Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng quy trình đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh ở trường THPT Ba Đình

doc 29 trang skquanly 14/05/2025 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng quy trình đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh ở trường THPT Ba Đình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng quy trình đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh ở trường THPT Ba Đình

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng quy trình đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh ở trường THPT Ba Đình
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Đánh giá, xếp loại có vai trò rất quan trọng, tác động trở lại đối với nội 
dung chương trình, phương pháp, phương tiện, đối tượng dạy học và chi phối 
chất lượng đầu ra của quá trình dạy và học. Đánh giá như thế nào thì dạy và học 
sẽ như thế đó. Đánh giá, xếp loại khách quan, trung thực, khoa học, công bằng 
có tác dụng điều chỉnh cách dạy, cách quản lý của thầy và khuyến khích, động 
viên học trò vươn lên học tập, rèn luyện. Cuối mỗi học kỳ và năm học, bên cạnh 
việc đánh giá xếp loại học lực, còn phải đánh giá xếp loại hạnh kiểm. Đánh giá 
xếp loại hạnh kiểm học sinh là sự ghi nhận một quá trình phấn đấu vươn lên 
trong học tập và rèn luyện của các em trong khoảng thời gian nhất định. Việc 
đánh giá xếp loại chính xác sẽ có tác dụng lớn trong việc giáo dục ý thức tự giác 
rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức của mỗi học sinh, từ đó tạo ra phong trào 
thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt, góp phần xây dựng tập thể lớp ngày càng vững 
mạnh. Tuy nhiên, đây cũng là một công việc hết sức khó khăn đối với nhà giáo. 
Bởi lẽ, việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm không phải dựa vào các điểm số nhất 
định như ở học lực mà chỉ dựa vào các tiêu chí đánh giá, xếp loại theo Thông tư 
hướng dẫn của Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng như các qui định của nhà trường. Vì 
vậy, để đánh giá xếp loại đúng hạnh kiểm của học sinh theo các mức tốt, khá, 
trung bình, yếu, đòi hỏi phải đảm bảo quy trình chặt chẽ với nội dung, hình thức, 
phương pháp phù hợp. 
 Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh hiện nay gặp nhiều khó khăn. Bộ 
Giáo dục và Đào tạo chưa có hướng dẫn để lượng hóa các tiêu chuẩn trong đánh 
giá, xếp loại. Giáo viên trong các nhà trường hiện nay chủ yếu quan tâm đến 
chất lượng dạy, học văn hóa, ít để tâm đến giáo dục đạo đức, tư thế tác phong và 
nhiều khi lấy kết quả học lực làm thước đo đánh giá xếp loại hạnh kiểm. Việc 
đánh giá, xếp loại hạnh kiểm mới chú trọng đến thái độ của học sinh là chủ yếu, 
chưa chú ý đến chất lượng giáo dục kỹ năng sống, đến sự tiến bộ của các em. 
Giáo viên chủ nhiệm mới chỉ dừng lại ở xếp loại, chưa để tâm nhiều đến đánh 
giá. Thông tin về quá trình học sinh phấn đấu, rèn luyện ít tham gia vào đánh giá, 
xếp loại. Vì vậy, việc xếp loại nặng về định tính, cảm nhận chủ quan của giáo 
viên chủ nhiệm. Giáo viên bộ môn, nhất là ý kiến của giáo viên giảng dạy bộ 
môn giáo dục công dân, tổ chức Đoàn, Ban trực Đại diện cha mẹ học sinh có 
tham gia vào quá trình đánh giá xếp loại, song cũng chỉ là hình thức, chiếu lệ, 
chắp vá. Do đó, trong các nhà trường thường xảy ra 2 hiện tượng: hoặc là quá dễ 
dãi trong đánh giá xếp loại hoặc quá khắt khe với học sinh.
