Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường Tiểu học Phan Bội châu

doc 19 trang skquanly 13/12/2024 170
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường Tiểu học Phan Bội châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường Tiểu học Phan Bội châu

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường Tiểu học Phan Bội châu
 Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội Châu
 I . PHẦN MỞ ĐẦU
 1 Lý do chọn đề tài 
 Trong những năm qua cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành 
giáo dục cũng đã có những bước chuyển mình tích cực với quyết tâm đổi mới để 
đưa chất lượng giáo dục lên ngang tầm đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa đất nước. Trong đó nổi bật nhất là “Việc đổi mới phương pháp, nâng 
cao chất lượng dạy và học” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học 
sinh tích cực”. Để nâng cao chất lượng giáo dục thì không thể thiếu các yếu tố: 
Nội dung giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phụ trách thiết 
bị, thư viện và cơ sở vật chất trường học. 
 Mỗi chúng ta đang sống và làm việc chắc chắn rằng ai ai cũng có những 
ước mơ, hoài bão, những suy nghĩ ý kiến của chính mình. Song có một câu châm 
ngôn làm tôi nhớ mãi “Ai nắm bắt được nhiều thông tin người đó sẽ chiếm ưu thế 
hơn so với người khác”. Quả vậy, trong thời buổi cơ chế thị trường như hiện nay 
con người hơn nhau ở chỗ ai nắm bắt được nhiều thông tin hơn tức người đó sẽ 
chiến thắng. Vậy thì câu hỏi đặt ra bây giờ là, những thông tin đó tìm kiếm ở đâu 
? Để trả lời cho câu hỏi đó không ai hết chính thư viện là nơi sẽ đáp ứng toàn bộ 
yêu cầu, nguyện vọng tìm kiếm thông tin của con người một cách chính xác, 
nhanh chóng. Thư viện là một công cụ để chứng minh cho điều đó.
 Trường tiểu học Phan Bội Châu, huyện Krông Ana - Tỉnh Đắk Lắk đã và 
đang tiếp tục tích cực dấy lên phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học 
sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành trong toàn ngành giáo 
dục. Thư viện trường cũng đã có những bước đổi mới rõ nét theo những nội dung 
trên song cũng chưa đạt được kết quả như mong muốn như chưa đáp ứng được 
nhu cầu tự học tập, mở rộng kiến thức cũng như chưa đáp ứng hết nhu cầu giải trí 
của học sinh, đặc biệt là chưa tạo được môi trường đọc sách có sức hấp dẫn đối 
với học sinh. Vì những lý do nêu trên, tôi đã chọn nội dung “Xây dựng mô hình 
thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội châu – huyện 
Krông Ana Tỉnh Đak Lak” làm đề tài Sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn góp 
 Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 1 Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội Châu
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
 Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu
 Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập
 b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 Phương pháp điều tra
 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
 Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm
 Phương pháp lấy ý kiến đóng góp
 Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm
 c) Nhóm phương pháp thống kê toán học
 Phương pháp khảo sát tình hình thực tế của trường, trường bạn
 Phương pháp phỏng vấn.
 Phương pháp quan sát nắm bắt tình hình thực tế của nhà trường trong giai 
đoạn hiện nay. 
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1 Cơ sở lý luận 
 Để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh 
trong nhà trường công cụ chủ yếu vẫn là tài liệu sách, báo. Sách, báo chỉ có thể 
quản lý tốt và phát huy được tác dụng tích cực của nó trên cơ sở tổ chức tốt công 
tác hoạt động thư viện của nhà trường .
 Quyết định số 61/1998/QĐ-BGD&ĐT, ngày 6/11/1998 của Bộ trưởng Bộ 
GD&ĐT Ban hành “Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông.
Điều 1: Chương I Quyết định 61/1998/QĐ/BGD&ĐT về quy chế tổ chức và hoạt 
động Thư viện trường phổ thông cũng đã nhấn mạnh: “ Thư viện trường phổ 
thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa khoa 
học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo 
 Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 3 Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội Châu
 Đầu năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện, tiến hành 
phát động phong trào đọc sách đến toàn thể giáo viên và học sinh. Được Ban 
giám hiệu nhà trường thường xuyên đầu tư kinh phí để nâng cấp phòng đọc, bổ 
sung vốn tài liệu và sự phối hợp tích cực của các đoàn thể, tổ cộng tác viên thư 
viện để tôi thực hiện tốt mọi kế hoạch của thư viện đã đề ra.
 Thư viện được cơ cấu bố trí 2 phòng ở vị trí khá thuận tiện cho việc qua lại 
của học sinh và giáo viên, cán bộ công nhân viên chức khi đến thư viện mượn 
sách, báo, tài liệu tham khảo.
