triển 
khai dạy học qua Internet trong nhà trường với các số liệu như sau: 
 - Tổng số lớp học trực tuyến l: 35 lớp
 - Tổng số học sinh tham gia học trực tuyến: 1506 em ( 98,96%)
 - Số học sinh học nhờ tại trường khác ( về quê ): 16 em ( 1,04%). 
 Đội ngũ cán bộ giáo viên và nhân viên nhà trường đồng lòng nhất trí cao 
trong mọi công việc, luôn đóng góp cho nhau để hoàn thiện hơn trong mỗi giờ 
lên lớp, khắc phục mọi khó khăn để cùng chung tay xây dựng trường học thân 
thiện, giáo dục, giảng dạy học sinh tích cực trong mọi hoạt động.
2. Các điều kiện của nhà trường trong việc thực hiện “ Xây dựng trường 
học thân thiện, học sinh tích cực ” 
 2.1 Về cơ sở vật chất 
 Năm học 2018 – 2019 nhà trường được Quận đầu tư tu sửa toàn bộ khuôn 
viên trong trường học và xây thêm hệ thống các phòng học chức năng, nhà thể 
chất, khu bếp và nhà ăn nên nhà trường đã có một diện mạo hoàn toàn mới bao 
gồm:
 - Diện tích 10 120 m²/1713 học sinh, trung bình 5.9 m²/1HS. Khuôn viên 
có tường rào bao quanh đảm bảo an toàn và thẩm mỹ. Sân trường có cây xanh, 
có bóng mát và luôn được giữ vệ sinh đảm bảo xanh, sạch, đẹp. 
 - Phòng học: 35 phòng; đủ cho 100% số lớp, số học sinh học 2 buổi/ngày. 
Các phòng học được xây dựng kiên cố: mỗi phòng 52 m² được xây dựng đúng 
quy cách, đủ ánh sáng; thoáng mát an toàn cho giáo viên và học sinh. 
 - Phòng y tế (18 m²): được trang bị đầy đủ các dụng cụ y tế, giường, tủ 
thuốc, bàn và các danh mục thuốc theo quy định đối với trường Tiểu học phục 
vụ công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh.
 - Nhà trường có khu nhà bếp với diện tích khoảng 150 m² , được trang bị 
đầy đủ tráng thiết bị phục vụ bếp nấu 01 chiều, đáp ứng cho 1400 xuất ăn hàng 
ngày. Nhà trường kí hợp đồng cung cấp suất ăn chế biến tại chỗ với công ty 
TNHH chế biến suất ăn Hoa Sữa . Nhà ăn của học sinh có diện tích gần 400 m², 
đáp ứng cho khoảng 600 học sinh ăn tại nhà ăn.
 - Khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu 
gom rác: Toàn trường có 02 khu vệ sinh riêng nam, nữ dành cho cán bộ, giáo 
viên, nhân viên và 12 khu vệ sinh riêng nam, nữ dành cho học sinh. Khu vệ sinh 
luôn được dọn vệ sinh sạch sẽ, có cây xanh, có âm nhạc 1.1 Thiết kế pano phát động nội dung các hoạt động, cuộc thi
 Trước đây mỗi khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp khi nhận được 
công văn từ các cấp hoặc triển khai các hoạt động do nhà trường phát động, giáo 
viên tổng phụ trách lên kế hoạch phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và chỉ cần 
thông báo trên loa phát thanh hay gửi kế hoạch đến từng lớp rồi từ đó các lớp 
chủ động thực hiện. Với năm học này học sinh đều học trực tuyến cách tiến 
hành như vậy không đem lại hiệu quả chất lượng cho mỗi hoạt động chính vì 
vậy tôi đã chỉ đạo bộ phận phụ trách CNTT trong nhà trường thực hiện thiết kế 
các pano phát động các hoạt động chuyển đến học sinh.Trên pano phải đầy đủ 
các nội dung sau:
 - Tên hoạt động,các cuộc thi
 - Đơn vị phối hợp tổ chức 
 - Nội dung hoạt động, cuộc thi
 - Thời gian hoàn thành và nộp sản phẩm dự thi 
 - Cách thức nộp sản phẩm dự thi hoặc tham gia hoạt động
 Bên cạnh các nội dung cơ bản trên việc bố cục, trang trí cũng được quan tâm 
sao cho thể hiện được đặc trưng riêng của nhà trường, phù hợp với nội dung 
hoạt động được phát động
 VD: *Cuộc thi sáng tác tranh cổ động chủ đề “ Đội mũ xinh – bảo vệ chúng 
mình ”
* Hưởng ứng “Tết trồng cây” 1.2 Cách thức triển khai đến học sinh
 Sau khi thiết kế hoàn chỉnh các pano phát động cuộc thi, hoạt động, bộ 
phận CNTT sẽ thực hiện chuyển đến học sinh lần lượt theo các bước sau
 Bước 1: Gửi hình ảnh pano lên nhóm chung của nhà trường (nhóm Zalo) 
để toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đều nắm bắt được nội dung
 Bước 2: Đăng tải hình ảnh pano lên trang Fanpage của nhà trường để 
PHHS biết đến 
 Về phía cán bộ quản lý sẽ yêu cầu GVCN đăng tải hình ảnh lên nhóm lớp 
để yêu cầu PHHS phối hợp động viên học sinh tích cực tham gia đông đủ và có 
chất lượng
 1.3 Đánh giá kết quả 
 Việc đánh giá kết quả của mỗi hoạt động cũng phải điều chỉnh hình thức 
sao cho phù hợp với giai đoạn học sinh học trực tuyến. Thay cho việc vinh danh 
học sinh trực tiếp tại các buổi chào cờ đầu tuần như trước đây thì ban tổ chức 
phải thực hiện vinh danh tại trang FANPAGE của trường, đăng tải lên cổng 
thông tin điện tử. Tại các nhóm Zalo riêng của lớp GVCN cũng thực hiện thông 
báo kết quả đến PHHS. Với hình thức này PHHS có được cái nhìn tổng thể về 
kết quả các hoạt động, phần nào nắm bắt được khả năng của chính con em mình 
từ đó có sự phối hợp với GVCN trong việc phát triển năng lực, phẩm chất cho 
học sinh.
