Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn và lành mạnh ở Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn và lành mạnh ở Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn và lành mạnh ở Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THÂN THIỆN, AN TOÀN VÀ LÀNH MẠNH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH.” A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Về mặt lý luận Tiểu học là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục phổ thông, là bậc học nền tảng rất quan trọng. Giáo dục Tiểu học tạo ra những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho việc xây dựng phát triển toàn diện nhân cách, trí tuệ con người là nền móng cho trẻ em tiếp tục học lên các bậc học cao hơn. Để thực hiện được mục tiêu của bậc học, ngoài các yếu tố xã hội, gia đình thì với học sinh tiểu học, trường học đóng vai trò hết sức quan trọng. Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn, quyết định đến hiệu quả giáo dục của nhà trường. Môi trường giáo dục trong nhà trường được hiểu bao gồm tất cả yếu tố về cơ sở vật chất, kỹ thuật, quan hệ xã hội và văn hóa ứng xử giữa thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò, có ảnh hưởng đến đời sống học tập và rèn luyện của học sinh. Điều quan trọng nhất là mỗi nhà trường tạo nên một môi trường giáo dục kể cả cả về môi trường vật chất lẫn môi trường tinh thần an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần đảm bảo quyền và nghĩa vụ của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ. Trong môi trường trường học thân thiện, an toàn và lành mạnh, học sinh sẽ cảm nhận được sự thoải mái, sự hạnh phúc khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế, mỗi ngày trẻ em đến trường là một ngày vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực, chủ động của học năm học 2019-2020 đối với Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ “Tăng cường hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên; chú trọng xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn cho học sinh trong quá trình đưa đón, thăm quan, dã ngoại; triển khai thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong trường học, các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường; xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy gắn với các hoạt động giáo dục bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Phát huy hiệu quả các hoạt động Đoàn, Hội, Đội trong trường học.” Đối với các Trường tiểu học, trong Công văn 3869/BGDĐT-GDTH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Tiểu học năm 2019-2020, Bộ GD&ĐT đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm “Tăng cường nền nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục tiểu học. Chú trọng kết hợp dạy chữ với dạy người, giáo dục ý thức, trách nhiệm công dân đối với gia đình, nhà trường, xã hội cho học sinh tiểu học. Thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện thực tế từng địa phương. Tăng cường công tác an ninh, an toàn trường học, tích cực phòng, chống xâm hại và bạo lực học đường; chú trọng xây dựng văn hóa học đường trong các nhà trường; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; xây dựng cơ chế phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh.” Còn đối với Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành, việc xây dựng môi trường giáo dục thân thiện đã được thực hiện có hiệu quả. Trong hai năm học vừa qua, với vai trò Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, tôi đã có những giải pháp đồng bộ, đổi mới và phù hợp với tình hình của đơn vị nhằm xây dựng một ngôi trường thân thiện, sáng tạo và đổi mới. Những giải pháp đã thực hiện và kết quả đạt được tôi xin được báo cáo qua sáng kiến kinh nghiệm “Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn và lành mạnh ở Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành”. II. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm đúc rút những kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, lành mạnh ở trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay. 2. Phạm vi, đối tượng, thời gian nghiên cứu a. Phạm vi, đối tượng: 2. