Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng thư viện thân thiện

docx 17 trang skquanly 30/08/2024 700
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng thư viện thân thiện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng thư viện thân thiện

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng thư viện thân thiện
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
Thư viện là linh hồn của trường học - nơi hội tụ kiến thức, tri thức của loài người 
giúp cho Thầy và Trò nhà trường không chỉ dạy tốt, học tốt mà còn mở mang trí 
óc, bồi đắp nhân cách, xây dựng nền tảng văn hóa cho mỗi cá nhân. Xây dựng 
thư viện trường đạt chuẩn là yêu cầu quan trọng cần thiết trong việc nâng cao chất 
lượng giáo dục hiện nay. Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu 
góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.
 Hơn thế nữa để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tinh thần 
độc lập trong suy nghĩ sáng tạo, nâng cao năng lực tự học của học sinh và thực 
hiện tốt 3 cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí 
Minh”; cuộc vận động “Hai không”; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một 
tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường 
học thân thiện, học sinh tích cực” có hiệu quả thì việc xây dựng thư viện trường 
đạt chuẩn để tiến đến xây dựng “Thư viện thân thiện” là một yêu cầu tất yếu của 
trường Tiểu học Minh Tân nói riêng và các trường học trên địa bàn cả nước nói 
chung trong giai đoạn hiện nay.
I. Lý do chọn đề tài
1. Lý do khách quan
 Sách, báo, tài liệu nói chung có vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội, là 
nơi tuyên truyền chính sách của Đảng và nhà nước, xây dựng thế giới quan khoa 
học, nếp sống văn minh... góp phần quyết định nâng cao chất lượng, năng lực 
giảng dạy của giáo viên, thúc đẩy, nâng cao kết quả học tập của học sinh.
Nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của Thư viện trường học, Bộ giáo dục và đào tạo 
đã có nhiều chủ trương đúng đắn và biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác 
xây dựng và hoạt động của thư viện trong các trường học như Quyết định 61, 
quyết định 01 của BGD&ĐT, thông tư 30 TTLB, thông tư 05//VP. Pháp lệnh thư 
viện... và nhiều văn bản chỉ thị khác đã được ban hành, chẳng những đánh dấu sự 
phát triển của sự nghiệp thư viện trong các trường học, mà còn là sự khẳng định 
vị trí quan trọng và tác dụng lớn lao của thư viện đối với sự nghiệp giáo dục và 
đào tạo thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
 2. Lý do chủ quan
 Trường Tiểu học Minh Tân nằm trên địa bàn xã Minh Tân, huyện Dầu 
Tiếng, tỉnh Bình Dương. Hiện tại trường có 37 cán bộ, giáo viên. Có 21 lớp học 
tổng số 75em học sinh. Cùng với sự trưởng thành không ngừng và những thành 
tích lớn lao của nhà trường, vai trò của thư viện ngày càng được củng cố và ngày 1. Cơ sở lý luận
 Thư viện trường học có vị trí vai trò, nhiệm vụ và chức năng vô cùng quan 
trọng. Mà hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh trong nhà trường phổ 
thông là giảng dạy và học tập. Cả hai hoạt động này đều sử dụng công cụ là sách 
báo. Sách báo chỉ có thể được quản lý tốt và phát huy được tác dụng tích cực của 
nó. Trên cơ sở tổ chức tốt công tác thư viện. Vì vậy tổ chức hoạt động thư viện 
nhằm thoả mãn nhu cầu về sách, báo cho giáo viên và học sinh là một yêu cầu 
khách quan không thể thiếu được. Hoạt động của thư viện phải gắn liền với 
chương trình, nội dung học tập của từng loại trường, đồng thời gắn liền với nội 
dung đào tạo con người mới – Con người toàn diện theo mục tiêu của cấp học, 
bậc học.Với chức năng lưu trữ và luân chuyển sách, báo, thông qua nội dung sách 
báo, thư viện góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học. Tuyên 
truyền đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Xây dựng thế giới quan khoa 
học, nếp sống văn minh cho giáo viên và học sinh.
 2. Cơ sở thực tiễn
 a. Cơ sở vật chất:
 - Phòng thư viện đạt đúng tiêu chuẩn thư viện trường học theo quyết định 01 
của BGD và ĐT. Có phòng kho, phòng đọc sách của giáo viên, phòng đọc của 
học sinh thoáng mát, sạch sẽ.
 - Sách: có sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bổ trợ kiến thức, sách tham khảo 
chung cho giáo viên và học sinh, tủ sách đạo đức, tủ sách pháp luật, tủ sách lịch 
sử,  được xử lý nghiệp vụ theo từng phân môn.
 - Báo, tạp chí, át lát, bản đồ và tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa: các báo 
của ngành, báo giáo dục thời đại, báo thiếu niên, báo phụ nữ....Các chuyên san và 
tạp chí toán học tuổi trẻ, văn học tuổi trẻ, dạy và học ngày nay, ...”
