Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tiết sinh hoạt lớp tích cực, thoải mái, hứng thú, hiệu quả

docx 20 trang skquanly 30/08/2024 740
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tiết sinh hoạt lớp tích cực, thoải mái, hứng thú, hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tiết sinh hoạt lớp tích cực, thoải mái, hứng thú, hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tiết sinh hoạt lớp tích cực, thoải mái, hứng thú, hiệu quả
 I.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
 Như chúng ta đã biết, trong phân phối chương trình giảng dạy ở tiểu học, ngoài 
các tiết học văn hóa như: Toán, Tiếng việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lí,còn có tiết 
sinh hoạt lớp vào các buổi dạy cuối tuần. Tiết học này sẽ đánh giá mọi hoạt động của 
lớp trong tuần vừa qua và định hướng các hoạt động của lớp trong tuần tiếp theo. 
Thông qua tiết sinh hoạt lớp sẽ phát triển được các năng lực và phẩm chất, rèn các 
kỹ năng cho các em như: năng lực giao tiếp, hợp tác, tính tự giác, tinh thần giúp đỡ, 
kĩ năng tự đánh giá mình và đánh giá bạn, khả năng nhìn nhận lại sự tiến bộ của bản 
thân và bạn để từ đó có ý thức phấn đấu vươn lên, bồi dưỡng cho học sinh tình cảm 
yêu thương, sự gắn bó, chia sẻ cảm thông với bạn bè, sẵn sàng tham gia công việc 
chung của trường lớp. Từng tiết sinh hoạt lớp sẽ mang lại cho các em những bài học 
quý báu giúp các em vững tin hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, do nhiều lí do khác 
nhau xưa nay trong nhà trường thường chú trọng hơn đến các giờ dạy văn hóa mà 
chưa quan tâm nhiều đến việc quản lí, tổ chức, dạy và học tiết sinh hoạt lớp. Tiết sinh 
hoạt lớp thường không được giáo viên coi trọng, hay tổ chức qua loa, chưa thực sự 
hiệu quả. Học sinh chưa được nói lên suy nghĩ của bản thân, chưa được tôn trọng, 
chưa có sự công bằng giữa các học sinh. Giáo viên thường là người nói nhiều, tự đưa 
ra phán xét và cách giải quyết mà chưa thật sự thông qua ý kiến của học sinh. Hầu 
như các em học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của giờ học này, do đó có 
thái độ học tập chưa thật sự tích cực, không hứng thú. 
 Ngoài việc hướng dẫn người học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách hứng thú và 
khoa học theo hệ thống thì công tác chủ nhiệm lớp còn có vai trò vô cùng quan trọng, 
là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và hoạt động giáo dục, góp phần vô cùng quan 
trọng vào sự thành công trong việc giáo dục toàn diện cho người học sinh.
 Không có lớp học nào giống lớp học nào, có lớp có nhiều học sinh ngoan nhưng 
lại có lớp nhiều học sinh cá biệt, ở đó mỗi em sẽ có một hoàn cảnh khác nhau. Do đó 3
5. Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp quan sát.
 Phương pháp đàm thoại.
 Phương pháp phân tích.
 Phương pháp tổng hợp.
 Phương pháp nêu gương. 5
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
 Trong những năm gần đây, khi mà đã có rất nhiều phương pháp dạy học được 
đổi mới, nhiều biện pháp được các giáo viên sử dụng trong tiết học nhằm phát huy 
khả năng học tập của học sinh thì vẫn còn rất nhiều giáo viên vẫn ngại dùng phương 
pháp mới, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
 Nhiều học sinh còn nhút nhát, chưa dám trình bày ý kiến của bản thân trước tập 
thể, không đủ tự tin để tham gia các hoạt động văn nghệ, vui chơi, giải trí. Bên cạnh 
đó, còn có một số em chưa thật sự tập trung vào những gì đang diễn ra trong tiết sinh 
hoạt lớp do đó chưa tham gia vào các hoạt động của tiết sinh hoạt lớp một cách nhiệt 
tình.
 Nội dung của tiết sinh hoạt lớp còn mang tính cứng nhắc, hay lặp đi lặp lại, 
không gắn với nhu cầu học sinh nên chưa gây được sự hứng thú đối với các em.
