Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng nề nếp lớp học nhằm nâng cao chất lượng giảo dục toàn diện
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng nề nếp lớp học nhằm nâng cao chất lượng giảo dục toàn diện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng nề nếp lớp học nhằm nâng cao chất lượng giảo dục toàn diện
MỤC LỤC Trang PHẦN THỨ NHẤT: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................ 2 1. Đặt vấn đề .............................................................................................. 2 2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................. 3 3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 3 PHẦN THỨ HAI : NỘI DUNG ....................................................................... 4 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN .................................................................................................... 4 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ..................................................................................... 4 III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ................................................................. 6 1. Tìm hiểu, khảo sát, phân loại đối tượng học sinh........................................... 6 2. Xây dựng nội qui lớp học, xây dựng nền nếp tự quảnchohọc sinh ................ 8 3. Lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp từng đốitượnghọc sinh ................ 9 4. Đưa học sinh vào các hoạt động tập thể .......................................................10 5. Thực hiện hiệu quả các tiết hoạt động tập thể cuối tuần ..............................14 6. Giáo dục học sinh ý thức ...............................................................................16 7. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên ................................................................. 17 IV. HIỆU QUẢ .........................................................................................................18 PHẦN THỨ BA: KẾTLUẬN.........................................................................18 1. Kết luận ................................................................................................18 2. Đề xuất, kiến nghị ................................................................................19 Xuất phát từ thực tế làm công tác chủ nhiệm lớp, với lương tâm của nhà sư phạm, tôi thiết nghĩ mình phải dạy dỗ, giáo dục, uốn nắn kịp thời, dần hình thành cho các em ý thức thực hiện tốt nội quy, nề nếp đã được quy định. Quan tâm, động viên, giúp các em từ việc nhỏ đến việc lớn. Làm hành trang cho các em mang theo vào các bậc học tiếp theo và cuộc sống sau này. Hiểu rõ vấn đề đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Xây dựng nề nếp lớp học nhằm nâng cao chất lượng giảo dục toàn diện"” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu để tìm ra phương pháp làm công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh ở lớp 5C thực hiện. 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 5 năm học 2017- 2018 đến thời điểm hiện tại. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp lý luận - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn - Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê số liệu. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghiệm chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất đạo đức và hình thành năng lực cho học sinh Tiểu học - cụ thể là học sinh lớp 5C Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam. rất đa dạng. Không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng làm tốt được việc này và cũng không có phương pháp giáo dục nào là tối ưu có thể dùng cho tất cả mọi đối tượng học sinh. Đối với học sinh Tiểu học, dù đã được học tập nền nếp, nội quy lớp, trường ngay từ tháng 8 trước khi bước vào năm học mới hay đầu năm học nhưng không phải em nào cũng ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô giáo, không phải em nào cũng nhớ nội dung đã học tập. Có em thường xuyên không tuân theo nội quy trường lớp, có em đã tiến bộ nhưng không ổn định,.... Ví dụ có học sinh thường xuyên nói chuyện trong giờ học, có học sinh không có ý thức tự học, cứ trông chờ vào bạn bè, thầy cô, có những học sinh chuyên lơ đãng và không biết nhường nhịn bạn bè,... Số học sinh này hiện nay ở Tiểu học không còn nhiều nhưng nó gây không ít ức chế và sự bực dọc trong lòng người giáo viên chủ nhiệm lớp. * Thực trạng công tác chủ nhiệm hiện nay ở Trưòng Tiểu học nói chung và lớp do tôi chủ nhiệm nói riêng: - Về phía học sinh và phụ huynh học sinh: Nhiều em trong lớp ngoan ngoãn, đoàn kết có ý thức giúp