Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mô hình thư viện trường học thân thiện và lưu động tại trường Tiểu học Ngọc Lâm Quận Long Biên, Hà Nội

docx 19 trang skquanly 15/09/2024 550
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mô hình thư viện trường học thân thiện và lưu động tại trường Tiểu học Ngọc Lâm Quận Long Biên, Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mô hình thư viện trường học thân thiện và lưu động tại trường Tiểu học Ngọc Lâm Quận Long Biên, Hà Nội

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mô hình thư viện trường học thân thiện và lưu động tại trường Tiểu học Ngọc Lâm Quận Long Biên, Hà Nội
 MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài:....................................................................................1
2. Ý nghĩa đề tài:................................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu:.....................................................................................2
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu đề tài: ....................................2
5. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................2
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................3
 CHƯƠNG 1:
 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH
 THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC LƯU ĐỘNG VÀ THÂN THIỆN ..................3
1.1. Cơ sở lý luận về thư viện trường học.......................................................3
1.1.1 Khái niệm thư viện trường học:..............................................................3
1.2.1 Vai trò, nhiệm vụ của thư viện trường học: ...........................................3
1.2.1.1 Vai trò của thư viện trường học ...........................................................3
1.2.1.2. Nhiệm vụ của thư viện trường học......................................................3
1.2. Xây dựng mô hình thư viện trường học lưu động và thân thiện......4
1.2.1. Khái niệm .................................................................................................4
1.2.2. Mục tiêu, ý nghĩa và nguyên tắc xây dựng thư viện trường học lưu động
và thân thiện........................................................................................................5
1.2.3. Các yếu tố xây dựng thư viện trường học lưu động và thân thiện:.....5
1.2.4. Các hình thức tổ chức Thư viện trường học lưu động và thân thiện. .. 
5
1.2.4.1 Thư viện trường học đa chức năng:.....................................................5
1.2.4.2. Thư viện ngoài trời:..............................................................................6
1.2.4.3. Thư viện lưu động.................................................................................6
1.3. Tiêu chí xây dựng thư viện trường học lưu động và thân thiện .......7
 CHƯƠNG 2:
 TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI XÂY DỰNG MÔ HÌNH
 THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN VÀ LƯU ĐỘNG ..................8
2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật và các trang thiết bị thư viện...........................8
2.1.1. Vốn tài liệu thư viện................................................................................8
2.1.2. Bạn đọc thư viện ......................................................................................8
2.2. Tình hình triển khai áp dụng xây dựng mô hình thư viện trường học
thân thiện và lưu động ........................................................................................8
 2.2.1. Bài trí thư viện theo hướng thư viện trường học lưu động và thân 
thiện PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
 “Thư viện không nên chỉ là nơi giữ sách, cũng không nên chỉ là nơi đọc 
sách giải trí nhẹ nhàng. Nó phải là một trung tâm nghiên cứu - sự nghiên cứu mà 
bất kỳ một con người có lý trí nào cũng cần phải có”
 (Phêđôrôp)
 Hành trình ấy bắt đầu ngay từ khi chúng ta nhận thức được thế giới xung 
quanh; mỗi ngày, mỗi giờ chúng ta lại thu nhận, khám phá những biến đổi của thế 
giới xung quanh, tìm cách thay đổi nó để phù hợp với cuộc sống của con người. 
Xã hội càng phát triển văn minh và hiện đại, càng đòi hỏi con người sự nhanh nhạy 
và phản ứng kịp thời với công nghệ - kỹ thuật tiên tiến, để bước dài, bước nhanh 
vượt trước thời đại.
 Đối tượng bạn đọc nhỏ tuổi luôn được quan tâm trước nhất, bởi lẽ các em 
là những “Chủ nhân tương lai của đất nước” việc giáo dục định hướng nhân cách, 
đời sống tâm hồn các em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. 
Trong đó thư viện đóng vai trò quan trọng như một người bạn gần gũi với các em, 
giúp các em được thư giãn, giải trí sau mỗi giờ học căng thẳng và học hỏi được 
nhiều điều lý thú.
