Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng đạo đức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên theo đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng đạo đức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên theo đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng đạo đức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên theo đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Sự nghiệp giáo dục ở nước ta được Đảng và Nhà nước xác định là: “Quốc sách hàng đầu”. Trong Luật giáo dục năm 2005 đã nêu: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Thấm nhuần và quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và vai trò người thầy giáo: “Không có thầy thì không có giáo dục không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế - văn hóa”; trong những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động các cuộc vận động, điển hình là cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” với mục đích tạo sự mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo và trong cán bộ quản lý giáo dục về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên tự nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sáng tạo trong các hoạt động giáo dục. Việt Nam đã và đang hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những các sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, làm sói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu. Trong nhà trường phổ thông nói chung và Trường THCS nói riêng, một số cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo quan tâm đến việc dạy tri thức khoa học, ít chú trọng đến việc dạy người. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, để góp phần vào công tác giáo dục đạo đức cán bộ, giáo viên, nhân viên trong giai đoạn hiện nay và qua thực tiễn công tác quản lý ở trường THCS, tôi nhận thấy công tác xây dựng đạo đức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người cán bộ quản lý nhà trường. Vì vậy tôi chọn đề tài “Xây dựng đạo đức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên theo đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, Người đã để lại một di sản tư tưởng rất quý giá.Trong kho tàng quý báu đó, có một vấn đề mà Người hết sức quan tâm, đó là “vai trò và phẩm chất đạo đức của người Thầy giáo Nhân dân trong sự nghiệp giáo dục”. 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự nghiệp giáo dục: Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế-văn hóa”. Để xứng đáng với danh hiệu “Người kỹ sư tâm hồn”, “người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa”, mỗi người thầy giáo phải không ngừng học tập trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức cách mạng của nhà giáo, thực sự vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Người thầy giáo cũng phải nắm được những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin để xây dựng nền giáo dục Việt Nam theo phương châm “khoa học - dân tộc - đại chúng” Để nâng cao chất lượng dạy và học, quán triệt quan điểm của Mác - Lênin “bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”, Hồ Chí Minh cho rằng: “Người huấn luyện phải học tập mãi thì mới làm tốt được công việc của mình. Người huấn luyện nào tự cho mình là biết đủ cả rỗi thì người đó là dốt nhất”. Về mục tiêu giáo dục, người căn dặn: Trách nhiệm của người thầy “không phải là gõ đầu trẻ để kiếm cơm” mà phải chăm lo, dạy dỗ, đào tạo các em thành người công dân tốt, người lao động tốt, người cán bộ tốt, người chiến sĩ tốt, trung với nước, hiếu với dân, có lòng yêu nước nồng nàn, có đạo đức trong sáng, “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Có tri thức và sức khỏe để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh. Về nội dung giáo dục, Người chỉ rõ: phải chú trọng giáo dục đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, kỹ thuật, lao động sản xuất. Người nhấn mạnh: “Tăng cường hơn nữa việc giáo dục lao động trong nhà trường là một khâu chủ yếu trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục xã hội chủ nghĩa, nhằm trang bị cho thế hệ trẻ có những kiến thức khoa học, lại có những kiến thức cơ bản về sản xuất xuất công nghiệp-nông nghiệp, những thói quen lao động, sẵn sàng bước vào xây dựng xã hội chủ nghĩa” trong giảng dạy và nghiên cứu; đồng thời sẽ tạo ra môi trường thi đua lành mạnh, phát huy được khả năng của cá nhân và sức mạnh của cộng đồng, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Đây là phẩm chất đạo đức quan trọng của người thầy.“Biên độ” đoàn kết của người thầy trong tư tưởng Hồ Chí Minh là bao gồm tất cả các mỗi quan hệ xã hội của người thầy. Về quan hệ Thầy - Trò, Hồ Chí Minh lưu ý phải có quan hệ dân chủ, đúng đắn: ‘Trong trường cần có dân chủ, đối với mọi vấn đề thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có vấn đề gì đều thật thà phát biểu, điều gì chưa thông suốt thì hỏi, bàn cho thông suốt, dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò, chứ không phải “cá đối bằng đầu”. Trong quan hệ thầy trò phải có tính hai chiều, phải tạo được tính dân chủ trong học tập nhưng không phải dân chủ quá trớn. Người nhắc lại câu “giáo bất nhiêm, sư chi tọa”, tức là dạy không nghiêm túc, không đến nơi đến chốn là do thầy lười nhát. Trong gia đình, người cán bộ, giáo viên có nhiều mối quan hệ khác nhau, vừa là con, là cháu, là chồng (vợ), là bố (mẹ), là anh (chị), là em Ở từng vị trí của mình phải thật sự gương mẫu từ lời nói đến việc làm, có trách nhiệm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc; làm