Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực

doc 20 trang skquanly 16/04/2025 720
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 I.1. Lý do chọn đề tài 
 Năm 2008 - 2009 ngành giáo dục phát động phong trào thi đua “ Xây 
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đây là bước tiến vượt bậc của 
ngành, tạo cho giáo viên làm việc trong bầu không khí tích cực. Phong trào này 
giúp cho việc giáo dục học sinh chủ động thân thiện hơn, tích cực hoạt động 
trong học tập, bước đầu rèn luyện kĩ năng sống cho các em như: Học để biết. 
Học để làm. Học để tự khẳng định mình. Học để cùng chung sống. Phong trào 
đã được bộ, sở, trường học, tổ chuyên môn triển khai sâu rộng. Toàn ngành đã 
ra sức thực hiện phong trào thi đua, đến nay đã thu được những thành tích đáng 
kể, đóng góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục học 
sinh, thi đua dạy tốt, học tốt, đào tạo nguồn nhân lực có đủ phẩm chất, năng lực 
phục vụ để xây dựng đất nước. Trường học hiện nay không những cung cấp cho 
học sinh những tri thức khoa học một cách có hệ thống, mà còn rèn cho các em 
những kĩ xảo, kĩ năng sống cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm 
chất tốt đẹp. 
 Năm học 2014-2015 ngành vẫn tiếp tục chỉ đạo các trường đẩy mạnh 
thực hiện phong trào này với những yêu cầu cao hơn, thiết thực hơn, phù hợp 
với tình hình thực tế của nhà trường. Để phong trào thi đua “Xây dựng được 
trường học thân thiện, học sinh tích cực” thực sự có bề rộng và chiều sâu, đem 
lại hiệu quả cao, thiết thực trong hoạt động dạy và học, giúp các em hứng thú, 
chủ động, sáng tạo, có các mối quan hệ thật sự thân thiện, tôi luôn băn khoăn, 
trăn trở với bao câu hỏi tự đặt ra cho bản thân: “ Làm thế nào để HS đi chuyên 
cần?”; “Làm thế nào để các em hứng thú học tập hơn?”; “ Làm sao các em 
có cảm giác, mỗi ngày đến trường là một niềm vui?” “ Làm sao giáo viên nói ít 
mà học sinh hiểu nhiều hơn ?” Là một giáo viên chủ nhiệm tôi thấy rằng muốn 
xây dựng được trường học thân thiện, học sinh tích cực thì phải bắt đầu từ việc 
xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Vì mỗi lớp học thân thiện, học 
sinh tích cực là một viên gạch nền móng vững chắc cho một ngôi trường thân 
thiện, học sinh tích cực hoàn thiện và nhanh nhất. Chính những lí do trên đã 
thúc đẩy tôi nghiên cứu, trải nghiệm đồng thời tích lũy những kinh nghiệm để 
thực hiện tốt phong trào “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Góp 
phần vào việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển một cách toàn diện đáp ứng thời kì 
mở cửa, hội nhập và phát triển của đất nước. 
 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 Thực tế cho thấy ngành giáo dục đã từng bước chuyển mình, có những 
thay đổi đáng kể để phù hợp với thời kì đổi mới. Nội dung, phương pháp, hình 
thức dạy học, cách đánh giá cũng được đổi mới, trường học ngày một khang 
trang nhưng chất lượng giảng dạy vẫn còn hạn chế. Vẫn còn học sinh đi học 
chưa chuyên cần, vẫn còn nhiều học sinh chưa chủ động, tích cực, tự giác học 
tập, không khí lớp học không phải lúc nào cũng thoải mái Vậy “Làm thế nào 
để các em hứng thú học tập hơn?” “ Làm sao để các em có cảm giác, mỗi ngày 
đến trường là một niềm vui?” “ Làm sao giáo viên nói ít mà học sinh hiểu nhiều 
hơn ?” “ Làm sao để các em lĩnh hội tri thức một cách nhẹ nhàng, chủ động? ” 
 1 đạo thực hiện phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” 
của các cấp, các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học, các tài liệu liên 
quan.
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
 - Dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp.
 - Dạy thực nghiệm, trải nghiệm thực tế.
 - Kiểm tra bằng nhiều hình thức khảo sát chất lượng bám sát vào 5 nội 
dung của phong trào từ đó đánh giá học sinh không chỉ về kiến thức mà cả các 
kĩ năng.
 - Đúc rút kinh nghiệm.
 II. NỘI DUNG
 II.1. Cơ sở lí luận
 Như mỗi chúng ta đã biết, một môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi học sinh 
phát triển nhân cách tốt. Các em thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày 
vui, từ đó thêm yêu trường, yêu lớp, gắn bó với “Ngôi nhà thứ hai” của mình. 