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: + Tổng số: 34 người; Biên chế: 34; Hợp đồng: 0 + Trình độ: Đại học: 30 người - 83,4 % Cao đẳng: 03 người - 13,9% Trung cấp: 01 người - 2.7% + Đảng viên: 25 người; Đảng viên chính thức: 25 3. Cơ sở vật chất : - Diện tích đất sử dụng của nhà trường với 5341m2, tính trung bình năm học 2015-2016 đạt 8,1m2/HS (vượt 2,1m2 so với quy định chuẩn). - Trường có tường rào, cổng trường, biển trường, nhiều cây xanh có bóng mát. Sân chơi bãi tập tương đối đầy đủ. - Hệ thống nhà vệ sinh, nguồn nước đảm bảo; hệ thống bồn rửa tay bằng xà phòng đầy đủ cho tất cả các lớp (02 bồn/1 lớp học); Có khu nhà bếp phục vụ bán trú; Có nhà vệ sinh dành riêng cho nam, nữ, giáo viên, học sinh; Có nhà để xe cho giáo viên và học sinh. - Khối phòng học: 21 phòng học - Khối phòng phục vụ học tập: Bao gồm: Phòng thư viện: 01 (40m2); Phòng thiết bị dạy học: 01(24m2); Phòng dạy mĩ thuật: 01(24m2); Phòng âm nhạc: 01(30m2) với 12 đàn Organ và một đàn dương cầm; Phòng Đội : 01(24m2); Phòng tin học: 01(48m2) với 20 máy nối mạng; Phòng truyền thống 01(18m2) - Khối phòng chức năng bao gồm: Phòng Hiệu trưởng 01(18m2); phòng Phó Hiệu trưởng: 01 (18m2); Văn phòng: 01(18m2); Phòng y tế học đường: 01(18m2); Phòng họp giáo viên: 01(55m2) ; Phòng thường trực (24m2); 2 phòng kho (30m2) - Trường có đầy đủ phòng học và phòng chức năng, khuôn viên trường rộng, thoáng mát, có cây xanh, đáp ứng đủ cho nhu cầu học tập và vui chơi của học sinh. Cơ sở vật chất mới được xây dựng, khang trang, khuôn viên sạch đẹp, có hàng rào tường bao quanh, cổng trường kiên cố. Trường có nhà bếp để phục vụ cho công tác tổ chức bán trú cho học sinh, có đủ nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh, lắp đặt hệ thống nước sạch và hệ thống phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh nhà trường. 1. Giải pháp thứ nhất: Nhà trường cần xác định giá trị cốt lõi, sứ mệnh của mình để từ đó đề ra mục tiêu trước mắt và lâu dài có tính chiến lược. Một nhà trường xác định đúng giá trị cốt lõi và sứ mệnh của mình sẽ đề ra được những giải pháp chiến lược đúng đắn. Đối với một nhà trường, giá trị cốt lõi chính là "linh hồn", là những quy tắc nguyên lí thiết yếu và mang tính lâu dài của của nhà trường có ảnh hưởng sâu sắc tới cách mà mọi người suy nghĩ và hành động, là giá trị mà mỗi nhà trường hướng đến. Còn sứ mệnh của một nhà trường là nhiệm vụ quan trọng, thiêng liêng mà nhà trường phải thực hiện nhằm hướng đến mục tiêu giáo dục của nhà trường. Xác định đây là giải pháp mang tính định hướng cho các hoạt động của nhà trường, vì vậy nhà trường đã tổ chức xây dựng kế hoạch chiến lược đúng đắn và đã thực hiện một cách có hiệu quả. Kế hoạch chiến lược của nhà trường giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2025 được xác định là: Tầm nhìn: Xây dựng nhà trường trở thành trường có chất lượng giáo dục cao và bền vững, luôn đi đầu trong đổi mới phương pháp dạy học, có nền nếp kỷ cương tốt, có môi trường giáo dục thân thiện, là địa chỉ tin cậy của phụ huynh, học sinh và xã hội. Sứ mệnh: Nhà trường xây dựng được một môi trường giáo dục lành mạnh, mang tính nhân văn, giúp các em học sinh phát huy những năng lực, phẩm chất riêng, biết sáng tạo, có năng lực tư duy; nhằm bước đầu hình thành và phát triển học sinh thành những con người sống có trách nhiệm, lòng nhân ái, hoà nhập tốt trong cộng đồng và luôn có khát vọng vươn lên. Những giá trị cốt lõi: Sự quan tâm; Hợp tác; Trách nhiệm; Đổi mới; Sáng tạo; Hạnh phúc. Để xây dựng môi trường giáo dục tốt, nhà trường phải hoàn thiện hệ thống chuẩn mực của môi trường giáo dục nhà trường, rà soát xây dựng kế hoạch củng cố và hoàn thiện môi trường giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ; nhạy bén tiếp nhận và phát huy những điều kiện thuận lợi để phát triển môi trường giáo dục, mạnh dạn và kịp thời đấu tranh loại bỏ mọi biểu hiện làm trở ngại sự phát triển môi trường giáo dục. 2. Giải pháp thứ hai: Xây dựng cơ sở vật chất, không gian, trường lớp thân thiện, an toàn, xanh, sạch, đẹp, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động giáo dục của nhà trường. 