cho gia đình mình thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người.Gương mẫu thực hiện Luật hôn nhân và gia đình, gương mẫu giáo dục con cái, chăm sóc bố mẹ già.Gương mẫu đi đầu cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt cho gia đình. Cần cù lao động, tiết kiệm trong chi tiêu, nuôi con khỏe, dạy con ngoan để xã hội có những công dân tốt Ở tổ chức, cơ quan cán bộ, giáo viên phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Gương mẫu nói và làm theo nghị quyết của Đảng, phục tùng tuyệt đối sự phân công, điều động của tổ chức Đảng, của thủ trưởng cơ quan. Gương mẫu trong học tập, rèn luyện nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, thực hành phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, gương mẫu thực hành tự phê bình và phê bình. Ngoài xã hội và sinh hoạt cộng động, người cán bộ, giáo viên phải tự giác, gương mẫu chấp hành pháp luật, vệ sinh công cộng, trật tự xã hội. Có ý thức trách nhiệm công dân, lịch sự, giản dị trong ăn mặc, ứng xử có văn hóa nơi công cộng Không chỉ gương mẫu nói và làm những điều tốt mà người giáo viên cần gương mẫu chống lại tất cả những thói hư, tật xấu, những tiêu cực trong gia đình, trong cơ quan và ngoài xã hội. 3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chuyên môn và phương pháp giảng dạy của người thầy giáo: Có phẩm chất đạo đức chuẩn mực của người giáo viên “cần - kiệm - liêm - chính”, là những người coi trọng danh dự, lương tâm, giữ gìn khí tiết; xác lập vị trí của mình trong xã hội bằng tài năng và đức độ, bằng học vấn và cống hiến. Có trách nhiệm đối với việc giáo dục đạo đức, nhân cách của người học trò. Luôn có ý thức xây dựng “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. - Về chuyên môn nghiệp vụ Đa số đội ngũ giáo viên, nhân viên được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ chuẩn hóa và trên chuẩn, được tuyển dụng đúng năng lực, sở trường công tác. Nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy, công tác. Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, quản lý. Từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh theo đường lối, chủ trương giáo dục của Đảng. Có tinh thần đoàn kết, thường xuyên học hỏi và trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy, công tác. Tham gia các hoạt động giáo dục: phụ đạo học sinh yếu - kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ. Hưởng ứng các phong trào thi đua: “Dạy tốt - học tốt”; phong trào “xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”; phong trào “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phong trào “Hai không” trong ngành giáo dục. - Về các mối quan hệ xã hội: Trong gia đình: Đa số cán bộ, giáo viên ở từng vị trí của mình đều gương mẫu từ lời nói đến việc làm, có trách nhiệm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc; làm cho gia đình mình thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người. Gương mẫu thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình, gương mẫu giáo dục con cái, chăm sóc bố mẹ già.Gương mẫu đi đầu cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt cho gia đình. Cần cù lao động, tiết kiệm trong chi tiêu, nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Một số số giáo viên cao tuổi chưa kịp đổi mới phương pháp giảng dạy còn nặng về phương pháp giảng dạy truyền thống. 2.2. Nguyên nhân: Lãnh đạo nhà trường xem công tác giáo đạo đức là một khâu trung tâm trong quá trình quản lý nhà trường, cán bộ, giáo viên, nhân viên có đạo đức tốt mới phát huy tài năng, nâng cao hiệu suất và chất lượng công tác. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên, nhân viên chưa coi trọng việc rèn luyện đạo đức, bởi những nguyên nhân sau: Hiện nay chương trình, nội dung sách giáo khoa còn nặng nề, nhiều lý thuyết, ít thực tế và ít thực hành. Cơ sở vật chất của trường như lớp học, phòng chức năng, các trang thiết bị phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế, bất cập, không đồng bộ, chưa đáp ứng kịp nhu cầu giáo dục và đào tạo. Nhiều chương trình bồi dưỡng thường xuyên còn mang nặng tính hình thức, chưa đi sâu vào thực tiễn. Đôi lúc việc dân chủ bị lạm dụng, một số cá nhân chưa có ý thức tự giác khi nhận nhiệm vụ, còn bao biện trốn tránh trách nhiệm. Một bộ phận không nhỏphụ huynh học sinh hầu như ít quan tâm tới con em của họ, họ chỉ nghĩ rằng lo làm ăn, lo kinh tế gia đình mà thiếu quan tâm đến vấn đề tinh thần của học sinh. Trong khi văn hóa phẩm không lành mạnh lại tràn lan khắp nơi. Học sinh vào trường không còn tinh thần “tôn sư trọng đạo” của ngày nào nữa. Ngày nay, học sinh có thể tìm thấy thông tin rất nhanh, bắt chước theo phim ảnh rất nhiều, khi đến trường lại có thái độ không đúng mực của một người học. Một người giáo viên chắc chắn không muốn học trò của mình như thế, nhưng suy nghĩ này lại ăn quá sâu vào tâm trí của học sinh nên không thể một sớm một chiều giáo dục từ một hướng mang lại hiệu quả. Một số giáo viên vì thế nên không quan tâm đến giáo dục học sinh, thiếu lòng yêu nghề mến trẻ. Bên cạnh đó, một số vấn đề xuất phát từ nhận thức chưa đúng của giáo viên, không ít giáo viên chuyên môn còn hạn chế, việc rèn luyện đạo đức chưa cao. Kết quả cụ thể đánh giá xếp loại chức viên chức cuối năm 2015 xếp loại như sau : Hoàn thành Hoàn Không hoàn Tổng số cán bộ Hoàn thành tốt xuất sắc nhiệm thành nhiệm thành nhiệm giáo viên nhiệm vụ vụ vụ vụ 42 17 24 1 0
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_dao_duc_cho_can_bo_giao_vien.docx