Trang trí lớp học thân thiện là một sự sáng tạo nhưng phải phù hợp với đặc 
điểm tâm lí của học sinh tiểu học. Giúp học sinh cảm nhận được cái đẹp và có ý 
thức giữ gìn trường lớp của mình sạch sẽ. Lớp học thân thiện phải là một lớp 
học không những trang trí đẹp mà phải có ý nghĩa và mang tính giáo dục cao. 
Ngoài những qui định về trang trí của ngành, giáo viên chủ nhiệm có thể sáng 
tạo thêm sao cho hài hòa, đẹp. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng là 
một việc làm hết sức quan trọng. Việc làm này phải thực hiện thường xuyên, 
liên tục nhưng lại không có một tiết học riêng biệt mà cần phải có sự linh hoạt 
trong việc tích hợp hài hòa của giáo viên trong các môn học, tiết học. Giáo dục 
các em những kĩ năng sống cơ bản như biết quan tâm, chia sẻ , động viên, thăm 
hỏi lẫn nhau...Hình thành cho các em luôn có thái độ thân thiện trong giao tiếp 
với mọi người. Đối với mỗi giáo viên, để thực hiện tốt nhiệm vụ trồng người, 
mỗi chúng ta cần tích cực học tập, rèn luyện, không ngừng phấn đấu vươn lên 
để có cả đức và tài, thực sự là tấm gương sáng cho các em noi theo. Vì ở lứa 
tuổi học sinh tiểu học khác với những lứa tuổi khác. Giáo viên tiểu học tạo nền 
móng cho các em vươn lên. Nền móng có vững thì sự phát triển của các em sau 
này sẽ vững chãi. Người thầy, cô ở tiểu học phải thực sự là người cha, người mẹ 
thứ hai của các em để các em không có cảm giác sợ sệt mà thay vào đó là sự 
kính trọng, thân thiện.
 Ở tiểu học phần lớn các em rất tò mò, hiếu động, thích tham gia các trò 
chơi tập thể. Chính vì vậy mà việc tổ chức cho các em tham gia vào các trò chơi 
tập thể là một việc làm hết sức cần thiết. Thông qua các hoạt động“ Học mà 
chơi – Chơi mà học” giúp các em dễ hòa đồng với bạn bè, góp phần nâng cao 
chất lượng giáo dục toàn diện. 
 Khi các lớp học đã học đã thực sự thân thiện, học sinh thực sự tích cực thì 
sẽ góp phần tạo nên một trường học thân thiên – học sinh tích cực. Mối thân 
 3 tích hợp chưa linh hoạt.
 - Để thực hiện được đề tài này đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi, chịu hy sinh 
thời gian của mình để học hỏi, đưa ra nhiều tình huống có thể xảy ra để có 
hướng giải quyết, phải nhiệt tình, hết lòng vì học sinh. Bước đầu thực hiện nên 
còn gặp nhiều bỡ ngỡ, chưa có tính linh hoạt.
 - Thời gian được tập huấn nội dung này còn ít, giáo viên chưa được tham 
quan mô hình thực hiện cụ thể mà chỉ mới chỉ thực hiện thông qua học lý thuyết 
hiểu sao thì làm vậy.
 - Học sinh chưa quen với cách học mới, một số em chưa đủ đồ dùng để 
tham gia học, chưa có ý thức học tập.
 - Một số cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học và còn thờ ơ đến 
việc trang bị đồ dùng học tập cho các em, đóng góp còn chậm. Một số cha mẹ 
còn coi nặng việc học kiến thức, xem nhẹ việc giáo dục các kĩ năng sống cho 
các em.
 b) Thành công, hạn chế
 * Thành công
 - Lớp học trang trí đẹp, hài hòa, học sinh thích đến lớp, yêu quí lớp, khơi 
dậy cho học sinh phải trăn trở mình phải đóng góp gì vào đây để lớp mình thêm 
đẹp từ đó các em tìm tòi và thể hiện tài năng của mình có thể là vẽ, viết, xé 
dán...
 - Học sinh thoải mái trao đổi, thắc mắc trong quá trình tiếp thu, lĩnh hội 
kiến thức mới. Nắm, ghi nhớ được chắc kiến thức ngay tại lớp.
 - Không khí lớp học tươi vui, tất cả học sinh đều phải làm việc, pháp 
huy được tính chủ động, tích cực của học sinh, các hoạt động của lớp có sự thay 
đổi rõ rệt. Các em biết quan tâm tới nhau hơn, tự giác giúp đỡ nhau trong học 
tập cũng như vui chơi. Lớp học trở thành một khối đoàn kết thống nhất, tích cực 
thi đua học tập và tham gia các phong trào mà các cấp phát động.
 - Giáo viên điều chỉnh được những suy nghĩ chưa đúng đắn, còn lệch lạc, 
mơ hồ ở học sinh. Tạo được mối quan hệ thân thiện trong giao tiếp với học sinh 
giúp khoảng cách giữa giáo viên và học sinh gần gũi hơn. Giảng dạy, giáo dục 
học sinh không chỉ là kiến thức của bài mà giáo dục toàn diện cho học sinh như 
các kỹ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử ...
 - Giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc thông qua các trò chơi dân 
gian, hiểu để từ đó giữ gìn và phát huy được giá trị văn hóa của dân tộc, địa 
phương.
 * Hạn chế
 Một số giáo viên chưa hiểu rõ về tầm quan trọng, tính giáo dục của việc 
trang trí, cứ thấy đẹp là dán lên nên việc trang trí chưa khoa học, lòe loẹt, phòng 
học tối vì trang trí nhiều hoa lá trên cửa sổ. Bước đầu thay đổi cách dạy học 
mới, phần đa giáo viên thấy ngại, để học sinh tự nêu câu hỏi, tự nêu kiến thức 
mà mình biết được sẽ làm thì mất thời gian vì vậy chọn lối dạy học cũ là làm 
 5 - Địa phương còn nhiều khó khăn, có nhiều học sinh thuộc hộ gia đình hộ 
nghèo và cận nghèo.
 - Một số cha mẹ các em đi làm xa nhà, để con ở trọ hoặc gửi cho họ hàng 
nên việc quan tâm đúng mức tới các em còn rất nhiều hạn chế.
 - Các em học sinh tiểu học còn nhỏ, còn ham chơi, chưa ý thức hết được 
tầm quan trọng của việc học tập, chưa tự giác học tập. Còn nhiều em đi học 
muộn, đi học chưa chuyên cần vì ngủ quên..., có em không có đủ sách vở và đồ 
dùng để học tập. Vì vậy trong giờ học các em không có đồ dùng để thực hành, 
để trải nghiệm nên ảnh hưởng lớn đến việc nắm bắt kiến thức cũng như các kỹ 
năng cần thiết của tiết học. 
 - Phần lớn ở lứa tuổi này các em đều có tính hiếu động, tò mò, muốn 
được giải thích thắc mắc hay một điều gì mà trong quá trình khám phá các em 
chưa hiểu. Thích bày tỏ để các bạn và cô giáo thấy được kết quả khám phá của 
mình dù đúng hay sai. Nếu không nắm được đặc điểm của lứa tuổi thì việc giáo 
dục gặp rất nhiều trở ngại.
 - Để đảm bảo các chỉ tiêu của trường, lớp, ngành đề ra, các áp lực công 
việc về thời lượng tiết dạy, mục tiêu bài học, kết hợp giáo dục lồng ghép, phân 
hóa đối tượng học sinh, hồ sơ giáo viên.Không ít giáo viên đôi khi quá nóng 
vội trong việc giáo dục học sinh để đảm bảo những chỉ tiêu và hoàn tất các công 
việc đó. Chính vì lí do trên, giáo viên dễ rơi vào tình trạng áp đặt, nhồi nhét 
kiến thức, răn đe, hình phạt, roi vọt, gò bó học sinh, chưa lắng nghe tâm tư 
nguyện vọng tình cảm của các em . Việc đánh giá sửa sai còn khắt khe, chưa 
dân chủ. Làm cho các em cảm thấy mệt mỏi, chán nản, sợ học, triệt tiêu sự ngây 
thơ, ham học hỏi, tính tích cực, sôi nổi của các em.
 - Một số giáo viên chưa thường xuyên tự bồi dưỡng thêm những kiến 
thức và kĩ năng sư phạm cũng như các kiến thức tâm sinh lí trẻ thường xuyên 
nên đôi khi thấy lúng túng trong các tình huống sư phạm. Giáo viên không 
chuẩn bị đồ dùng dạy học cho một tiết dạy, dạy chay, dạy một chiều tiết học 
không sinh động. Sự định hướng đúng đắn của giáo viên có vai trò rất quan 
trọng trong mọi hoạt động. Nếu ta chủ quan, lơ là thì kết quả không những 
không có tính giáo dục mà còn làm mất đi sự hứng thú tham gia của học sinh và 
cha mẹ các em. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém, chán học, 
bỏ học, thụ động, nhút nhát, mất tự tin, chưa thực sự yêu trường, mến lớp của 
học sinh.
 e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra. 
 - Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện về sơ sở vật chất, trang thiết bị cho 
việc
 dạy và học. Thường xuyên động viên khuyến khích giáo viên đổi mới 
phương pháp, tăng cường làm đồ dùng phục vụ giảng dạy, nâng cao mối quan 
hệ thân thiện giữa thầy và trò, cha mẹ học sinh với giáo viên. Thông qua việc dự 
giờ góp ý cho giáo viên đổi mới cách dạy, cách trang trí lớp nhằm cuốn hút, tạo 
hứng thú cho các em trong học tập. Tổ chức các chuyên đề để giáo viên được 
trao đổi, học tập lẫn nhau. Tổ chức thi làm đồ dùng dạy học. Hàng tháng có 
 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_lop_hoc_than_thien_hoc_sinh_t.doc