Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được Bộ GD&ĐT phát động vào tháng 7 năm 2008. Mục đích chủ yếu và ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào này là tạo nên một môi trường giáo dục cả về vật chất và tinh thần an toàn, bình đẳng, gây hứng thú cho học sinh trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở nỗ lực của nhà trường, xã hội vì người học. Được học trong một ngôi trường thân thiện học sinh sẽ được giải tỏa nhiều áp lực, khiến học sinh luôn vui vẻ, hứng thú, gắn bó với trường lớp, thực sự cảm nhận mỗi ngày đến trường là một ngày vui; học sinh được tự chủ và học với phương pháp học tập mới; với niềm say mê hứng khởi, tích cực sáng tạo ; được rèn kỹ năng sống; được tham gia mọi hoạt động văn hóa thể thao, vui chơi giải trí của nhà trường. Đó chính là những yếu tố quan trọng để học sinh gắn bó với trường lớp, luôn mong muốn được đến trường, đến lớp với thầy cô và bạn bè. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Trong các năm học qua Trường Mầm non Tân Phong đã xây dựng và tổ chức thực hiện tương đối tốt các nội dung của phong trào, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn bộc lộ một số tồn tại hạn chế nhất định. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào góp phần nâng cao chất lượng chung của toàn trường, tôi đã lựa chọn nội dung trọng tâm chỉ đạo trong năm học 2011 - 2012 là tiếp tục nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” III. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu - CB,GV, học sinh và môi trường, Trường Mầm non Tân Phong IV. Mục đích nghiên cứu viên nhiệt tình giảng dạy, yêu thương tôn trọng; được gia đình và cộng đồng, tạo điều kiện phát huy hết tiềm năng của mình trong môi trường an toàn và thuận lợi, quyền được đi học của học sinh được đảm bảo. Trường học thân thiện là trường học thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất các quyền cơ bản của trẻ em như quyền được sống, quyền được học tập, quyền được chăm sóc và bảo vệ, nơi mà các hoạt động học tập, giáo dục đều theo quan điểm: coi học sinh là nhân vật trung tâm. Nơi mà nhà trường hoạt động không riêng lẻ mà trong sự phối hợp liên thông giữa các môi trường giáo dục là nhà trường, gia đình và cộng đồng. Những hoạt động của nhà trường đều mang ý nghĩa gần gũi, thân thiện với trẻ Trường học thân thiện không chỉ giúp học sinh nhận ra rằng các em cũng có quyền được hưởng nền giáo dục có chất lượng mà còn có nhiều quyền khác nữa – giúp trẻ học những gì các em cần học để đối mặt với những thách thức trong thời đại thế kỷ mới; tăng cường chăm sóc sức khỏe cho trẻ em; che trở và bảo vệ cho trẻ, bảo đảm cho các em có được môi trường an toàn để học tập, một môi trường không có bạo lực và lạm dụng; nâng cao nhiệt huyết của giáo viên, có tinh thần và động cơ làm việc với trẻ và vận động sự hỗ trợ của cộng đồng cho nền giáo dục. Trường học thân thiện là sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng nhằm bảo đảm chất lượng và hiệu quả giáo dục, đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em trong thời gian các em ở trường, gia đình và cộng đồng. Nói một cách tóm tắt các trường học thân thiện với trẻ em thúc đẩy phương pháp học tập hợp tác, tích cực, lòng bao dung, sự quan tâm chăm sóc, trí sáng tạo và quan trọng hơn cả là lòng tự trọng của trẻ em. Các trường này mang lại một nền giáo dục dựa trên thực tế cuộc sống của trẻ em và phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh. Các trường học thân thiện với trẻ em làm mọi việc để ngăn chặn các hành động ức hiếp và các hình thức bạo lực khác trong nhà trường. Trở thành thân thiện với trẻ em không phải là vấn đề đơn giản đối với các trường. Nó đòi hỏi sự quyết tâm và cam kết lâu dài nhằm đáp ứng các nhu cầu tâm lý của trẻ em. học tập và được các giáo viên nhiệt tình dạy dỗ cùng với sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng để các em có thể phát triển hết tiềm năng của mình trong một môi trường an toàn và đầy đủ dinh dưỡng. Trường học