 Trong những năm qua, chất lượng giáo dục của các bậc học, ngành học có 
chuyển biến tích cực. Tuy vậy, sự tác động trái chiều của các mối quan hệ xã hội, 
một bộ phận học sinh có những biểu hiện lệch chuẩn. Hiện tượng bạo lực học 
đường, vi phạm đạo đức, pháp luật, lối sống buông thả đang ngày càng gia tăng 
như các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa. Tình trạng đó đã và đang làm 
cho xã hội lo lắng, nhà trường mất nhiều công sức, gia đình không yên tâm khi 
con đến trường. Giáo dục đạo đức cho học sinh là hình thành ở các em phẩm 
chất nhân cách toàn diện của con người mới vừa “ hồng”, vừa “chuyên” là trách 
 - 1 - 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Một số vấn đề lý luận chung
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
 Theo Từ điển tiếng Việt của Bùi Đức Tịnh, quy trình là: “Trình tự phải tuân 
theo để tiến hành một công việc”. Điều đó có nghĩa, khi tiến hành một công việc 
nào đó, đòi hỏi chủ thể phải xác định rõ các bước thực hiện. Các bước này có 
mối quan hệ mật thiết với nhau. Bước thực hiện trước sẽ tạo điều kiện, gợi mở 
cho bước thực hiện sau. Bước thực hiện trước càng tốt, thông tin đầy đủ, chính 
xác sẽ tạo cho bước tiếp theo có kết quả khách quan, trung thực.
 Đánh giá được hiểu là “phán xét về mức độ giá trị hoặc chất lượng sự vật” 
( Lâm Quang Nghiệp ( 2012), Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà 
trường, Nxb ĐHSP Hà Nội). Đánh giá chính là việc đưa ra nhận định tổng hợp 
về các dữ kiện đo lường được qua các kỳ kiểm tra trong quá trình và kết thúc 
bằng cách đối chiếu so sánh với những tiêu chuẩn đã được xác định rõ ràng 
trước đó trong các mục tiêu. Thuật ngữ đánh giá có nội hàm rất rộng, được sử 
dụng rộng rãi trong các hoạt động xã hội. Đánh giá là một quá trình thao tác tư 
duy về việc đo lường kết quả của một đối tượng nào đó. Qua quá trình phân tích 
các thông tin về đối tượng, so với tiêu chuẩn đặt ra để so sánh, đối chứng và rút 
ra nhận xét có tính bản chất về đối tượng. đánh giá bao gồm các nhân tố: đối 
tượng được đánh giá, các thông tin về đối tượng, mục tiêu yêu cầu đối tượng đạt 
được, các tiêu chuẩn đo lường. Quy trình đo lường được xác định theo trình tự: 
đối tượng được đánh giá, mục tiêu cần đạt được về đối tượng, tiêu chuẩn đo 
lường, thông tin về đối tượng và nhận xét. Việc đo lường muốn chính xác phải 
có các phương tiện hỗ trợ. Phương tiện càng hiện đại thì thì quá trình thu thập và 
xử lý thông tin càng chính xác.
 Từ cách hiểu đánh giá chung, chúng tôi đưa ra thuật ngữ đánh giá trong giáo 
dục là một hoạt động nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu giáo dục ( hệ 
thống các chuẩn đầu ra), là việc điều tra, xem xét, xác định chất lượng học sinh, 
trên cơ sở thu thập thông tin một cách có hệ thống, nhằm hỗ trợ cho việc ra 
quyết định và rút ra bài học kinh nghiệm.
 Xếp loại là cách sắp xếp học sinh vào một chủng loại, một nhóm hay một thứ 
tự nào đó ( Thường là ở các mức độ giỏi, tốt, khá, trung bình, yếu, kém). Xếp 
loại thường dựa vào một số tiêu chí đặt ra trước và là kết quả của quá trình đánh 
giá. Xếp loại hạnh kiểm học sinh là việc giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào thông 
tin về học sinh, đối chiếu với quy định để thấy được mức độ học sinh đạt được 
so với tiêu chuẩn và xếp loại học sinh ở các mức tốt, khá, trung bình, yếu. 