 2.Tăng cường cơ sở vật chất 
 2.1 Tăng cường thiết bị hỗ trợ dạy học khởi mỗi khi vào tiết học. Để triển khai nội dung này với các tổ chuyên môn tôi 
đã chỉ đạo trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cần tăng cường trao đổi, nghiên 
cứu và học hỏi các ứng dụng phần mềm dạy học trực tuyến. Giao nhiệm vụ cho 
các nhân tố giáo viên trẻ, có kĩ năng CNTT giỏi trong nhóm tìm tòi, nghiên cứu 
rồi phổ biến, lan toả đến các thành viên trong tổ. Tổ chức các chuyên đề cấp 
trường với mục tiêu chính là ứng dụng CNTT trong dạy học online. Qua đó các 
ứng dụng phần mềm dạy học, các thao tác kĩ thuật trong dạy học online sẽ dược 
lan toả rộng rãi trong toàn trường.
 Ngoài các chuyên đề cấp trường trong năm học này tôi cũng mạnh dạn chỉ 
đạo giáo viên tổ 2 thực hiện chuyên đề cấp Quận với mục tiếu kết hợp đổi mới 
phương pháp dạy học để thực hiện mục tiêu của chương trình GDPT 2018 với 
việc ứng dụng hiệu quả các phần mềm dạy học trong tiết dạy online. Tiết dạy đã 
được PGD quận cũng như các trường bạn đánh giá cao khi ứng dụng phong phú 
các phần mềm trong từng hoạt động. 
 VD: Tiết dạy Toán 2 bài “ Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000”
 Để thay thế cho 1 số trò chơi trên ứng dụng Quizzi mà các trường bạn đã 
thực hiện tiết dạy này chúng tôi đã ứng dụng phần mềm Blooket là một phần 
mềm tạo bài tập trắc nghiệm dưới hình thức là các trò chơi như câu cá, đua xe, 
.. Thuận lợi ở phần mềm này là chỉ cần tạo 1 lần câu hỏi sau đó chọn 1 trò 
chơi bất kỳ trên giao diện là GV sẽ có đường link để gửi đến cho HS chơi.
 Ở phần Hoạt động với Bài số 1 giáo viên lựa chọn phần mềm Classkick 
dưới dạng điền từng chữ số cho kết quả bài làm của mình thay cho việc HS làm 
vào SGK. Khi ứng dụng phần mềm này GV có thể kiểm soát được các bước 
thực hiện phép tính của HS theo thứ tự từ phải sang trái
 Với bài 3 giáo viên đã ứng dụng phần mềm Liveworkshet là 1 phần mềm 
tạo bài tập có hình thức điền vào chỗ trống thay cho việc sử dụng phần mềm 
Classkick với mục đích tạo sự cuốn hút cho HS trong mỗi tiết dạy với nhiều 
phần mềm khác nhau.
 4.Nâng cao công tác tuyên truyền phòng bệnh
 4.1 Nội dung tuyên truyền
 Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 công tác tuyên truyền 
trong nhà trường cũng cần phải được quan tâm nhiều hơn. Việc tuyên truyền 
phòng chống dịch bệnh Covid-19 phải được thực hiện mang tính thời sự, phù 
hợp với diễn biến của dịch bệnh. Với nội dung này tôi đã chỉ đạo bộ phận phụ 
trách y tế nhà trường cần phải cập nhật các tin tức mới nhất của dịch bệnh từ đó 
đưa ra các bài tuyên truyền phù hợp với thời điểm.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_truong_hoc_than_thien_hoc_sin.docx