 Nhà trường đã trang bị cho thư viện một bộ máy vi tính kết nối mạng nhằm 
phục vụ cho công tác chuyên môn, và tra cứu mạng.
 Trong năm cũng đã bổ sung một số đầu sách tương đối đảm bảo về số 
lượng và chất lượng. 
 * Mặt yếu, hạn chế:
 Trong phòng đọc chưa có sự đầu tư về mặt hình thức nhìn không sinh 
động, bắt mắt, không lôi cuốn ,thu hút được học sinh.
 Bạn đọc là học sinh bậc tiểu học các em còn nhỏ nên rất tinh nghịch, hiếu 
động thích làm theo ý mình, rất khó khăn trong việc giữ gìn bảo quản sách báo, 
tài liệu.
 Các em chưa có thói quen tự đến thư viện. Ở lứa tuổi này các em rất tinh 
nghịch, ham chơi, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đọc sách sẽ giúp gì 
cho mình.
 Thời gian học 2 buổi/ngày, giờ ra chơi ngắn nên thời gian các em đến thư 
viện rất ít không đủ thời gian để đọc.
 Từ thực tế đó tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi trường bạn tìm ra một số 
giải pháp, biện pháp xây dựng Mô hình thư viện thân thiện (Room To Read) tại 
trường tiểu học Phan Bội Châu như sau:
 Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 5 Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội Châu
thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu, tôi đã áp dụng và thực hiện các bước 
như sau:
 * Giai đoạn 1: 
 Năm học: 2017- 2018; Tu sửa, nâng cấp phòng đọc (trang trí vẽ phòng đọc) 
phân loại tài liệu dán nhãn màu, bổ sung tài liệu
 * Giai đoạn 2: 
 Năm học: 2018-2019; Mua giá kệ, thảm trải. tiếp tục bổ sung tài liệu, hoàn 
thiện thư viện
 Giai đoạn 1 Năm học 2017 - 2018: các bước thực hiện như sau.
 - Khảo sát thực tế thư viện trường tiểu học Lý Tự Trọng, Trường tiểu học 
Hoàng Văn Thụ, tham khảo lấy số liệu, cách thức thực hiện.
 - Kế hoạch xây dựng trong năm học 2017 - 2018 Bản thiết kế ý tưởng vẽ 
trang trí trong phòng đọc thư viện. (Vẽ 3 mặt bức tường còn 1 mặt bức tường để 
trống kê kệ sách )
 - Phối hợp với Đoàn thanh niên, Đội, Giáo viên Mỹ thuật cùng nhau thực 
hiện trang trí phòng đọc.
 - Mô hình thư viện thân thiện (Room To Read) được đưa vào hoạt động, 
phát động phong trào quyên góp và ủng hộ sách cho thư viện.
 - Phân loại dán nhãn màu cho sách.
 Bước 1. Khảo sát thực tế thư viện trường tiểu học Lý Tự Trọng, Trường 
tiểu học Hoàng Văn Thụ, tham khảo lấy số liệu, cách thức thực hiện.
 Tôi đã chủ động sắp xếp thời gian liên lạc với trường tiểu học Lý Tự Trọng 
để xin được tham khảo và học hỏi các khâu thực hiện, giá cả các loại như cách 
thức vẽ phòng đọc, giá vẽ tính bình quân, kích thước giá kệ, nơi mua thảm trải, 
giá kệ Chưa dừng lại tôi tiếp tục tham khảo tham quan mô hình thư viện của 
trường tiểu học Hoàng Văn Thụ để nắm bắt tình hình giá cả và cách thức thực 
hiện nào phù hợp với thực tế của trường mình để áp dụng.
 Qua thời gian tham khảo và nghiên cứu tôi cảm thấy rất áp lực về giá cả, 
 Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 7 Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội Châu
cây; bút vẽ, cọ nhỏ 2 bộ (dụng cụ + sơn = 3.500.000đ dự trù chưa tính phát sinh, 
chưa tính công làm)
 Bước 3. Thư viện phối hợp với Đoàn thanh niên, Đội, Giáo viên Mĩ thuật 
cùng nhau thực hiện trang trí phòng đọc.
 Có sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường, sự phối hợp nhiệt tình của 
đồng chí giáo viên Mỹ thuật, các đồng chí bên đoàn thanh niên chúng tôi đã 
thống nhất và bắt tay vào làm việc. 