 Hạnh kiểm và đạo đức là hai khái niệm không đồng nhất. Theo Từ điển 
tiếng Việt, đạo đức nói tổng quát là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận 
xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối 
với xã hội. Đạo đức còn được hiểu là phẩm chất tốt đẹp của con người do tu 
dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có. Hạnh kiểm là khái niệm dùng để 
chỉ phẩm chất, đạo đức biểu hiện trong việc làm, trong cách đối xử với mọi 
người. Do vậy, đánh giá và xếp loại hạnh kiểm không phải là xếp loại phẩm chất 
 - 3 - Mục tiêu 
 ĐG,XL
 Nội dung Kết quả 
 ĐG,XL ĐG,XL
 Phương pháp Phương tiện 
 ĐG,XL ĐG,XL
 Đây là quá trình thống nhất biện chứng của quá trình đánh giá, xếp loại. 
Đánh giá, xếp loại học sinh bao giờ cũng bắt đầu từ việc xác định mục tiêu, định 
ra nội dung, lựa chọn phương pháp, tìm kiếm phương tiện, tổ chức thực hiện 
đánh giá, xếp loại. Các nhân tố này luôn nằm trong tổng thể tác động biện chứng 
lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau. Chỉ đạt kết quả cao khi chủ thể quản lý xác định 
đúng mục tiêu cần đạt được, định ra nội dung hợp lý, sử dụng phương tiện phù 
hợp, tổ chức phương pháp thích hợp thì sẽ đạt được mục tiêu đề ra. Mỗi thành tố 
trong quá trình đó lại có tác động qua lại lẫn nhau.
Đánh giá được tiếp cận trên nhiều phương diện:
Xét theo quy mô đối tượng học sinh: có đánh giá trên diện rộng ( phạm vi khối, 
trường), đánh giá diện hẹp ( lớp, môn học). 
Xét theo khách quan, chủ quan trong đánh giá, có đánh giá trong và đánh giá 
ngoài ( kể cả tự đánh giá và được đánh giá đối với cá nhân)
Xét theo hình thức đánh giá: Có đánh giá định tính và đánh giá định lượng
Xét theo quá trình giáo dục: có đánh giá đầu vào, đánh giá quá trình giáo dục và 
đánh giá chuẩn đầu ra.
Xét theo tiến trình năm học: có đánh giá thường xuyên và đánh giá theo định kỳ
Yêu cầu của đánh giá, xếp loại:
 - Khách quan, trung thực, công bằng, công khai: Các số liệu đưa ra phải có độ 
tin cậy, thuyết phục; 
 - Công cụ đánh giá phù hợp
 - Tiêu chí đánh giá phải được lượng hóa rõ ràng, cụ thể
 - Người được đánh giá: phải hiểu được cách đánh giá và sử dụng kết quả đánh 
giá; phải tự đánh giá được mình, tham gia đánh giá bạn mình và biết kết quả 
được đánh giá
 - 5 - tượng. Sự nhầm lẫn đó dễ dẫn đến sai lệch trong đánh giá và xếp loại hạnh kiểm 
học sinh trong thực tế vì nhiều khi giáo viên chủ nhiệm ác cảm với học sinh ở 
một hành vi nào đó và dẫn đến quy chụp phẩm chất đạo đức của học sinh đó 
không tốt ví dụ như Trần Quang Chuẩn ở lớp 10B. 