 Trong những năm gần đây, thị trường sách báo ngày càng đa dạng, phong 
phú cả về nội dung và hình thức. Điều đó khiến cho các bậc phụ huynh và các em 
học sinh phải bối rối vì không biết nên chọn loại sách nào.
 Trong khi đó nhu cầu đọc sách của các em hiện nay dường như đã bị bão 
hòa trước sự xâm lấn của các hình thức giải trí hiện đại khác. Chính vì vậy, thư 
viện nói chung và thư viện trường học nói riêng cần thực hiện tốt các chức năng, 
nhiệm vụ của mình để hấp dẫn, thu hút bạn đọc đến với thư viện và mang sách đến 
gần bạn đọc.
 Trên thế giới đã triển khai và áp dụng nhiều Xây dựng mô hình thư viện 
mới mẻ, đem lại hiệu quả cao và dễ sử dụng đối với bạn đọc như: thư viện xanh, 
thư viện thân thiện, .. .Đây là những Xây dựng mô hình thư viện rất được bạn đọc 
quan tâm và thu hút bạn đọc đến sử dụng thư viện.
Từ những điểm nêu trên cho thấy đề tài “Xây dựng mô hình thư viện trường học 
thân thiện và lưu động tại trường Tiểu học Ngọc Lâm Quận Long Biên - Hà Nội” 
là đề tài có ý nghĩa và cần thiết trong việc nghiên cứu thư viện nói chung cả về lý 
luận và thực tiễn.
 Tôi đã lựa chọn nghiên cứu là trường Tiểu học Ngọc Lâm -phường Bồ Đề 
- quận Long Biên - thành phố Hà Nội. Lý do tôi tiến hành nghiên cứu, khảo sát tại 
trường Tiểu học trên là vì trường có bề dày thành tích về công tác thự viện, là hoạt văn hóa - khoa học trong các trường phổ thông nhằm mở rộng kiến thức, góp 
phần nâng cao hiệu quả dạy - học của giáo viên, học sinh.
 (Theo Thư viện học đại cương - tác giả Bùi Loan Thùy, Lê Văn Viết)
 Thư viện trường học là thư viện trong một trường học, nơi đảm bảo học 
sinh, nhân viên, giáo viên, các bậc phụ huynh có thể truy cập đến nguồn tài nguyên 
của thư viện.
 (Theo Wikipedia)
1.2.1 Vai trò, nhiệm vụ của thư viện trường học:
1.2.1.1 Vai trò của thư viện trường học.
 Thư viện trường học là một trong những nhân tố quan trọng quyết định chất 
lượng giáo dục phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, 
tạo cơ sở thay đổi phương pháp dạy và học. Bên cạnh đó, thư viện cũng tham gia 
tích cực vào việc giáo dục tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới, 
giáo dục văn hóa đọc, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho GV&HS trong 
nhà trường.
 Thư viện trường học giữ vị trí cực kỳ quan trọng trong việc chuẩn bị cho 
thế hệ trẻ hướng tới tương lai. Thư viện là nơi khuyến khích sự ham hiểu biết của 
học sinh, hoàn thiện kỹ năng đọc và nói, giúp học sinh tiếp cận tới các thông tin, 
hướng dẫn cách tìm kiếm và sử dụng thông tin, biết đánh giá và tích lũy thông tin. 
Sự cộng tác của nhân viên thư viện trường học với các thầy cô giáo nhằm xây dựng 
kế hoạch học và kế hoạch đọc cho học sinh nhằm mục đích gây thói quen tìm kiếm 
thông tin cả bên trong lẫn bên ngoài thư viện chính là sự chuẩn bị cho khả năng 
khai thác các nguồn thông tin phong phú trong tương lai. Ngoài ra thế hệ trẻ cần 
được chuẩn bị khả năng nắm bắt công nghệ hiện đại và thích nghi với thế giới công 
nghệ thường xuyên biến đổi nhanh chóng.
1.2.1.2. Nhiệm vụ của thư viện trường học.
 * Cung ứng cho GV&HS đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, 
sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra cứu và các sách báo cần 
thiết khác nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng 
thường xuyên của GV&HS.
 * Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong nhân viên GV&HS những sách báo 
cần thiết của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục đào tạo, phục vụ giảng dạy, 
học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục bổ sung kiến thức của các bộ môn khoa 
học, môn công nghệ, môn hoạt động trải nghiệm góp phần vào việc nâng cao chất 
lượng giáo dục toàn diện.
 * Tổ chức thu hút toàn thể GV&HS tham gia sinh hoạt thư viện thông qua 
các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy học, tìm hiểu nhu cầu vụ hiệu quả cho việc dạy và học tích cực, từ đó xây dựng cho học sinh thói quen 
và kỹ năng đọc sách, chủ động khám phá kiến thức; phát triển khả năng tìm kiếm 
thông tin, khả năng nghiên cứu, tìm tòi và khám phá. Tạo nên một môi trường thân 
thiện, thoải mái, vui vẻ và hấp dẫn học sinh, khuyến khích sự sáng tạo với nhiều 
hoạt động đa dạng do học sinh tự chọn như: vẽ tranh, chơi trò chơi, sáng tác 
truyện... Phát triển các kỹ năng về nhận thức sáng tạo, kỹ năng xã hội, kỹ năng cá 
nhân, kỹ năng cảm xúc và kỹ năng vận động.
1.2.3. Các yếu tố xây dựng thư viện trường học lưu động và thân thiện:
 Để xây dựng thư viện trường học thân thiện và lưu động đối với bạn đọc thì 
yếu tố quan trọng nhất là con người mà trước hết là lãnh đạo các cấp trong việc 
ủng hộ, hỗ trợ, khuyến khích tạo điều kiện cho thư viện và thủ thư làm tốt công 
tác phục vụ bạn đọc của mình.
 Hệ thống quản lý tài liệu, quản lý thư viện hướng tới phục vụ người sử dụng 
làm sao để bạn đọc sử dụng được thuận lợi và dễ dàng nhất. Cách sắp xếp, bài trí 
tài liệu, các góc hoạt động khoa học và linh hoạt, sáng tạo và chủ động. Học sinh 
có thể tự lựa chọn sách theo nhu cầu, mong muốn của mình. Tự do trao đổi, tranh 
luận khi tìm hiểu các cuốn sách có trong thư viện. Thư viện tổ chức nhiều hoạt 
động hấp dẫn theo các góc nghệ thuật, kể chuyện, vẽ tranh...hoặc theo chuyên đề.
1.2.4. Các hình thức tổ chức Thư viện trường học lưu động và thân thiện.
1.2.4.1 Thư viện trường học đa chức năng:
 Thư viện trường học thân thiện và lưu độnglà nơi mang lại cho trẻ nhiều lợi 
ích ngoài mục đích đọc sách. Đó là không gian học tập đa chức năng với các góc 
hoạt động khác nhau như: góc đọc, góc sáng tạo, góc vẽ, góc nghệ thuật, góc nghe, 
góc trò chơi giáo dục, góc viết, góc máy tính, góc trò chơi.... Phát huy tính chủ 
động, sáng tạo của GV&HS trong giảng dạy, học tập.
 Góc đọc tạo cơ hội cho các em đọc sách để giải trí, nâng cao kiến thức, mở 
rộng và hình thành kỹ năng cũng như thói quen đọc sách.
 Góc viết là nơi các em thể hiện sự sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú của 
mình để sáng tác các bài thơ hoặc chia sẻ cảm xúc của mình khi đọc một câu truyện 
hay và cảm động.
 Góc sáng tạo để trình bày ý tưởng, thể hiện các nhân vật qua việc đóng kịch 
phân vai, nặn tượng... lợi ích mà góc nghệ thuật đem lại không chỉ giúp các em tự 
tin thể hiện bản thân mà còn phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, qua đó hiểu sâu 
nội dung được chuyển tải trong mỗi cuốn sách.
 Góc máy tính giúp các em tìm hiểu, tra cứu các thông tin trên mạng Internet 
của thư viện.
 Việc hình thành các góc trò chơi mang tính giáo dục, lành mạnh trong thư hợp lý phù hợp với điều kiện làm việc của bạn đọc.