- Tủ giá đựng sách báo, bàn ghế cho học sinh và giáo viên ngồi đọc đúng qui định 
của bộ giáo dục và đào tạo.
 b. Cán bộ Thư viện có trình độ đại học, đã được đào tạo lớp quản lý thư viện. 
Yêu nghề, ham học hỏi, năng động sáng tạo. Biết tư vấn cho lãnh đạo về công tác 
chuyên môn thư viện. Tâm huyết, hăng hái nhiệt tình, có trách nhiệm trong mọi 
công việc.
 c. Ban giám hiệu quan tâm, sát sao với công tác thư viện, có đội ngũ giáo 
viên trẻ nhiệt tình, tổ cộng tác viên hăng hái, linh hoạt trong mọi hoạt động của 
Thư viện. + Báo, tạp chí, bản đồ và tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa: đảm bảo 
đủ, đáp ứng tốt cho yêu cầu giảng dạy của GV và học tập của HS.
- Báo, tạp chí ngành gồm: Báo Giáo dục và thời đại, báo Bình Dương, Báo 
Nhân dân.
- Tạp chí: Tạp chí Toán học và tuổi trẻ, tạp chí Văn học, tạp chí dạy và học 
ngày nay.
Có sách giáo khoa hiện hành, sách tham khảo, sách nghiệp vụ dùng cho giáo viên, 
ngoài ra còn có thêm sách giáo dục đạo đức và pháp luật...
 * Tiêu chuẩn thứ hai về cơ sở vật chất 
Vị trí phòng thư viện đặt ở trung tâm trường nên rất thuận lợi cho việc mượn sách, 
đọc sách của tất cả giáo viên và học sinh, có phòng đọc dành riêng cho giáo viên 
và học sinh, đảm bảo đủ ánh sáng, có chỗ ngồi cho cán bộ thư viện.
- Tổng diện tích thư viện . m 2, trong đó diện tích kho ..m 2, diện tích 
phòng đọc ..m2.
- Số chỗ ngồi cho giáo viên là .. chỗ và .. chỗ ngồi đọc sách cho học 
sinh.
- Có trang bị máy tính và kết nối mạng Internet.
- Thư viện được trang bị quạt gió phục vụ cho giáo viên và học sinh.
- Các trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho thư viện khá đầy đủ, được sắp 
xếp khoa học, gồm:
 + Kệ sách:  cái.
 + Giá treo sách:  cái.
 + Tủ giới thiệu sách:  cái.
 + Tủ mục lục:  cái.
Phòng đọc đúng tiêu chuẩn của quyết định 01, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, 
ấm áp về mùa đông, đủ ánh sáng...có tủ giá chuyên dùng trong thư viện để đựng 
sách báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa. Có đầy đủ tiện 
nghi, ánh sáng cho phòng đọc và cán bộ thư viện làm việc. Có tủ mục lục, bảng 
để giới thiệu sách với bạn đọc. Có bảng hướng dẫn tra cứu mục lục, có nội qui 
phòng đọc, phòng mượn, biểu đồ theo dõi sự phát triển của kho sách... - Mạng lưới cộng tác viên thư viện: Được thành lập theo quyết định của Hiệu 
trưởng với đầy đủ các thành phần: Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, học 
sinh, hội cha mẹ học sinh đồng tham gia vào mạng lưới cộng tác viên thư viện.
+ Kế hoạch kinh phí hoạt động:
 Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách cấp để mua sắm trang thiết bị, 
đồ dùng dạy học, sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo theo danh mục 
quy định.
- Tổ chức cho học sinh đọc và mượn sách vào các ngày học trong tuần. Thư viện 
đã thu hút 100% giáo viên và 75 % học sinh tham gia sử dụng sách thư viện.
- Thực hiện giới thiệu sách mới kịp thời ( khi có nguồn sách mới) thông qua các 
lần họp lệ, bản tin, giới thiệu trực tiếp trước giáo viên và học sinh buổi sinh hoạt 
dưới cờ do tổ cộng tác viên thực hiện.
- Tủ sách lưu động đã được thư viện phát huy đúng chức năng là cầu nối giữa 
bạn đọc với thư viện ( có 3 tủ sách lưu động thực hiện thường xuyên).
 * Tiêu chuẩn thứ năm về quản lý thư viện
- Hiệu trưởng trực tiếp quản lý, phân công Phó hiệu trưởng phụ trách thường trực 
mảng thư viện trường học, thực hiện kiểm tra theo kế hoạch.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện ( kế hoạch năm, tháng, tuần) căn cứ vào 
kế hoạch hoạt động của nhà trường, phù hợp điều kiện thực tế của trường.
- Thực hiện kiểm kê thư viện hàng năm và tiến hành thanh lý các loại sách báo 
theo quy định.
 - Tất cả các tài liệu có trong thư viện phải được bảo quản tốt, đóng bọc và tu 
sửa thường xuyên liên tục để đảm bảo mỹ quan và thuận tiện cho việc sử dụng 
lâu dài. Có đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách đúng nghiệp vụ thư viện... 
 b. Biện pháp thứ hai: Không ngừng hoàn thiện, bổ sung cơ sở vật chất 
trong đó có một việc là bổ sung sách báo kịp thời.