thân thiện cung cấp một cách tiếp cận toàn diện đến giáo dục chất lượng. II. Thực trạng của vấn đề 1. Thuận lợi - Trường Mầm non Tân Phong đã được đầu tư xây dựng trường lớp đáp ứng được các điều kiện theo quy định. Các thiết bị, đồ dùng , đồ chơi đã được trang cấp tương đối đầy đủ - Hệ thống cây xanh đã phần nào đáp ứng được yêu cầu, môi trường học tập vui chơi của trẻ luôn sạch, đẹp và an toàn - CBGV – CNV trong nhà trường đã được biên chế đầy đủ cụ thể: + Tổng số CBGV – NV 40 trong đó biên chế: 37 hợp đồng 3; + Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBGV: 100% CBGV đã đạt chuẩn về chuyên môn trong đó : Đại học: 09; Cao đẳng: 11; Trung cấp: 12 + Chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên: Đại đa số giáo viên đã nắm chắc về phương pháp, hình thức tổ chức, nội dung kiến thức mang đến cho trẻ. - Đa số trẻ đã mạnh dạn tự tin khi tham gia các hoạt động do giáo viên tổ chức 2. Tồn tại hạn chế - Việc tạo môi trường học tập ngoài lớp học cho trẻ đã được quan tâm xong chưa có hiệu quả - Giáo viên còn ít có sự sáng tạo trong tổ chức các hoạt động cho trẻ, hình thức còn gò bó chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, chưa biết cách tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, trải nghiệm. Một số giáo viên ở vùng cao chuyển về chưa tiếp cận được với chương trình giáo dục mầm non. + Tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm theo từng lớp ( Chơi vào các thời điểm hoạt động ngoài trời, chơi trong giờ trả trẻ) với các trò chơi nhẹ nhàng và có ít người tham gia như trò chơi: cắp cua bỏ giỏ, trò chơi ô ăn quan, trò chơi rồng rắn lên mây, trò chơi lộn cầu vồng... - Tổ chức hội thi bé với tiếng hát dân ca + Nội dung: Thi hát múa các làn điệu dân ca của các dân tộc và các vùng miềm khác nhau, có sự giao lưu của các nghệ nhân người dân tộc + Hình thức: mỗi nhóm lớp thành lập một đội ; mỗi đội tham gia 2,3 tiết mục; yêu cầu 100% trẻ của các nhóm lớp phải được tham gia + Mục đích của hội thi: qua hội thi trẻ được tiếp cận với các làn điệu dân ca của các dân tộc, các vùng miền khác nhau và được giao lưu với một số nghệ nhân hát múa dân ca của một số dân tộc ở địa phương Bên cạnh việc tổ chức hội thi bé với tiếng hát dân ca, xây dựng và duy trì có hiệu quả việc tổ chức các hội thi bé khỏe, bé ngoan- bé khéo tay cấp trường; hội thi bé tìm hiểu luật lệ an toàn giao thông và bảo vệ môi trường; hội thi bé tập làm nội trợ... - Tổ chức một cách nghiêm túc, quy mô một số ngày hội, ngày lễ cho trẻ Ví dụ: Tổ chức rằm trung thu: Phối hợp cùng ban đại diện phụ huynh học sinh để tổ chức; mời các nghệ nhân múa lân đến biểu diễn cho trẻ xem; tổ chức cho trẻ liên hoan văn nghệ... 4. Tổ chức xây dựng môi trường học tập cho trẻ - Chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường học tập cho trẻ ở trong lớp, đảm bảo trẻ luôn được tiếp cận và củng cố các kiến thức đã học Ví dụ: + Góc học tập giáo viên trang trí các họa tiết có gắn các chữ số, chữ cái + Cần coi trọng vai trò thủ lĩnh của trẻ trong học tập cũng như vui chơi ( Giao nhiệm vụ cho trẻ hướng dẫn bạn học, hướng dẫn bạn cách chơi vào các thời điểm đón và trả trẻ ) + Thường xuyên đưa các kiến thức trẻ cần đạt được trong từng độ tuổi tích hợp vào trong các môn học, và các hoạt động hàng ngày Ví dụ: Với những kiến thức về bảo vệ môi trường giáo viên cần xây dựng kế hoạch lồng ghép để giáo dục trẻ hàng ngày thông qua hoạt động ngoài trời... - Bồi dưỡng về hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động học nhằm gây hứng thú, sự chú ý và phát huy tối đa tính chủ động, tích cực của trẻ như: + Cách tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm Ví dụ : Tiết học cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh chủ đề về các loại hoa: Giáo viên không nên cho trẻ ngồi học và quan sát đối tượng theo cả lớp mà giáo viên cần tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm cụ thể: khi cho trẻ làm quen về từng loại hoa giáo viên cần chuẩn bị cho mỗi nhóm 2-3 loại hoa đó để trẻ cùng