 Các hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp còn mang tính đơn điệu, nhàm chán, 
chưa gây sự chú ý của học sinh. Bản thân người giáo viên còn quá nghiêm khắc, chưa 
hiểu rõ tâm lí của học sinh nên chưa thật sự gần gũi, thân thiện với học sinh. Một số 
học sinh còn mang tâm lí sợ hãi.
 Trước khi tiến hành vận dụng các biện pháp giúp tiết sinh hoạt lớp đạt hiệu quả, 
tôi đã tiến hành phỏng vấn, đàm thoại với học sinh lớp 4B (36 học sinh) năm học 
2019 - 2020 và câu hỏi đặt ra là: Em có thích tiết sinh hoạt lớp không? Vì sao?
 Sau khi tiến hành phỏng vấn, kết quả thu được như sau:
 + 16/36 học sinh được phỏng vấn trả lời em thích tiết sinh hoạt lớp vì chúng 
em được thảo luận, được đưa ra ý kiến của cá nhân mình. 7
hiệu quả cao, tích hợp được nhiều nội dung giáo dục, học sinh được chủ động phát 
huy năng lực của bản thân. 
b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp.
 Mặc dù tiết sinh hoạt lớp chỉ nhằm đánh giá lại hoạt động của cả tuần và đề ra 
kế hoạch của tuần tiếp theo tuy nhiên giáo viên cũng cần gây sự hứng thú, sự chú ý 
tò mò đối với học sinh. Các nội dung cần phải rõ ràng, phù hợp với tâm sinh lí lứa 
tuổi của học sinh tiểu học.
 Tiết sinh hoạt lớp là cơ hội để cả tập thể cùng chia sẻ, giải quyết vấn đề và từ 
đó giáo viên sẽ thúc đẩy học sinh của mình học hỏi, khám phá ra những điểm mạnh 
của bản thân. Ở đây phải huy động cả lớp cùng tham gia, các em có thể hỏi, có thể 
nhận xét, có thể phán xét và còn có thể nói lên mong muốn hoặc suy nghĩ của bản 
thân. 
 Giờ sinh hoạt lớp của lớp tôi chủ nhiệm được tiến hành như sau:
 1. Khởi động:
 Nhằm tạo không khí thoải mái trước giờ sinh hoạt lớp tôi cho học sinh hát tập 
thể 1 bài hoặc cùng tham gia 1 trò chơi nhỏ do bạn lớp trưởng điều khiển, cả lớp 
cùng tham gia.
 2. Nội dung:
 a. Đánh giá hoạt động tuần vừa qua.
 Ngay từ đầu năm học, khi phân công ban cán sự lớp tôi đã tham khảo ý kiến 
của giáo viên chủ nhiệm lớp cũ (lớp 3) kết hợp với việc quan sát hằng ngày để chọn 
ra những em thật sự năng nổ trong lớp nhằm làm tốt công tác quản lí lớp.
 Lớp trưởng phụ trách về mọi mặt và quản lí.
 Lớp phó học tập phải là em có năng lực học tốt nhất và biết giúp đỡ các bạn 
trong học tập. 9
 Ví dụ: Thứ sáu ngày 5 tháng 12 năm 2019
 Sinh hoạt lớp tuần 12
 1. Đánh giá hoạt động tuần 11.
 Các tổ lần lượt báo cáo.
 Xếp loại cá nhân ( theo quy định của giáo viên chủ nhiệm ngay từ đầu năm 
học, học sinh vi phạm bao nhiêu thì xếp loại A, B, C tương ứng).
 11
 + Đối với những bạn chưa thật sự tốt, còn vi phạm trong tuần tôi để các em tự 
nói về các vi phạm của mình: các em sẽ nêu nguyên nhân mình vi phạm và tự đưa ra 
biện pháp khắc phục trong tuần tới, nếu không khắc phục được sẽ tự đưa ra hình 
phạt, làm như vậy tôi đã khiến cho các em tự ý thức về việc mình làm và có trách 
nhiệm với nó.
 b. Kế hoạch tuần tới.