 Bổ sung sách báo phải thường xuyên liên tục. Đầu năm học, cuối học kỳ, 
đầu học kỳ hai tôi mở cuộc điều tra, thăm dò nguyện vọng của giáo viên, bằng 
cách cho giáo viên, học sinh đăng ký vào phiếu yêu cầu của mình cần mua những 
loại sách gì, tên sách và tên tác giả cụ thể. Dựa vào phiếu yêu cầu đọc của bạn 
đọc, nhờ giáo viên chủ nhiệm điều tra giúp về yêu cầu đọc của học sinh, từ đó mà 
bổ sung sách báo cho phù hợp với cấp học, chương trình soạn giảng của thày, dục phát hành như cuốn "Sách tham khảo của bộ giáo dục”. Đây là sản phẩm trí 
tuệ của các nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân các nhà nghiên cứu lý luận phê 
bình, các nhà khoa học có uy tín đối với độc giả trong và ngoài nước.
+ Chủ đề tháng11: Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20//11. Chuyên đề này 
làm đúng ngày kỷ niệm mít tinh sinh hoạt tập thể 20/11, do cô thư viện giới thiệu 
và hai em trong tổ cộng tác viên đọc trong các giờ ra chơi. Nội dung của bài giới 
thiệu “ Giới thiệu bộ sách truyện chọn lọc viết về nhà giáo ViệtNam’’. Và tác 
phẩm "Cô sẽ giữ cho em mùa xuân". Do bộ GD&ĐT, hội nhà văn Việt Nam, công 
đoàn giáo dục Việt Nam, nhà xuất bản giáo dục tổ chức thành công tốt đẹp. Trong 
bộ truyện chọn lọc viết về nhà giáo Việt Nam. Có thể nói, nhân vật ngươì thày đã 
được nhìn nhận, đánh giá ở nhiều góc độ, trong nhiều tình huống, thể hiện đa 
chiều cung bậc tình cảm của con người. Phê phán cái xấu, cái ác, nâng niu vun 
trồng cái tốt đẹp, cái cao thượng, đó là điều các tác phẩm hướng tới. Để hình ảnh 
người thày được xã hội tôn vinh với những giá trị vốn có. Không ít các tác phẩm 
dự thi được chính các tác giả trong nghề giáo viểt ra từ những trăn trở, đau đớn 
chuyện nghề. Chuyện nghề nghiệp của nhà giáo không bó hẹp ở bài soạn giảng, 
mà ở đời sống hiện thực phong phú và sinh động, ở cả những góc khuất trong tâm 
hồn. Mới hay nghề thày,vượt trên chuyện chuyên môn, kiến thức là một tấm lòng 
nồng hậu, một trái tim nhân ái, luôn thấu hiểu,biết thông cảm sẻ chia...Những 
chuyện ngắn được tuyển chọn trong bộ sách này có thể có những chi tiết còn 
gượng ép, tình huống còn mờ nhạt, văn phong chưa hẳn đã lôi cuốn người đọc, 
song đều ấm áp tình đời, tình người, tình thày trò cao cả. Dù nhân vật người thày 
ở đây được xây dựng chính diện hay phản diện, đều toát lên mong muốn về một 
xã hội công bằng, một nền giáo dục ưu việt, và những người trở con thuyền giáo 
dục của nước nhà, là những người lái đò có phẩm chất ưu tú. 
 + Chủ đề tháng 12 nhân ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12. 
Chuyên đề này làm đúng ngày kỷ niệm mít tinh sinh hoạt tập thể 22/12,
+ Chủ đề tháng 3 nhân ngày quốc tế phụ nữ Việt Nam 8/3. Chuyên đề này làm 
đúng ngày kỷ niệm mít tinh sinh hoạt tập thể 8/3.
 + Chủ đề tháng 4 nhân ngày 30 - 4 ngày đất nước giải phóng, ngày sinh nhật 
Bác Hồ 19-5. Chuyên đề này làm đúng ngày kỷ niệm mít tinh sinh hoạt tập thể 
19-5, cô thư viện giới thiệu cuốn sách “ Bác Hồ kính yêu của chúng em” của nhà 
văn Trần Viết Lưu. Do nhà xuất bản giáo dục phát hành năm 
 - Hình thức tiếp theo đó là tuyên truyền trực quan: Kể chuyện theo sách. 
Triển lãm sách. Biểu ngữ thư viện. Tôi tổ chức cho các em sưu tầm những câu 
danh ngôn lời hay ý đẹp về thư viện làm thành khẩu hiệu, sưu tầm tranh ảnh dưới 
dạng báo tường, báo ảnh kiểu an bom, dán theo từng chủ đề treo ở lớp học, trưng 
bày trong những ngày sinh hoạt tập thể, để trên phòng đọc, phòng họp hội 
đồng...Tất cả những hình thức tuyên truyền giới thiệu trên là phương thức phục 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_thu_vien_than_thien.docx