quan sát và đưa ra các ý kiến nhận xét sau đó cô mới đưa ra kết luận cuối cùng + Cách đặt câu hỏi: các câu hỏi đặt ra buộc trẻ phải suy nghĩ, phải tập chung sự chú ý như; Nhân vật đó có tính cách như thế nào ( Hiền lành hay độc ác...) để thể hiện giọng nói của nhân vật đó thì phải nói như thế nào? các con hãy chú ý xem bạn giả giọng nói của nhân vật đó như thế nào nhé! Còn con con sẽ thể hiện như thế nào? ... - Bồi dưỡng cho giáo viên phương pháp làm giàu cảm xúc, cũng như các biểu tượng cho trẻ như: + Tạo các tình huống, tận dụng các tình huống và đưa ra các việc làm cụ thể để trẻ được quan sát, phán đoán, suy đoán và tự đưa ra những kết luận: cho trẻ, đã tạo được sự thân thiện, gần gũi với các bậc phụ huynh và tích cực phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong việc ôn luyện kiến thức, cũng như trong chăm sóc giáo dục trẻ. Tỷ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp đạt 46% tăng 4% so với năm học trước trong đó 10/28 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp thị đạt 35,7% 3. Chất lượng chăm sóc giáo dục học sinh được tăng nên một cách rõ nét, kết quả cụ thể: - 100% trẻ mạnh dạn, tự tin, lễ phép trong giao tiếp, tích cực, hứng thú khi tham gia vào các hoạt động do lớp và nhà trường tổ chức, luôn có ý thức và mong muốn được đến trường, đến lớp - Tỷ lệ bé khỏe, bé ngoan tăng 2 % so với năm học trước - Tỷ lệ bé khéo tay tăng 9% so với năm học trước - 100% trẻ được đảm bảo an toàn khi ở trường lớp - Tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm 6 % so với đầu năm ( Đầu năm 9% cuối năm còn 3%) 4. Công tác phối kết hợp với các bậc phụ huynh, các đoàn thể, các cá nhân trong quá trình thực hiện phong trào thi đua đã đạt được nhiều kết quả tốt: Nhà trường đã tranh thủ được sự quan tâm hỗ trợ của UBND phường, các cơ quan đơn vị trên địa bàn, và của một số cá nhân trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt nhà trường đã được các bậc phụ huynh hỗ trợ trên 60 triệu đồng để tu sửa cơ sở vật chất, được trung đoàn 880 hỗ trợ về nhân lực để lao động tạo sự xanh, sạch, đẹp trong khuôn viên nhà trường và được các nghệ nhân người dân tộc phối hợp mang các sắc thái nghệ thuật dân tộc đến với trẻ 5. Nhà trường được công nhận là nhà trường văn hóa và được UBND thị tặng giấy khen đạt trường học văn hóa tiêu biểu Các biện pháp đưa ra trong SKKN đều có thể ứng dụng và triển khai thực hiện tại các trường Mầm non trong toàn tỉnh IV. Những kiến nghị đề xuất 1. Đối với Phòng GD&ĐT thị xã: - Tạo điều kiện cho BGH và một số giáo viên trong đơn vị trường được tham quan các cơ sở trong và ngoài tỉnh đã thực hiện tốt phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để chúng tôi có cơ hội học tập các kinh nghiệm hay của đơn vị bạn. - Tiếp tục đầu tư trang thiết bị như: + Thiết bị trình chiếu để giáo viên có điều kiện tổ chức các tiết học có hiệu quả hơn 2. Đối với sở GD& ĐT Tổ chức hội thảo về chuyên đề “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong phạm vi toàn tỉnh để các huyện thị có cơ hội tham khảo, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau Trên đây là toàn bộ nội dung và kết quả thực hiện sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi về lĩnh vực “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong năm học 2011 – 2012. Rất mong được sự tham gia góp ý của HĐKH các cấp. Xin trân trọng cảm ơn! NGƯỜI VIẾT SKKN Nguyễn Thị Anh MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn chuyên đề 1 II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1 III. Mục đích nghiên cứu 1 IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 2 PHẦN NỘI DUNG I.Cơ sở lý luận 2-4 II.Thực trạng của vấn đề 4-5 III. Các biện pháp giải quyết vấn đề 5-9 IV. Hiệu quả của SKKN 9-11 PHẦN KẾT LUẬN I. Những bài học kinh nghiệm 11 II.Ý nghĩa của SKKN 11 III.Khả năng ứng dụng, triển khai 12 IV.Những kiến nghị đề xuất 12 * Tài liệu tham khảo 13 * Mục lục 14
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_truong_hoc_than_thien_hoc_sin.docx