 Thời gian bắt đầu làm từ ngày thứ 6 cuối tuần của tháng 11 Bản vẽ đã thống 
nhất ý tưởng của thư viện, vẽ chính là đồng chí Kiều giáo viên mỹ thuật, các đồng 
chí đoàn viên và thư viện vẽ phụ và tô màu các mảng vẽ dưới sự chỉ đạo của đồng 
chí giáo viên Mỹ thuật. Sau ba ngày ròng rã với sự nhiệt tình tham gia của 5 đồng 
chí làm không nghỉ trưa, không về nhà mua cơm hộp ăn tại phòng, ăn xong lại làm 
tiếp, tôi cảm thấy rất cảm động và biết ơn vì các đồng chí rất nhiệt tình và say xưa 
trong công việc vẽ xong bức này lại có thêm động lực để vẽ thêm bức khác, nhìn 
những bức vẽ ngộ nghĩnh dần dần xuất hiện và hoàn thành cả đội vẽ rất phấn khởi, 
nhìn không gian phòng đọc mới mở ra tận mắt chứng kiến chính bàn tay của những 
người thợ không chuyên vẽ lên những bản vẽ bắt mắt, gần gũi thân thiện với các 
em học sinh chúng tôi cảm thấy rất tự hào về những gì mà mình đã làm được cho 
nhà trường, cho các em học sinh. (5 người x 3 ngày = 15 công)
 Bước 4. Mô hình thư viện thân thiện (Room To Read) được đưa vào hoạt 
động, phát động phong trào quyên góp và ủng hộ sách cho thư viện.
 Sáng thứ hai đầu tuần, sau khi chào cờ, tổng phụ trách Đội thông báo 
khánh thành phòng đọc mới, quán triệt một số nội dung để các em vào phòng đọc 
phải bảo quản giữ gìn vệ sinh chung. Để dép ở ngoài, không được để tay lên các 
bức vẽ, không được bôi bẩn, tẩy xóa lên tường, quy định chỗ ngồi đọc sách, góc 
trò chơi, góc tra cứu, góc sáng tạo, khuyến khích các em sưu tầm tranh ảnh, các 
bài vẽ đẹp được điểm cao, bài thi chữ viết đẹp để trưng bày lên các góc quy định 
trong thư viện, hướng dẫn cho các em biết chỗ ngồi đọc sách và chỗ ngồi vẽ, tra 
cứu, trò chơi...
 Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 9 Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội Châu
lý, phù hợp với thực tế nguồn kinh phí của nhà trường thì mới thu được kết quả 
cao và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của tất cả các thành viên trong nhà trường. 
 Bởi vậy các giải pháp nêu trên có mối quan hệ mật thiết với nhau và hỗ trợ 
lẫn nhau (trong quá trình thực hiện). Nếu thiếu một trong các giải pháp thì không 
thể xây dựng được thành công “Thư viện thân thiện (Room To Read) tại trường 
tiểu học Phan Bội Châu”.
 d ) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 
 * Kết quả khảo nghiệm:
Cụ thể trước đây khi chưa trang trí phòng đọc theo mô hình thư viện thân thiện 
(Room To Read), thực sự các em chưa ý thức tự giác và tự nguyện đến thư viện, 
các em đến thư viện với tâm thế như bắt buộc.
 KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN
 BẠN ĐỌC ĐẾN THƯ NĂM HỌC NĂM HỌC
 VIỆN ĐỌC SÁCH 2016 - 2017 2017 - 2018
 Học sinh 75 - 80% 90 - 100%
 Giáo viên 90% 100%
 * Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
 Từ sau khi mô hình phòng đọc mới được đưa vào sử dụng các em rất thích 
đến thư viện thậm chí có em không phải lịch đọc của lớp mình các em cũng lén 
vào để được đọc sách, ngồi ngắm nhìn những khung cảnh như thật đang hiện hữu 
có bên mình và được trải nghiệm thế giới bên ngoài... Đến nay thư viện nhận 
được sự ủng hộ nhiệt tình của cán bộ giáo viên và học sinh. Số lượt bạn đọc tại 
chỗ là gần 90% học sinh toàn trường. So cùng kỳ năm trước tăng trung bình số 
lượng bạn đọc tăng lên đáng kể lượng sách được lưu thông thường xuyên, sách 
được quyên góp ủng hộ cũng tăng lên năm sau cao hơn năm trước.
 Phong trào đọc sách trong nhà trường được cải thiện rõ rệt.
 Các em đọc sách với niềm say mê, tự nguyện không cần giáo viên nhắc 
nhở như trước.
 Chất lượng giáo dục hai mặt của nhà trường ngày càng được nâng lên các 
em đi tham gia học sinh giỏi các cấp đạt kết quả cao tăng lên trông thấy so với 
 Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_mo_hinh_thu_vien_than_thien_r.doc