bạn cùng tiến bộ. Phần lớn phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình. Bên cạnh đó còn có hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh éo le nên chưa quan tâm chu đáo đến việc học tập và rèn luyện của con em mình. Nhận thức của học sinh lớp 5C chưa đồng đều: có em rất chậm chạp, có em còn thiếu tính tập trung,... Đa số phụ huynh đã hiểu được trách nhiệm của mình trong việc dạy dỗ, giáo dục con em, song cũng không ít phụ huynh do quá bận rộn với công việc nên thời gian dành cho việc giáo dục con cái không nhiều, gần như phó mặc việc học tập, rèn luyện của con em mình cho nhà trường, thầy cô với quan niệm “Trăm sự nhờ thầy”. Nhiều gia đình do có điều kiện nên cung cấp tiền bạc cho con em mà không nghĩ đến hậu quả. Nhiều phụ huynh chỉ gặp gỡ trao đổi với giáo viên chủ nhiệm ở các buổi họp phụ huynh trong một năm học, còn chủ yếu là trao đổi qua điện thoại trong những trường hợp cần thiết. Có phụ huynh chẳng bao giờ hỏi han đến con cái mình kể cả lúc trực tiếp gặp thầy cô giáo. - về phía nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp: Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang tập trung đổi mới phương pháp giáo dục nên công tác chủ nhiệm lớp càng được quan tâm nhưng cũng có những đòi hỏi cao hơn. Ban giám hiệu nhà trường đã coi trọng công tác chủ nhiệm lớp và coi đây là một trong những việc làm quan trọng để đưa học sinh vào nề nếp. Vì vậy các đồng chí giáo viên trường tôi rất nhiệt tình trong công tác giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm của mình. Phong trào thi đua, phấn đấu trở thành giáo viên chủ Sở thích của em :........................................................................................... Năng lực sở trường : Phần II: Trong các môn học em thích học môn gì : ............................................................ . . . và không thích học môn gì : ............................................................................ ............tại sao?........................................................................... Những người bạn của em có cá tính như thế nào :............................................. Em thường chọn loại hình giải trí nào ( nhạc, phim , truyện , . . . .) ..................... Trang ........phục em thích :........... Màu sắc mà em thích : Tại sao: .... Em nhận xét gì về tập thể lớp: Ưu điểm :............................................................................................... Khuyết điểm: ......................................................................................... Em có biện pháp gì để khắc phục những khuyết điểm đó: ........................ Mục tiêu của em trong năm học này là gì?............................................ Những ước muốn và nguyện vọng : ...................................................... - Khảo sát đối tượng học sinh thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ để nắm được mặt mạnh và mặt yếu của lớp trong năm học trước, xem xét tình hình đạo đức và học tập của từng học sinh, thông qua thời gian làm quen và hướng dẫn các em một số hoạt động trong tháng 8. - Để kiểm tra độ chính xác của các thông tin mà tôi thu thập được qua phiếu điều tra tôi còn cố gắng tìm hiểu qua nhiều kênh khác nhau như bạn bè, người quen, đến thăm gia đình của một số học sinh... qua đó tôi có hiểu biết cụ thể hơn, chi tiết hơn hoàn cảnh gia đình các em. Bước 2: - Tiến hành phân loại đối tượng học sinh: Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn; Học sinh cá biệt về đạo đức; Học sinh có hạn chế về khả năng nhận thức. - Đưa ra những hình thức, những biện pháp giáo dục linh hoạt phù hợp với từng em bởi giáo dục không phải là một công thức chung có sẵn. + Bước 3: Tổ chức cho lớp bầu ra Ban cán sự lớp. Ban cán sự được bầu là những học sinh có khả năng học tập khá và tốt, nhiệt tình trong công việc được giao, đối xử thân thiện, hoà đồng với bạn bè, được bạn bè trong lớp tin yêu. + Bước 4: - Tôi lên kế hoạch cho cả năm học, từng tháng, dựa trên kế hoạch của nhà động phong trào “Giúp bạn nghèo vượt khó”, “Lá lành đùm lá rách”, gặp riêng phụ huynh để bàn bạc và khuyên họ khắc phục khó khăn tạo điều kiện cho con em học tập. * Đối với học sinh cá biệt về đạo đức: - Việc giúp các em học sinh này chấp hành tốt nội quy của lớp đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, tạo sự gần gũi thân thiện với các em luôn khen thưởng kịp thời phát hiện những điều tốt, có tiến bộ để dần giúp các em có những thái độ đúng đắn hơn trong học tập. Mặt khác, tôi thường xuyên liên lạc, thông báo với phụ huynh của những học sinh này để cùng theo dõi, nhắc nhở và tạo mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. - Đối với những em này tôi còn dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen, chê kịp thời. Giao cho các em đó một chức vụ phù hợp trong lớp gắn với những trách nhiệm cụ thể để các em từng bước điều chỉnh mình. * Đối với học sinh có hạn chế trong học tập: - Trước hết cần biết các em học chưa tốt môn nào, nguyên nhân dẫn đến việc học chưa tốt. Để giúp các em tiến bộ trong học tập, tôi đã xây dựng phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, các em học giỏi, có ý thức tốt sẽ giúp đỡ các em học sinh này. - Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu lơ mơ vào những thời gian ngoài giờ lên lớp. Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em. Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong quá trình lên lớp. Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè. - Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc tự học ở nhà cho các em. Tóm lại, dù với đối tượng học sinh nào thì bản thân giáo viên chủ nhiệm cũng phải lưu ý dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục phẩm chất đạo đức là then chốt. 3.4. Đưa học sinh vào các hoạt động tập thể để xây dựng ý thức kỷ luật. Tăng cường sự phối kết hợp của giáo viên chủ nhiệm với giáo viên Tổng phụ trách đội và các lực lượng giáo dục khác: Để giáo dục học sinh theo nguyên tắc này, giáo viên vận động các em tham gia các hoạt động tập thể trong phạm vi toàn trường như các buổi sinh hoạt tập thể, các tiết học ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, tổ chức giao lưu trong tập thể các lớp cùng khối tạo điều kiện để các em hình thành các mối quan hệ, gắn bó với Học sinh vào thăm thủy cung tại Thiên Đường Bảo Sơn Hoạt động ngoại khóa trong học kì II: Các con được trải nghiệm các hoạt động tại TRANG TRẠI GIÁO DỤC ẺRAHOUSE. terahouse - Phối hợp với cha mẹ học sinh: Giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh phải thống nhất được phương hướng phấn đấu của lớp đặt trong kế hoạch chung của nhà trường, đặc biệt là thống nhất được các biện pháp thực hiện. Đây là điều kiện đầu tiên để giáo viên chủ nhiệm có được sự ủng hộ của phụ huyn h trong công tác tổ chức lớp học. Đặc biệt với những học sinh vi phạm nội quy của trường, lớp, tuỳ theo mức độ vi phạm giáo viên chủ nhiệm thông báo với phụ huynh bằng văn bản (giấy thông báo), bằng điện thoại hoặc trực tiếp gặp để thống nhất biện pháp giáo dục. Trong thực tế biện pháp này tôi đã làm và có hiệu quả: học sinh tiến bộ và phụ huynh cũng cảm thấy tự tin, thoải mái mỗi khi được mời đến gặp giáo viên chủ nhiệm. + Tổ chức và thực hiện tốt các kỳ họp phụ huynh học sinh do nhà trường tổ chức. Đi thăm và trao đổi trực tiếp với gia đình học sinh khi cần thiết. Mời phụ huynh học sinh đến trường để trao đổi về việc giáo dục học sinh khi có những hiện tượng bất thường. + Liên hệ thường xuyên với Ban đại diện cha mẹ học sinh để tích cực hoá các hoạt động của hội phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục. Thiết lập mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình qua sổ liên lạc. Do vậy trong năm học này tôi luôn nắm bắt được tình hình cụ thể của từng học sinh khi ở nhà và ngược lại gia đình cũng thường xuyên biết được kết quả học tập và rèn luyện của con em mình ở trường. Lúc đó sự phối hợp này đạt hiệu quả hơn. 3.5. Thực hiện hiệu quả các tiết hoạt động tập thể cuối tuần, các tiết học Ngoài giờ lên lớp. Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm tổ chức hoạt động tập thể vào tiết 7 thứ 6. Theo tôi, giáo viên chủ nhiệm là chỗ dựa tin cậy nhất cho các em khi gặp các khó khăn trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống. Vì vậy tiết hoạt động tập thể cuối tuần phải đạt được các mục tiêu sau: - Tạo cho học sinh một tâm lý thoải mái gần gũi sẵn sàng chia sẻ với giáo viên những vướng mắc khó khăn của mình trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống. Khích lệ động viên học sinh chuẩn bị một tâm lý sẵn sàng học tập, sẵn sàng rèn luyện để tiến bộ. - Rèn thêm kỹ năng sống, kỹ năng học tập, một số hoạt động khác cho học sinh trong tiết hoạt động tập thể cuối tuần. Học sinh tự nhận ra các lý do, nguyên nhân yếu kém của mình và sẵn sàng khắc phục sửa chữa. Vì vậy, ở tiết hoạt động tập thể cuối tuần, tôi thực hiện đổi mới nội dung sinh hoạt. Khi tổng kết, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, giáo viên không nên chỉ kiểm điểm học sinh hoặc có kiểm điểm thì cũng không nên máy móc. Đôi khi có thể biến giờ sinh hoạt thành những hội thảo nhỏ với những chủ đề phù hợp như trao đổi
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_ne_nep_lop_hoc_nham_nang_cao.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng nề nếp lớp học nhằm nâng cao chất lượng giảo dục toàn diện.pdf