3. Giải pháp thứ ba: Xây dựng các mối quan hệ thân thiện, gần gũi giữa “Giáo viên – Học sinh”, “Giáo viên – Giáo viên”, “Giáo viên – Phụ huynh” trên cơ sở cùng hợp tác vì mục tiêu chung. “Thân thiện” là có tình cảm tốt, đối xử tử tế và thân thiết với nhau. Bản thân khái niệm “thân thiện” đã hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc, cưu mang đầy tình người về đạo lý. “Trường học thân thiện” đương nhiên phải “thân thiện” nhà trường với địa phương (địa bàn hoạt động của nhà trường); phải “thân thiện” giữa “Giáo viên – Học sinh”,“Giáo viên – Giáo viên”, “Giáo viên – Phụ huynh” Nhà trường phải trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục ở địa phương. Là nơi để địa phương có thể tổ chức các hoạt động cộng đồng, giáo dục trẻ em trên địa bàn. Nhà trường phải gương mẫu trong việc gìn giữ môi trường tự nhiên và môi chăm sóc; đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường, cố gắng bảo đảm cho học sinh có một tương lai xứng đáng với sự đầu tư của cha mẹ các em. Thân thiện giữa thầy cô giáo với các em học sinh. Thầy cô cùng các bộ phận khác trong nhà trường đều hoạt động theo phương châm: “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Từ đó, trò sẽ quý mến, kính trọng thầy cô giáo. Sự thân thiện của các thầy, cô với các em là “khâu then chốt”, và phải được thể hiện ở các mặt sau đây: - Tận tâm trong giảng dạy và giáo dục các em. Muốn vậy, hãy mạnh dạn chuyển lối dạy cũ thụ động “thầy đọc, trò chép”, “thầy giảng, trò nghe” sang lối dạy “thầy tổ chức, trò hoạt động”, “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”. Có vậy mới phát huy được tính tự giác, tích cực học tập của các em, mới thực hiện được việc quan tâm đến từng em học sinh, nhất là đối với các em có hoàn cảnh khó khăn, các em học sinh “cá biệt”. - Thầy, cô giáo phải công tâm trong quan hệ ứng xử, công tâm trong việc đánh giá, nhận xét, khen thưởng học sinh. Phải coi trọng việc giáo dục bình đẳng giới để các học sinh nam, nữ biết quý trọng nhau, sống hòa đồng với nhau. Phải rèn kỹ năng sống cho học sinh thích ứng với xã hội, bởi cuộc sống nhà trường là cuộc sống thực, ngay ngày hôm nay, bây giờ, chứ không chỉ chuẩn bị cho tương lai. Đừng để trò phải “ngơ ngác” trước cuộc sống xã hội đang từng ngày thay đổi. Như vậy, trường học thân thiện phải là nơi mà mọi thành viên đều là bạn, là đồng chí, là anh em; giáo viên nêu cao tinh thần “càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu”; mọi hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, hấp dẫn mọi người, nhất là người học; trường học gắn bó mật thiết với địa phương, và có chất lượng giáo dục toàn diện với hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. 4. Giải pháp thứ tư: Thực hiện các biện pháp nhằm xiết chặt nền nếp, kỷ cương và lề lối làm việc khoa học, dân chủ trong nhà trường. tốt trong giao tiếp với thầy cô và bạn bè. Tổ chức những hoạt động các buổi văn nghệ, trò chơi để học sinh tự tham gia nhằm rèn luyện kỹ năng mềm để ứng dụng vào cuộc sống như thuyết trình, phương pháp làm việc nhómPhải tăng cường kiểm tra, phát vấn, giao việc cho các em, qua đó góp phần giúp các em có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói một cách có hệ thống, tự tin khi trình bày trước tập thể. - Trong những buổi ngoại khoá, chào cờ đầu tuần, nhà trường tổ chức lồng ghép kể chuyện về tấm gương về Bác Hồ, về các danh nhân, các anh hùng liệt sĩ của quê hương đất nước. Trường có mô hình giáo dục truyền thống giới thiệu các di tích lịch sử, văn hóa của địa phương, về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Cùng với các hoạt động ngoài giờ khác, Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu dưới sự
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_moi_truong_giao_duc_than_thie.docx