 Về hình thức, phương pháp xếp loại: Kết quả xếp loại trên đều được 100% 
học sinh khẳng định, do thầy cô giáo chủ nhiệm xếp, dù rằng thầy cô giáo chủ 
nhiệm đã đưa ra lớp biết, nhưng chỉ có tính chất thông báo. Do đó, học sinh 
không được tự xếp loại mình và có ý kiến xếp loại bạn. Vai trò của tập thể lớp, 
của các tổ bị lãng quên. Điều đó cho thấy việc xếp loại hạnh kiểm học sinh do ý 
muốn chủ quan của mỗi giáo viên. Từ đó nảy sinh: nếu giáo viên chủ nhiệm 
chạy theo thành tích dễ xóa vết vi phạm học sinh, ngấm ngầm tự xử lý để lấy 
thành tích cho lớp. Thành thử, giáo viên lớp chủ nhiệm trung thực, thẳng thắn, 
công khai học sinh dễ thua thiệt. Số liệu cuối năm học 2009- 2010 phản ánh: có 
15 học sinh phải điều chỉnh xếp loại từ tốt xuống khá, 7 học sinh điều chỉnh từ 
khá lên tốt, 3 học sinh từ khá xuống trung bình, 1 học sinh vi phạm cảnh cáo 
chuyển từ trung bình xuống yếu.
 Về căn cứ xếp loại: Giáo viên chủ nhiệm dựa trên các số liệu thu thập của cá 
nhân để xếp mà không có quy chuẩn chung cụ thể. Từ đó dẫn đến hiện tượng, 2 
học sinh ở 2 lớp khác nhau với mức độ tiến bộ khác nhau nhưng lại có kết quả 
xếp loại giống nhau hoặc ngược, lại 2 học sinh ở 2 lớp khác nhau có mức tiến bộ 
tương tự nhau nhưng lại có kết quả khác nhau. Chẳng hạn học sinh Nguyễn Thị 
Ngọc Anh lớp 10A và học sinh Mai Thị Anh lớp 10B. Căn cứ theo xếp loại 
tháng thì học sinh Ngọc Anh lớp 10A có tiến bộ rõ rệt, càng về cuối học kỳ thì 
càng tốt. Ngược lại, học sinh Mai Thị Anh 10B càng về cuối học kỳ càng đi 
xuống về xếp loại thì 2 học sinh này không thể xếp tốt như nhau ở cuối học kỳ. 
Hoặc là học sinh Mai Thị Phương Anh 11A và Hoàng Thị Liên Anh 12A kết 
quả hàng tháng giống nhau nhưng kết quả xếp loại học kỳ 2 em hoàn toàn khác 
nhau
 Đầu năm học 2010- 2011 khi triển khai ứng dụng chương trình này, chúng 
tôi đã hỏi ý kiến giáo viên chủ nhiệm với câu hỏi: Khi học sinh vô lễ với giáo 
viên chủ nhiệm, vi phạm kỷ luật thì giáo viên chủ nhiệm phải làm gì? 65.4% số 
người được hỏi đều cho là phải xếp loại hạnh kiểm yếu, ghi học bạ cho học sinh 
chừa không vi phạm nữa. 20% giáo viên ý kiến: Cần phải quan tâm, nhắc nhở 
các em tiến bộ, đành rằng phải kỳ luật thích đáng. Số giáo viên còn lại bọc bạch: 
Học sinh vi phạm là chuyện thường tình, giáo viên cần có cái nhìn độ lượng, bao 
dung, trước khi kỷ luật phải làm cho các em hiểu được tác hại của hành vi vi 
phạm và các em phải thể hiện quyết tâm sửa chữa. Khi xếp loại phải căn cứ cả 
quá trình. Từ đó, chúng tôi rút ra được rằng: cần phải có hướng dẫn chung nhất 
để xếp loại, đảm bảo sự công bằng, dân chủ, khách quan, phát huy được vai trò 
tự đánh giá, xếp loại của tập thể lớp, của học sinh.
 Thực tế nhà trường giai đoạn trước 2010, việc xếp loại hạnh kiểm học sinh 
chỉ thực hiện vào cuối học kỳ và năm học, không xếp loại hàng tháng. Do đó, 
học sinh vi phạm ít có cơ hội để thể hiện sửa chữa của mình. Điều này xảy ra 2 
 - 7 -

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_quy_trinh_danh_gia_xep_loai_h.doc