 - Tổ chức tốt hệ thống tra cứu tài liệu và thông tin; ứng dụng công nghệ 
thông tin có hiệu quả phục vụ bạn đọc.
 - Nhân viên có trình độ chuyên môn, phục vụ tận tình, chu đáo được bạn 
đọc quý mến; có những sáng kiến trong việc đưa sách báo phục vụ cộng đồng đạt 
hiệu quả cao được cộng đồng công nhận.
 - Tích cực xây dựng mạng lưới thư viện tủ sách cơ sở và tổ chức tốt công 
việc luân chuyển sách. chức trên đã mang lại hiệu quả cao, tăng số lượng bạn đọc sử dụng tài liệu của thư 
viện.
 Để khảo sát tình hình triển khai áp dụng xây dựng mô hình thư viện trường 
học thân thiện và lưu động tại trường THNL tôi đã sử dụng phương pháp điều tra 
bảng hỏi với số phiếu phát ra là 100 phiếu, số phiếu thu lại là 100 phiếu, đạt tỉ lệ 
100%. Nội dung khảo sát về các vấn đề: Loại tài liệu học sinh yêu thích, nhu cầu 
của học sinh về hình thức tổ chức một thư viện trường học lưu động và thân thiện, 
thái độ phục vụ của nhân viên thư viện và mức độ tham gia của học sinh vào các 
hoạt động của thư viện.
2.2.1. Bài trí thư viện theo hướng thư viện trường học lưu động và thân thiện
 Thư viện được bài trí với không gian rộng rãi trong đó có một phòng đọc 
cho học sinh và một phòng đọc cho giáo viên riêng biệt, tạo điều kiện thuận lợi để 
yên tĩnh học tập và nghiên cứu. Ngoài ra thư viện còn bố trí một kho sách riêng 
nằm cạnh phòng đọc học sinh.
 Thư viện đã bố trí hợp lý bảng tin thư viện cả trong và ngoài thư viện rất dễ 
nhìn, quan sát.
 Với khoảng không gian nhỏ cuối phòng đọc của các em học sinh thư viện 
có trưng bày sản phẩm của các em đó chính là những bức tượng tự tay nặn hay là 
những bức tranh vẽ về chủ đề thầy cô, cha mẹ, bạn bè...
 Khoảng cách giữa các gía sách phù hợp vừa ngăn nắp lại dễ đi lại. Cách sắp 
xếp khoa học đồng thời dán nhãn ghi tên loại sách có trên giá.
2.2.2. Hệ thống quản lý thân thiện với bạn đọc
 Tại thư viện sách được phân loại theo khung phân loại DDC, tất cả tài liệu 
xử lý cập nhật trên hệ thống phần mềm của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội 
(thuvien.hanoi.edu.vn) và được phân loại sách theo mã màu theo khối. Hệ thống 
mượn trả sách được thực hiện trên phần mềm phục vụ các em đọc tại chỗ, mượn 
về nhà và khi mượn sách các em có thẻ mượn sách. Việc mượn và trả sách đều 
tiến hành theo lớp, theo khối, có thể ngay trong tiết học tại thư viện hoặc mang 
đến từng lớp học. Điều này giúp cho việc quản lý sách được dễ dàng hơn tuy nhiên 
các em học sinh lại chưa thể sử dụng thư viện và tài liệu thư viện một cách tối đa.
 Việc xây dựng lịch hoạt động thư viện của thư viện dựa trên lịch học tập và 
hoạt động của nhà trường. Chưa thực sự đáp ứng được nguyện vọng của học sinh 
cũng như đề xuất của giáo viện trong trường. Nội quy thư viện được đề to và rõ 
ràng ngay tại hành lang trước thư viện rất thuận tiện.
2.2.3. Chọn sách đáp ứng nhu cầu người sử dụng
 Hàng tuần thư viện đã thu hút được 687 lượt giáo viên và 16.861 lượt học 
sinh đến đọc sách. Đáp ứng đầy đủ các loại sách nghiệp vụ cho giáo viên nghiên 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_mo_hinh_thu_vien_truong_hoc_t.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mô hình thư viện trường học thân thiện và lưu động tại trường Tiểu họ.pdf