 Giáo viên triển khai kế hoạch hoạt động của tuần tới, nội dung này người giáo 
viên cần chuẩn bị thật chu đáo, có thể chiếu lên bảng hoặc viết sẵn ra bảng phụ. Ở 
các kế hoạch cần cụ thể, chi tiết rõ ràng để học sinh dễ hiểu. Phân nhiệm vụ cụ thể 
cho từng nhóm, từng cá nhân học sinh. Do phòng học lớp tôi có 2 bảng con nên tôi 
sẽ viết kế hoạch vào bảng dưới lớp để học sinh cả lớp tiện theo dõi. 13
 - Tiếp tục thực hiện phong trào “ giữ 
 vở sạch – Rèn chữ đẹp”. Cả lớp
 - Kiểm tra vở bài tập 15 phút đầu Lớp phó học tập.
 giờ.
 Lịch phân công trực nhật tuần 12.
Tổ 1- Tổ trưởng: Nguyễn Duy Khôi Nguyên
 Thứ . ngày Tên học sinh trực nhật Ghi chú
 Thứ hai, ngày 8.12 Kiên – Y Phin
 Thứ ba, ngày 9.12 Nguyên – Khanh
 Thứ tư, ngày 10.12 Khoa – Thảo Ly
 Thứ năm, ngày 11.12 Thanh – H. Ánh
 Thứ sáu, ngày 12.12 Lan - Hưng
 c. Sinh hoạt theo chủ điểm.
 Sinh hoạt theo chủ điểm là việc cần thiết trong tiết sinh hoạt lớp, vì hoạt động 
này sẽ tạo được không khí vui vẻ cho cả lớp, giảm căng thẳng sau những giờ học. 
Sinh hoạt theo chủ điểm bao gồm nhiều hình thức khác nhau như: sinh hoạt văn nghệ, 
thuyết trình, đọc thơ, kể chuyệntheo chủ điểm. Chủ điểm này có thể dựa vào các 
ngày lễ kỉ niệm của từng tháng như: tháng 10 chủ điểm ngày Phụ nữ Việt Nam, tháng 
11 chủ điểm ngày Nhà giáo Việt Nam,.. hoặc có thể do cô và cả lớp tự đề ra từ tuần 
trước để học sinh có thời gian chuẩn bị.
 Qua hoạt động này, sẽ phát huy được các năng khiếu của từng học sinh, tạo 
cho các em sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, các em thích thú vì thể hiện được 
năng khiếu của mình và được tán thưởng bằng những tràng vỗ tay hoặc những phần 
thưởng nhỏ từ giáo viên. 
 Một số biện pháp xây dựng tiết sinh hoạt lớp tích cực, thoải mái, hứng thú 
và hiệu quả. 15
 Bằng việc đa dạng hóa các hoạt động giờ sinh hoạt lớp, học sinh vừa được tham 
gia những hoạt động mình yêu thích, vừa được làm việc nhóm trong một bầu không 
khí rất dễ chịu mà không hề có rào cản giữa giáo viên và học sinh. Các hoạt động 
này giúp lớp học thoải mái hơn, đoàn kết hơn và khiến cho học sinh yêu lớp học của 
mình hơn. Một khi học sinh cảm thấy yêu thích lớp học của mình, chúng sẽ muốn 
được tới trường, muốn được học, muốn được đóng góp thành tích để cùng xây dựng 
một tập thể lớp vững mạnh để chúng có thể tự hào về chính cái tập thể ấy, tự hào về 
chính bản thân mình.
 3. Tạo tâm lí thoải mái trong giờ sinh hoạt lớp.
 Sinh hoạt lớp được xem là tiết học không thể thiếu đối với mỗi cấp học, đó là 
cơ sở để đánh giá quá trình học của học sinh trong một tuần, cũng là nền tảng để cho 17
 c. Mối quan hệ giữa các biện pháp.
 Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau. Nếu tâm lí thoải 
mái các em sẽ rất hào hứng tham gia giờ sinh hoạt lớp, từ đó tự do thể hiện niềm đam 
mê hoặc sở trường của bản thân qua các tiết mục văn nghệ. Tuy nhiên người giáo 
viên cũng cần nhớ rằng không có phương pháp giáo dục nào là tối ưu vì vậy đòi hỏi 
mỗi giáo viên trong quá trình tổ chức tiết sinh hoạt lớp phải sử dụng kết hợp, linh 
hoạt, sáng tạo giữa các biện pháp. Điều quan trọng giáo viên phải hiểu được đối 
tượng học sinh của mình, biết được các em đang gặp vấn đề gì, ở đâu, nắm được tâm 
sinh lí lứa tuổi của các em từ đó mới lựa chọn biện pháp phù hợp.
 Học sinh lớp 4 hầu như các em đều đã biết suy nghĩ, có nhiều em sống rất tình 
cảm, biết quan tâm đến người khác, nếu có những em cá biệt, chưa ngoan thì chẳng 
qua là các em chưa thấy được tình cảm chân thành của thầy cô, do vậy giáo viên chủ 
nhiệm cần phải thật tình cảm và kiên nhẫn với các em. Nói tóm lại, trong quá trình 
tổ chức tiết sinh hoạt lớp đòi hỏi người giáo viên phải có sự linh hoạt, linh động đối 
với từng đối tượng học sinh đúng như câu nói của dân gian “ Người thầy cũng là 
một người nghệ sĩ”
 d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
 Qua khảo nghiệm, tôi thấy rằng tiết sinh hoạt lớp áp dụng theo đề tài này đạt 
hiệu quả tốt, có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp ở tiểu học.
 Sau những năm làm công tác chủ nhiệm, sau mỗi giờ sinh hoạt lớp tôi lại tích 
lũy được những kinh nghiệm nho nhỏ. Nhờ làm tốt tiết sinh hoạt lớp cuối tuần nên 
học sinh lớp tôi chủ nhiệm năm học 2019 - 2020 ngày càng tiến bộ, dành được nhiều 
thành tích như: giải nhất hội thi kể chuyện về Bác Hồ, một giải nhất chữ đẹp cấp 
trường, giải ba trang trí lớp học, giải nhì chơi trò chơi dân gian chào mừng ngày 
22.12, liên tục được nhận cờ thi đua của trường, 100% học sinh hoàn thành về học 
tập và đạo đức. Cuối năm 21.36 học sinh được khen thưởng, trong đó có 13 em hoàn 19
 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
 Tiết sinh hoạt lớp được xem là một hình thức của hoạt động ngoài giờ lên lớp, 
nó là khâu quan trọng trong công tác chủ nhiệm lớp. Tiết sinh hoạt lớp nhằm đánh 
giá hoạt động của lớp diễn ra trong tuần, trong tháng và trong học kì. Đây là hình 
thức tổ chức giáo dục nhằm giúp học sinh nâng cao tinh thần tự quản, hình thành 
nhiều kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, một trong những yếu tố quan trọng góp 
phần xây dựng một tập thể đoàn kết.
 Giáo viên cần coi tiết sinh hoạt lớp như một tiết học chính không thể thiếu của 
các hoạt động học, đây là tiết học mà giáo viên dành nhiều thời gian để sửa lỗi cho 
học sinh, giúp học sinh điều chỉnh những sai sót mắc phải trong tuần học, động viên 
các em khắc phục những lỗi mắc phải, đồng thời nêu gương những học sinh có thành 
tích tốt để các em tiếp tục phát huy, làm gương cho các bạn khác.
2. Kiến nghị:
 Xã hội ngày càng phát triển thì chất lượng giáo dục cũng phải được nâng lên, 
đó là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Để đáp ứng nhu cầu đổi mới ngày càng cao 
đó, bản thân người giáo viên cần làm tốt công tác chủ nhiệm lớp thông qua tiết sinh 
hoạt lớp. Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi rất mong nhà trường và các cấp 
ngày càng tổ chức nhiều chuyên đề về tiết sinh hoạt lớp, các buổi nói chuyện, hội 
thảo về kinh nghiệm tổ chức tiết sinh hoạt lớp để các thầy cô có kinh nghiệm nhằm 
nâng cao chất lượng giáo dục.
 Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã vận dụng trong quá trình tổ 
chức tiết sinh hoạt lớp và bước đầu đã thu được một số kết quả tương đối khả quan. 
Tuy nhiên nó cũng chỉ là kinh nghiệm của bản thân tôi nên chắc chắn sẽ không thể 
tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện, song tôi cũng mạnh dạn xin 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_tiet_sinh_hoat_lop_tich_cuc_t.docx